Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 28/12/2020

Mọc mụn ở nách là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách trị mụn nách

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nách là vùng da dễ bị nổi mụn và mắc chứng viêm nang lông do tiết nhiều mồ hôi, nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách, người bị mọc mụn ở nách sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, mụn lây lan sang nhiều vị trí khác, dai dẳng và khó điều trị. Vậy mọc mụn ở nách là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chữa thế nào? Dưới đây là những nội dung giải đáp.

I – Mụn mọc ở nách là bệnh gì?

Nổi mụn ở nách là biểu hiện của tình trạng viêm, nhiễm khuẩn và bít tắc lỗ chân lông do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn đến tích tụ dầu thừa, tích tụ da chết ở nách hoặc do nhiễm tụ cầu khuẩn.

Mụn mọc ở nách là bệnh gìMụn ở nách là do viêm, nhiễm khuẩn, bít lỗ chân lông

Khi nhiễm trùng xuất hiện, vùng da ở nách sẽ có dấu hiệu đỏ và sưng to tại một vị trí, hình thành mụn đầu mụn. Sau 1 – 2 ngày phát triển, một lượng mủ nhất định sẽ ứ đọng tại nốt mụn kèm theo cảm giác khó chịu và đau nhức nhiều.

II – Nguyên nhân gây nổi mụn nách

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khiến các nốt mụn hình thành và phát triển ở nách. 

Trong đó, bị mụn ở nách chủ yếu là do:

1. Vùng da nách bị cọ xát quá nhiều

Vì là vùng da dưới cánh tay nên những chuyển động hàng ngày cũng có thể tác động và khiến nách bị cọ xát nhiều.

Hoạt động tiết bã nhờn cùng với sự cọ xát giữa da và áo sẽ làm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông và hình thành các nốt mụn.

2. Viêm lỗ chân lông ở nách

Vi khuẩn xâm nhập khiến các nang lông ở nách bị tổn thương và viêm nhiễm gây ra các nốt mụn nhọt tại khu vực này. Đây cũng là một giải đáp cho thắc mắc mụn mọc ở nách là mụn gì.

Bị mọc mụn ở nách đauViêm lỗ chân lông ở nách gây mụn

3. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Thói quen sử dụng miếng dán thấm mồ hôi, xịt khử mùi, lăn khử mùi hoặc dùng xà phòng giặt đồ chứa nhiều chất tẩy rửa, hương liệu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bị mọc mụn ở nách.

4. Nhiễm trùng nấm men

Do tuyến bã nhờn ở nách hoạt động mạnh nên vùng da này thường dễ ẩm ướt, bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men phát triển, lây lan và lên mụn ở nách.

5. Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ

Tình trạng tuyến bã nhờn, mồ hôi ở nách hoạt động mạnh thường nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn ở những người bị viêm tuyến mồ hôi mủ, khiến nhiều mụn nhọt xuất hiện ở nách.

6. Do nhổ /cạo lông nách

Việc sử dụng dao cạo hoặc nhổ lông nách bằng nhíp có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da, gây viêm và nổi mụn. Vì quá trình nhổ, cạo lông nách có thể khiến tế bào da và các lỗ chân lông bị tổn thương. Chưa kể còn làm tăng nguy cơ lông nách mọc ngược dẫn đến viêm lỗ chân lông và mọc mụn ở nách đau.

Ngoài ra nổi mụn còn có thể do dụng cụ nhổ, cạo lông nách không được vệ sinh sạch sẽ hoặc tay nhiễm bẩn chạm vào vùng da nách, cạo làm xước da tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân nổi mụn náchViệc cạo/nhổ lông nách làm tăng nguy cơ nổi mụn

III – Cách nhận biết mụn mọc ở nách

Khi mụn hình thành tại vùng da dưới cánh tay, tại khu vực này xuất hiện nhiều triệu chứng chung gây khó chịu như:

– Một hoặc nhiều nốt mụn sưng đỏ nổi cộm dưới nách, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tụ lại theo từng đám tạo thành các nốt mụn lớn, mụn ở nách sưng to.

Xuất hiện bọc mủ có màu vàng hoặc màu trắng trong nhọt

Tại khu vực ổ nhọt phát sinh cảm giác ngứa ngáy khi sờ. 

