Nổi mụn ở mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị mụn trên mũi
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mũi là nơi tập trung nhiều lỗ chân lông, có lượng bã nhờn tiết ra nhiều nên dễ xuất hiện mụn đầu đen, mụn cám, mụn bọc. Để ngăn ngừa và khắc phục mụn ở mũi hiệu quả, cần nắm rõ nguyên nhân và đặc điểm da vùng mũi. Vậy nguyên nhân mọc mụn ở mũi là do đâu? Cách trị mụn trên mũi như thế nào là tốt nhất?
I – Nổi mụn ở mũi là bệnh gì?
Khi xuất hiện mụn, nhiều người lo lắng không biết mọc mụn ở mũi là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, khi xuất hiện mụn đầu đen hoặc mụn cám nổi mụn ở mũi và cằm, điều này khá bình thường bởi đây là vùng da có lượng bã nhờn tiết ra nhiều.
Tuy nhiên khi ở mũi xuất hiện mụn bọc, mụn nang thì cần phải lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp cao. Đó cũng là giải đáp cho câu hỏi mụn mọc ở mũi là bệnh gì? mụn ở mũi là bị sao?
Hình ảnh mụn mọc ở mũi và cằm
Nếu mụn mọc ở dọc sống mũi, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Nếu vị trí mụn ở hai bên của sống mũi thì buồng trứng và cổ tử cung đang gặp trục trặc.
Đó là tất cả những giả thuyết cho thắc mắc bị mụn ở mũi là bệnh gì?
II – Tại sao mụn mọc ở mũi? Nguyên nhân bị mụn ở mũi
- Đối với mụn không viêm
Mụn trên mũi là mụn gì? Mụn ở mũi thường thấy là mụn đầu đen và mụn cám. Đây là dạng mụn không viêm. Nguyên nhân mụn mọc ở mũi này thường do hoạt động của tuyến bã nhờn ở mũi. Tuy nhiên, nếu không biết cách trị mụn ẩn ở mũi, mụn sẽ phát triển sang dạng viêm, sưng và đau.
- Đối với mụn viêm mụn ở mũi là mụn gì?
Mụn viêm ở mũi thường thấy là mụn bọc, mụn nang mọc ở cánh mũi, trên dọc sống mũi, dưới mũi, trong mũi. Mụn viêm ở mũi gây đau và sưng to khi khỏi để lại sẹo thâm nặng.
Mụn trên mũi đau, sưng to
Nguyên nhân mọc mụn ở mũi thường do các yếu tố sau:
– Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi bước sang giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hay mang thai cũng là những lý giải tại sao mụn mọc ở mũi.
– Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, viêm nang lông từ đó hình thành mụn ở mũi nhiều.
– Sự thay đổi của môi trường như thời tiết, khói bụi, nấm mốc làm da bị kích ứng gây nên mụn
– Tâm lý căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ cũng là một câu trả lời cho thắc mắc mụn mọc ở mũi là bị gì.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, uống rượu bia… cũng là lý do trẻ mọc mụn ở mũi.
Mụn ở mũi nguyên nhân còn do dùng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng. Cùng với cách chăm sóc da không đúng cách khiến nhiều người hay mọc mụn ở mũi.
Hiểu rõ được nguyên nhân mụn ở mũi là bị gì, mụn ở mũi bị bệnh gì bạn sẽ tìm được cách ngăn ngừa tình trạng mọc mụn trên mũi hiệu quả, an toàn và phù hợp với làn da của mình nhất.
III – Có nên nặn mụn ở mũi không?
Khi bị mọc mụn ở mũi, chúng ta thường có thói quen sờ tay lên mặt, nặn mụn.
Với mụn mọc ở mũi đau, không nên nặn khi chúng chưa hoàn toàn se cồi và đẩy lên bề mặt. Nếu nặn mụn ở mũi và má trong khi nhân mụn đang chìm ở dưới da thì có thể sẽ gây ra sẹo thâm và sẹo rỗ cho da, gây viêm nhiễm.
Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc nặn mụn ở mũi có sao không?
Bên cạnh đó, việc nặn mụn mọc trên mũi bằng tay cũng được cảnh báo là mang lại nhiều nguy hại vì tay thường có nhiều vi khuẩn, có thể lây lan sang da mặt, khiến cho tình trạng mụn viêm nặng hơn, thậm chí nặn mụn ở mũi bị sưng.
Sờ tay, nặn mụn là thói quen không tốt
Khi muốn nặn mụn ở mũi và trán, bạn cần biết cách nặn mụn trên mũi, xác định đúng thời điểm và có dụng cụ nặn mụn phù hợp, đảm bảo.
