Các bước dùng lá vông tắm cho bé giúp làm sạch da, loại bỏ lông tơ
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Lá vông còn có nhiều tên gọi quen thuộc khác như thích đồng bì, hải đồng bì, vông nem… Đặc biệt, loại cây này rất phổ biến ở nước ta. Trong dân gian thường truyền tai nhau cách dùng lá vông tắm cho bé để loại bỏ các lớp lông tơ khi mới sinh ra. Vậy, phương pháp này có phù hợp không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
I – Công dụng của lá vông với làn da bé
Sử dụng lá vông tắm cho bé mang lại hai công dụng chính, đó là:
– Thứ nhất, loại bỏ lớp lông tơ và lông măng trên người trẻ sơ sinh. Thực tế, sau khi sinh ra, hầu hết trên người trẻ đều có lớp lông măng và lông tơ.
Mặc dù lớp lông này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ngứa ngáy. Bên cạnh đó, tâm lý các mẹ vẫn mong chúng nhanh hết. Vì thế họ thường tắm lá vông cho trẻ.
Tắm lá vông cho bé có tốt không?
– Thứ 2, hỗ trợ làm mát và làm sạch da cho bé.
Sở dĩ, lá vông có 2 tác dụng kể trên là bởi lá vông chứa saponin và nhiều thành phần kháng khuẩn. Từ đó, lá vông loại bỏ nhanh bã nhờn trên da bé.
( >> Xem thêm: Trẻ tắm mướp đắng có tác dụng gì? 3 Cách tắm mướp đắng cho bé )
II – Các bước tắm lá vông gai cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Chuẩn bị nước lá vông tắm cho trẻ sơ sinh
Đầu tiên, mẹ chuẩn bị 2 lít nước sạch và 1 năm lá vông. Lưu ý, mẹ nên chọn lá vông không quá non hoặc không quá già, không sâu bệnh, loại bỏ hết lá úa.
Để làm sạch lá vông, ngoài rửa với nước, mẹ nên ngâm lá vông với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
Khi thu được lá vông sạch, mẹ đun nước lá vông tắm cho bé như sau:
– Bạn vò nát lá vông rồi cho vào ấm đun cùng 2 lít nước. Khi nước lá vông sôi, bạn vặn nhỏ lửa lại. Chờ thêm khoảng 10 phút để lá vông thấm hết chất ra nước.
– Chờ cho nước lá vông nguôi xuống khoảng 35 – 37 độ C, bạn chắt nước lá vông ra chậu dùng cho bé tắm.
Bước 2: Cách dùng lá vông tắm cho bé
– Mẹ cho bé nằm lên một mặt phẳng, sau đó cởi hết tã giấy, quần áo cho bé.
– Sau đó, mẹ bế bé ra thau tắm.
– Mẹ ngồi xuống ngang tầm chậu, đặt bé lên trên đùi mình. Tay không thuận mẹ dùng để đỡ gáy và cổ bé. Tay thuận mẹ dùng để lau khăn xô ướt lên đầu để gội đầu cho con.
Sử dụng lá vông gai tắm cho bé
– Sau khi gội đầu, mẹ dùng khăn thấm nước lá vông lau mặt cho bé.
– Lau mặt và gội đầu cho bé xong, mẹ đặt bé vào thau nước lá vông, tắm cho bé.
– Cuối cùng, mẹ tắm tráng lại cho bé bằng nước lọc ở nhiệt độ 35 – 38 độ C.
– Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn bông cỡ lớn thâm khô người cho bé, rồi mặc quần áo cho bé.
( >> Xem thêm các bước tắm cho bé bằng sữa mẹ TẠI ĐÂY )
III – Một số lưu ý khi dùng lá vông tắm cho bé
Để việc tắm lá vông đạt hiệu quả như mong đợi, mẹ nên lưu ý:
– Để tắm cho con, mẹ cần rửa sạch tay hoặc sát khuẩn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
– Thử nước cẩn thận cho bé, đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh.
– Phòng tắm nên là phòng kín gió kẻo bé bị cảm lạnh.
– Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh không nên kéo dài quá 5 phút vì da bé còn yếu. Đồng thời, không chà xát mạnh trên da bé.
Nên chọn lá vông không già, không non, không sâu bệnh để tắm cho bé.
– Thời điểm tắm lá vông phù hợp là sau khi trẻ đã rụng rốn.
– Mỗi tuần, mẹ chỉ cần lắm lá vông cho bé khoảng 2 – 3 lần, không nên tắm quá nhiều.
– Khi nấu nước lá vông tắm cho bé, không nên nấu quá đặc, chỉ sử dụng một lượng lá vông vừa đủ.
– Nếu tắm cho bé 1 thời gian, bé không rụng hết lông măng hoặc có hiện tượng nổi mụn, mẹ cần dừng áp dụng phương pháp này. Đồng thời, mẹ nên đưa bé tới các chuyên gia da liễu để thăm khám.
Như vậy, chúng ta đã biết tắm lá vông cho bé mang lại lợi ích gì. Nếu mẹ còn băn khoăn về cách tắm lá vông cho bé hoặc các vấn đề về da khác, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!