So với các loại mụn thông thường và nhiều vị trí nổi mụn khác, mụn nhọt dưới nách thường cứng và tạo cảm giác đau nhức nhiều hơn

Tùy theo nguyên nhân gây mụn mà triệu chứng cũng có sự khác biệt như viêm lỗ chân lông ở nách thường khiến da nách sưng đỏ và hình thành nhiều đốm nhỏ màu trắng lan rộng tại vị trí nang lông. Viêm da tiếp xúc sẽ có cảm giác ngứa rát ở nách, phát ban da, nổi mụn ở nách dưới dạng viêm mủ hoặc dạng nước,…

IV – Bị mụn ở nách có nguy hiểm không? 

Hầu hết tình trạng mọc mụn ở nách phải, mọc mụn ở nách trái ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng, một số dạng mụn ở nách có thể gây viêm, sưng to, đau nhức và có nhiều mủ trắng dưới da. 

Bị mụn ở nách có nguy hiểm khôngMọc mụn ở nách có sao không? Mụn ở nách có thể gây sưng đau, có mủ

Cần liên hệ với bác sĩ khi nhận thấy tình trạng nổi mụn ở nách xuất hiện cùng với những biểu hiện như:

– Hạch bạch huyết sưng to

– Ổ nhọt xuất hiện với kích thích lớn, sưng to, cảm thấy rất cứng khi chạm vào, đau nhức nghiêm trọng

– Phát sinh những cơn sốt

– Mụn nhọt không mọc riêng lẻ mà nổi theo từng cụm hoặc có dấu hiệu sưng to hay lây lan rộng.

Mọc mụn ở nách có nguy hiểm không? Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi bị mụn ở nách gồm:

– Viêm da

– Nhiễm trùng máu

Trường hợp xuất hiện lâu, kéo dài trên 2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc phát triển theo hướng nghiêm trọng hơn, mụn ở nách có mủ, mụn ở nách đau nhức,.. người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.

V – Mọc mụn ở nách phải làm sao? 5 Cách trị mụn ở nách hiệu quả nhất

Tùy từng tình trạng mụn mà có các cách điều trị xử lý khác nhau. Với những nốt mụn lớn, sưng to, đau nhức nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng khác người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Bị mọc mụn ở nách phải làm saoCần đi khám đối với tình trạng mụn nghiêm trọng

Đối với những dạng mụn nhẹ, nổi mụn ở nách không đau, đau ít có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh không được nặn mụn do trong quá trình chích nhân mụn, nặng mụn dưới nách, ổ vi khuẩn có thể bị tác động và vỡ ra gây nhiễm trùng tại chỗ khiến tình trạng mụn ở nên nghiêm trọng. 

Thay vì chích nặn mụn, khi bị nổi mụn ở nách phải làm sao? bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

1. Chườm nóng

Cách trị mụn nách này có khả năng cải thiện cảm giác đau, đỏ ửng và sưng mụn ở nách do nhiệt độ cao từ biện pháp này có khả năng thư giãn các cơ và mạch máu, kích thích quá trình tuần hoàn máu đến khu vực nổi mụn. Từ đó ức chế cơn đau, giảm sưng. Đồng thời phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Có thể dùng túi chườm nóng hoặc khăn ngâm nước nóng vắt cho ráo nước chườm lên vùng da bị mụn trong khoảng 15-20 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 – 5 để nhanh chóng cải thiện mụn sưng.

Cách trị mụn náchChườm nóng giúp giảm đau, sưng mụn

2. Bị mụn ở nách phải làm sao? Dùng tinh dầu tràm

Các hoạt chất được tìm thấy trong tinh dầu tràm trà có khả năng khử trùng, giảm viêm và diệt khuẩn mạnh. Chính vì thế việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng, ức chế hoạt động gây viêm của tác nhân và giảm sưng hiệu quả. Đặc biệt, rất phù hợp với tình trạng mụn ở nách có mùi hôi.