Trường hợp không được nặn mụn như:
– Mụn trứng cá gồm nhiều ổ viêm, mụn ở mũi có mùi hôi.
– Mụn trứng cá ác tính: Khi xuất hiện, chúng đi kèm với các triệu chứng viêm, sốt nhẹ. Mụn có kích thước lớn và có cảm giác đau nhức.
Câu trả lời cho thắc mắc có nên nặn mụn ở mũi không là KHÔNG NÊN.
Còn với câu hỏi có nên lột mụn ở mũi không thì theo các chuyên gia, việc lột mụn chỉ loại bỏ bề mặt mụn đầu đen, không giải quyết được sâu bên trong, lột mụn nhiều còn dễ gây khô rát da.
IV – Bị mụn ở mũi phải làm sao? Cách trị mụn ở mũi
1. Cách trị mụn ở mũi bằng kem đánh răng
Kem đánh răng chứa thành phần giúp chống lại sự viêm nhiễm trên da, hỗ trợ quá trình làm lành những tổn thương do mụn mà không để lại tác dụng phụ cho da.
Trị mụn trên mũi bằng kem đánh răng rất tiện lợi
( → Xem thêm: Nên trị mụn bằng kem đánh răng loại nào?)
Hơn nữa, thành phần baking soda có trong kem đánh răng còn làm ức chế sự tiết chất bã nhờn. Cũng như giúp làm giảm lượng dầu thừa trên da. Và giúp ngăn chặn quá trình sản sinh, phát triển mụn, trị mụn mọc ở mũi.
Cách dùng kem đánh răng trị mụn ở mũi tại nhà như sau:
– Rửa mặt sạch, thấm khô da
– Thoa kem đánh răng lên vùng da bị lên mụn ở mũi, có thể dùng bàn chải chà nhẹ đối với mụn đầu đen.
– Để lớp kem trị mụn ở mũi này khô lại một cách tự nhiên.
– Dùng tay nhẹ nhàng chà xát lên các vùng da mụn đầu đen sẽ được kéo ra khỏi lỗ chân lông cùng với kem đánh răng.
Có thể để kem đánh răng qua đêm hoặc rửa mặt sạch với nước sau khi thoa kem khoảng 20 phút để chữa mụn ở mũi.
Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần đến khi hết mụn ở mũi. Đây được xem là cách trị mụn ở mũi nhanh nhất, đơn giản nhất.
2. Cách trị mụn ở mũi và cằm bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc. Ngoài tính kháng khuẩn, mật ong còn giúp trị mụn đầu đen hiệu quả.
Dùng mật ong trị mụn là phương pháp được ưa chuộng
Cách chữa mụn ở mũi đơn giản là chỉ cần thoa mật ong nguyên chất lên vùng da mụn và để khoảng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng nổi mụn trên mũi.
(→ Xem thêm các cách trị mụn ở CẰM khác TẠI ĐÂY)
3. Cách làm xẹp mụn ở mũi bằng baking soda
Baking soda hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, giúp trung hòa độ pH cho da. Chất này sẽ giúp kiểm soát tuyến nhờn, kiềm dầu hiệu quả và hỗ trợ trị mụn ở mũi, nhất là mụn đầu đen.
Cách trị mụn trên mũi tại nhà với baking soda khá dễ, chỉ cần trộn baking soda với một chút nước sôi để nguội tạo thành hỗn hợp có độ sệt vừa phải.
Thoa hỗn hợp này lên vùng da có mụn đầu đen và để nguyên trong vòng 10 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.
Baking soda giúp kiểm soát nhờn, hỗ trợ điều trị mụn
Bên cạnh 3 cách trên, còn rất nhiều cách trị mụn ở mũi bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm khác như bột yến mạch, cám gạo, cà chua, chanh, sữa chua,….
Nếu tình trạng mụn ở mũi đau, nặng, mụn ở mũi không hết bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để làm rõ mụn ở mũi bệnh gì và tìm phương pháp trị mụn ở mũi tận gốc.
NGOÀI RA, để nhanh chóng làm lành tổn thương sau khi lấy hết mụn trên mũi, bạn có thể thoa chút kem Yoosun rau má. Đây là kem bôi da có tính chất mát lành, thẩm thấu rất nhanh, giúp làm dịu da, giảm khô rát.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất Chlorhexidin, D-panthenol giúp dưỡng ẩm cho da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.
Kem Yoosun rau má mang lại nhiều công dụng đối với da mụn
Đồng thời tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương do mụn để lại, hạn chế thâm sẹo sau khi loại bỏ mụn ở mũi.
Kem Yoosun rau má đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính, phù hợp cho mọi làn da.
Bạn đang lo lắng mụn mọc ở mũi phải làm sao có thể tham khảo các phương pháp trên. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!