Dị ứng nước biển: Biểu hiện và cách trị dị ứng với nước biển
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Một vài người sau khi đi tắm biển về thường bị ngứa một cách dữ dội. Điều này là do họ bị dị ứng nước biển. Vậy khi gặp tình trạng này, chúng ta nên xử lý như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
I – Nguyên nhân dị ứng với nước biển
Người lớn và trẻ bị dị ứng nước biển có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Ấu trùng giun tròn trong nước
Ban ngứa sau khi đi tắm biển có thể do ấu trùng giun tròn tồn tại trong nước.
Khi da chúng ta tiếp xúc với loại ấu trùng này sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu…
- Ấu trùng sứa
Ấu trùng sứa thường tiết ra chất độc gây viêm da, ngứa da, rộp da… Nếu bị dị ứng do ấu trùng sứa, bạn không nên gãi khiến da thêm tổn thương.
- Rong biển
Khi bơi lội, rong biển cũng có thể dính vào da. Ở dưới biển, rong tươi không gây hại cho da. Tuy vậy, khi lên bờ, rong biển sẽ khô lại và phóng thích chất độc gây viêm da.
Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng nước biển.
- Ấu trùng của các loài sinh vật biển
Một số loài sinh vật biển có thể mang trên mình các loại ấu trùng. Khi da tiếp xúc với các loại sinh vật này trong quá trình bơi lội, sẽ bị mẩn ngứa, phát ban…
- Nước biển ô nhiễm
Một số bãi tắm biển hiện nay đang bị ô nhiễm bởi rác thải, chất hóa học, xăng dầu… Điều này cũng dễ khiến da bị dị ứng với nước biển.
II – Biểu hiện khi bị dị ứng nước biển
Biểu hiện thường gặp nhất của dị ứng nước biển là:
– Mẩn ngứa ngoài da.
– Phát ban
– Viêm da, sưng da.
Ngoài ra, người bị dị ứng nước biển cũng có thể bị sưng mắt, môi, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí là choáng váng…
Biểu hiện dị ứng nước biển.
III – Cách trị dị ứng nước biển
Khi bị dị ứng nước biển nhẹ, chỉ xuất hiện biểu hiện ngoài da, bạn có thể tham khảo các cách chữa dị ứng nước biển sau đây:
1. Chanh tươi
Bạn pha nước chanh và muối sạch với nước ấm để tắm rửa sạch vùng da đang bị ngứa sau khi tắm biển. Sau đó, chườm nóng bằng lá khế, lá ngải cứu… lên vùng da bị dị ứng.
Nếu tình trạng dị ứng trên da không giảm, bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám.
2. Khử trùng bằng cồn isopropyl
Nếu bạn bị ngứa do rong biển, bạn nhớ khử trùng da bằng cồn isopropyl. Sau đó mới dùng khăn ướt để đắp hoặc dùng kem trị ngứa để bôi.
3. Xử lý ngứa do ký sinh trùng
Khi bị ngứa da do ký sinh trùng, bạn có thể dùng dung dịch cortisone, thuốc hydroxyzine… Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm bằng bột yến mạch, muối nở để giảm tình trạng khó chịu trên da.
4. Kem bôi Yoosun Rau má
Yoosun Rau má cũng giúp làm dịu tình trạng mẩn ngứa nhẹ sau khi tắm biển.
Bạn rửa sạch vùng da cần tác động, lau khô rồi thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên đó. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
Kem bôi da Yoosun Rau má.
(>> Xem thêm: Bị dị ứng nước hồ bơi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị )
IV – Cách phòng dị ứng nước biển
Để phòng dị ứng nước biển, bạn nên thực hiện như sau:
– Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, bạn nên hạn chế tắm biển.
– Nên chọn các vùng biển sạch, không ô nhiễm để tắm.
– Luôn mang theo các loại kem bôi mẩn ngứa khi đi tắm biển đề phòng khi dùng tới.
– Không bơi quá xa để hạn chế tiếp xúc với sứa, rong biển…
Qua đây, chúng ta đã biết cách xử lý khi bị dị ứng nước biển. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc da, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!