– Cách thực hiện như sau: Cho 5 giọt tinh dầu tràm hòa chung với 1 thìa nhỏ dầu dừa tạo thành hỗn hợp đồng nhất, dùng bông tăm nhúng vào hỗn hợp rồi chấm lên các nốt mụn. Mỗi ngày có thể thực hiện 3-4 lần.

3. Đắp khoai tây tươi giảm sưng mụn

Các dưỡng chất vitamin C, vitamin B6, kali, một lượng nhỏ kẽm, sắt, niacin, magie, photpho, thiamin, riboflavin, folate… có khả năng làm dịu da, cải thiện tình trạng sưng viêm và đau rát hiệu quả. Đồng thời giúp tiêu viêm, nốt mụn nhanh chóng xẹp xuống.

Sử dụng từng lát khoai tây tươi đắp trực tiếp lên các nốt mụn mỗi ngày 3-5 lần để khắc phục mụn.

Nổi mụn ở nách không đauKhoai tây có khả năng tiêu viêm, làm xẹp mụn

4. Trị mụn ở nách bằng kem đánh răng

Thành phần kháng viêm, sát khuẩn trong kem đánh răng có tác dụng điều trị mụn nhọt ở nách, giảm sưng viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa mụn tái phát, giảm tiết mồ hôi ở vùng nách và kiểm soát dầu.

Chỉ cần lấy một lượng kem đánh răng chấm trực tiếp lên các nốt mụn, đợi trong khoảng 15 phút cho kem khô rồi rửa lại với nước sạch, mỗi ngày có thể thực hiện 4-5 lần.

( → Xem thêm các cách trị mụn bằng kem đánh răng TẠI ĐÂY)

5. Thoa kem trị mụn

Đối với các nốt mụn sưng, viêm nhẹ tại vùng da dưới cánh tay, bạn có thể tham khảo kem Yoosun rau má.

Đây là kem bôi da được chiết xuất từ cây rau má kết hợp cùng vitamin E, D-panthenol, hoạt chất Chlorhexidine có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, giảm sưng đỏ và ngừa mụn.

Đồng thời, sản phẩm giúp làm mát da, kích thích tái tạo làn da, xóa mờ vết thâm, tránh để lại sẹo khi bị mụn. Ngoài ra, kem Yoosun rau má còn dưỡng ẩm, giúp da luôn mịn màng.

Trong kem Yoosun rau má đã chứa các  dưỡng chất vừa có khả năng làm giảm viêm, làm xẹp mụn và chăm sóc da từ bên trong. 

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Phù hợp với mọi loại da, cải thiện tình trạng mọc mụn ở nách nam giới, nữ giới và cả trẻ nhỏ.

Nổi mụn ở nách phải làm saoKem Yoosun rau má được dùng để xử lý các nốt mụn

VI – Cách phòng tránh nổi mụn nách

Để phòng ngừa tình trạng nổi mụn ở nách xuất hiện hoặc tái phát,  bạn cần chú ý đến những thói quen hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến mụn thường xuyên xuất hiện.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa nổi mụn ở nách hiệu quả như:

– Giặt sạch và phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời giảm tối đa nguy cơ vi khuẩn lây nhiễm từ quần áo sang nách và gây mụn.

– Tắm bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trên da.

– Nên tẩy da chết từ 1 – 2 lần mỗi tuần để phòng ngừa tình trạng tích tụ bã nhờn và tế bào chết dẫn đến bít tắc lỗ chân lông gây mụn.

– Hạn chế hoạt động cạo hoặc nhổ lông nách.

– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, không uống rượu bia.

– Sinh hoạt điều độ theo giờ giấc khoa học, tránh thức khuya, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức. 

Cách phòng tránh mụn ở nách trái và phảiCó thói quen sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa nổi mụn dưới cánh tay

Nội dung trên về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý khi có mụn ở nách, tuy ít khi gây nguy hiểm nhưng mụn mọc ở nách vẫn có thể gây ra những hậu quả khôn lường, vì thế cần giữ gìn vệ sinh và chăm sóc vùng da dưới cánh tay để hạn chế tình trạng mụn.

Để biết thêm thông tin về cách sử dụng kem Yoosun rau má trị mụn cũng như địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất có bán sản phẩm, hãy gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sỹ sĩ tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.7/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục