Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 11/06/2020

Cách trị thâm bằng tỏi có tốt không? Chia sẻ 4 cách trị thâm mụn bằng tỏi

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bạn đang muốn trị thâm mụn bằng tỏi nhưng vẫn còn băn khoăn không biết cách trị thâm bằng tỏi có tốt không? Sử dụng tỏi như thế nào để đạt hiệu quả trị thâm mụn cao nhất? Cần lưu ý những gì khi dùng tỏi trị thâm mụn? Bài viết dưới này của Yoosun rau má sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp trị thâm mụn bằng tỏi.

I – Trị thâm mụn bằng tỏi có tốt không?

Trong tỏi có có 3 hoạt chất chính Allicin, Ajoene và Liallyl sulfide. Trong đó, allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Tỏi có trị thâm mụn không? Ngoài trị mụn, tỏi còn có công dụng trị thâm mụn hiệu quả. Bởi trong tỏi có chứa chất kích thích tăng cường bài tiết hormone, thúc đẩy quá trình tái tạo da,

Vì vậy với những vùng da bị thâm mụn hoặc sạm đen do trầy xước, tỏi đều có thể giúp làm mờ và tái tạo da mới trắng sáng, mịn màng hơn.

Cách trị thâm bằng tỏi có tốt khôngTrị thâm bằng tỏi có tốt không? Tỏi hỗ trợ trị mụn và thâm mụn hiệu quả

II – Giới thiệu 4 cách trị thâm mụn bằng tỏi tại nhà

Như vậy các bạn đã biết cách trị thâm bằng tỏi có tốt không? Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi khám phá các cách trị thâm mụn bằng tỏi tại nhà hiệu quả và an toàn được nhiều người sử dụng:

1. Mẹo trị thâm bằng tỏi tươi

Đây là cách trị thâm mụn tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để xóa bay những vết thâm mụn đáng ghét.

– Nguyên liệu cần có: 5 nhánh tỏi tươi.

– Cách thực hiện: Tỏi tươi bóc bỏ vỏ, rửa sạch sau đó giã thật nhuyễn. Chắt lấy nước cốt rồi pha loãng với nước sạch.

– Cách sử dụng: Dùng tăm bông chấm nước cốt tỏi rồi thoa đều lên vùng da bị thâm mụn. Để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.

– Tần suất: Nên áp dụng cách trị thâm mụn bằng tỏi tươi 3 lần/tuần.

Cách trị thâm mụn bằng tỏi tươiTrị thâm mụn bằng tỏi tươi

2. Mẹo trị thâm mụn bằng tỏi và mật ong

– Nguyên liệu cần có: 3 củ tỏi, mật ong nguyên chất, hũ thủy tinh.

– Cách thực hiện: Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch rồi cho vào hũ. Đổ mật ong nguyên chất vào sao cho ngập hết tỏi. Ngâm khoảng 2 tháng là bạn có thể mang ra sử dụng.

– Cách sử dụng: Thoa hỗn hợp mật ong tỏi lên vùng da bị thâm mụn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút, sau đó để thêm 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát.

– Tần suất: Áp dụng cách trị thâm bằng tỏi ngâm mật ong 3-4 lần/tuần để  có hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn trị thâm mụn bằng tỏi và mật ongTỏi ngâm mật ong loại bỏ thâm mụn hữu hiệu

( Xem thêm cách trị thâm mụn bằng mật ong TẠI ĐÂY)

3. Cách trị thâm mụn bằng tỏi và nước cốt chanh

– Nguyên liệu cần có: 3 nhánh tỏi tươi, 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh.

– Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi giã thật nhuyễn. Thêm nước cốt chanh vào trộn đều để thu được hỗn hợp đồng nhất. 

– Cách sử dụng: Rửa sạch mặt, thoa hỗn hợp lên vùng da bị thâm mụn. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch mặt với nước mát.

– Tần suất: Với cách dùng tỏi trị thâm mụn và nước cốt chanh, bạn chỉ nên áp dụng 1-2 lần/tuần.

Lưu ý: Người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng cách trị thâm mụn bằng tỏi và chanh vì 2 nguyên liệu này có tác dụng tẩy khá mạnh.

Tỏi có trị thâm mụn khôngTrị thâm mụn bằng tỏi và nước cốt chanh

4. Dùng tỏi trị thâm mụn và giấm gạo

– Nguyên liệu cần có: 3 nhánh tỏi tươi, 1/2 thìa cà phê giấm gạo.

– Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ rồi đem xay nhuyễn. Cho giấm gạo vào trộn đều để thu được hỗn hợp sền sệt.

– Cách sử dụng: Đắp hỗn hợp lên các vùng da bị thâm mụn và rửa sạch lại bằng nước mát sau 15 phút.

– Tần suất: Áp dụng 2-3 lần/tuần, các vết thâm mụn sẽ mờ đi rõ rệt.

Cách dùng tỏi trị thâm mụnTỏi kết hợp giấm gạo đánh bay thâm mụn nhanh chóng

III – Lưu ý khi dùng tỏi trị thâm mụn

Khi trị thâm mụn bằng tỏi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không pha nước cốt tỏi nguyên chất lên da, cần pha loãng với nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm giảm tính tẩy mạnh của tỏi.

– Thử tỏi lên vùng da ở cổ tay trước khi đắp lên mặt để chắc chắn bạn không bị kích ứng khi đắp mặt nạ tỏi.

– Nên thoa 1 lớp kem mỡ hoặc mỡ lợn lên vùng da bị thâm mụn trước khi đắp mặt nạ tỏi để tránh làm bỏng da.

– Chỉ nên dùng tỏi trị thâm mụn tối đa 3 lần/tuần. Ngừng sử dụng ngay khi da có dấu hiệu ngứa và đỏ.

– Nên sử dụng tỏi ngay khi chế biến xong. Vì càng để lầu thì hoạt chất allicin càng giảm. Theo thống kê, hoạt chất allicin trong củ tỏi giảm xuống còn 63% sau 1 phút, nhưng sau 30 phút, tiếp xúc với không khí chỉ là 39%.

–  Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trong quá trình trị thâm bằng tỏi, bằng cách thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang…

!Có thể bạn chưa biết:

Yoosun rau má là một trong những sản phẩm kem ngừa thâm mụn được nhiều người tin chọn nhất hiện nay. Kem rau má Yoosun có thành phần là từ thiên nhiên, đặc biệt là dịch chiết rau má.

Các nghiên cứu khoa học khẳng định, trong dịch của rau má có chứa các thành phần Asiaticosid, asiatic acid và madecassic acid có tác dụng kích thích lên da non, làm lành các vết thương tránh để lại sẹo và thâm mụn.

Ngoài ra, vitamin E trong kem rau má Yoosun có tác dụng bảo vệ da, giữ ẩm, kháng viêm, ngăn ngừa lão hóa da do tác động của các tia UV và oxy hóa.

Hoạt chất D-panthenol giúp làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy đồng thời làm trơn và giúp da mềm mịn. Còn hoạt chất Chlorhexidine bảo vệ da khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển hiệu quả.

Cách trị thâm bằng tỏiKem Yoosun rau má ngừa thâm mụn rất tốt

Kem rau má Yoosun đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành nên bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Hy vọng với những cách trị thâm mụn bằng tỏi chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn sẽ nhanh chóng lấy lại làn da trắng sáng mịn màng, không còn vết thâm mụn xấu xí!

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục