Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn trứng cá
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần gặp phải những chiếc mụn trứng cá đáng ghét. Nó không những khiến bạn xấu xí mà còn khiến bạn rất tốn kém trong việc điều trị. Vậy, bạn có biết mụn trứng cá có bao nhiêu loại và phải điều trị chúng bằng cách nào không? Hãy tham khảo bài viết này để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
I – Mụn trứng cá là gì? Hình ảnh mụn trứng cá
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu mụn trứng cá là gì, mụn trứng cá tiếng anh là gì và mụn trứng cá là mụn như thế nào.
Mụn trứng cá (acne vulgaris) là một loại bệnh da liễu liên quan tới tuyến bã nhờn dưới da mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là các bạn trẻ.
Mụn trứng cá trong tiếng Anh thường được gọi chung là Acne. Mụn hình thành khi da tiết nhiều bã nhờn, các tế bào chết này lại không được đào thải ra ngoài gây bít tắc cổ nang lông, làm phình tuyến bã.
Thêm vào đó là sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes). Chúng chuyển hóa các acid béo tự do có trong tế bào và chất nhờn làm viêm tấy nang lông và cổ nang lông tạo nên mụn trứng cá.
Mụn trứng cá không những khiến bạn xấu xí mà còn khiến bạn rất tốn kém trong việc điều trị.
Như vậy các bạn đã biết mụn trứng cá như thế nào và mụn trứng cá là mụn như thế nào. Vậy mụn trứng cá có những loại nào? Mụn trứng cá có nhiều loại nhưng có thể chia làm 2 nhóm: mụn trứng cá viêm và mụn trứng cá không viêm:
1. Mụn trứng cá không viêm
– Mụn đầu đen: Mụn hình thành khi bề mặt da hở, tuyến bã nhờn sản sinh quá mức cho phép sẽ khiến bụi bẩn dễ bám vào.
Gây bít tắc lỗ chân lông, tạo nên nhân mụn. Khi bã nhờn tiếp xúc không khí, melanin sẽ oxy hóa và biến thành màu đen. Hay còn gọi là “nhân mở”
Mụn đầu đen
Mụn đầu trắng
– Mụn đầu trắng: Mụn hình thành dưới bề mặt da, do có một lớp màng ở đầu mụn các lỗ chân lông bị tắc khiến bã nhờn cùng tế bào chết tích tụ nhiều. Hay còn gọi là “nhân đóng”, đường kính vài mm.
2. Mụn trứng cá viêm:
– Mụn sẩn: da xuất hiện nốt màu đỏ không có nhân mụn và mủ, nổi gồ trên mặt da Đây là biểu hiện mụn viêm giai đoạn đầu, nếu không điều trị có thể chuyển sang mụn mủ.
– Mụn mủ: Mụn trứng cá mủ có phần đỏ ở chân, phần mủ trên đầu khiến bạn khó chịu. Xung quanh nốt mụn bị sưng tấy, dễ bị vỡ nếu hay sờ vào mụn.
Mụn mủ
Mụn trứng cá dạng nang
– Mụn bọc: Đây là dạng mụn gây sưng đỏ, cứng và có mủ bên trong. Loại mụn này có đường kính khá lớn. Khi mụn vỡ có xuất hiện máu và mủ khiến người bị cảm thấy đau nhức. Mụn bọc rất dễ để lại sẹo lõm nếu không biết cách điều trị.
– Mụn trứng cá dạng nang: Mụn nang là thể mụn viêm nặng nhất trong tất cả các loại mụn kể trên. Loại mụn này nổi thành từng cục có màu đỏ bên trên da, những cục chứa đầy dịch mủ (có vi khuẩn, tế bào chết và dịch nhày) gây ra đau nhức.
Nếu điều trị không nhanh, mụn chuyển thành dạng nang cứng, dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác mềm phập phều như chứa dịch.
Kèm theo đó là tình trạng viêm nhiễm diễn ra ngày càng nặng và mụn rất lâu lành. Mụn nang thường để lại sẹo lõm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cho làn da.
Dưới đây là một số hình ảnh mụn trứng cá:
Mụn sẩn
Mụn bọc
II – Tại sao bị mụn trứng cá? Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Vậy tại sao bị mụn trứng cá và tại sao mụn trứng cá mọc nhiều? Mụn trứng cá là do tác động của 2 yếu tố chính là nội tiết tố (hormone) và vi khuẩn ở nang lông (P.Acnes). Trong đó, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến yếu tố nội tiết tố như:
– Mất cân bằng hormone: Thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc đang bị kinh nguyệt.
Đặc biệt, mụn trứng cá tuổi dậy thì xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì là do sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết, tế bào chết trên da không thoát ra ngoài được gây bít tắc lỗ chân lông.
– Việc sử dụng dược phẩm, mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng và chứa quá nhiều chất nhờn cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá.
– Do thói quen sinh hoạt: Ngủ muộn, ngủ thiếu giấc, thường xuyên căng thẳng và stress cũng gây mất cân bằng hormone và tích tụ độc tố trong cơ thể.
Các nguyên nhân gây mụn trứng cá
– Di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá: Nếu trong gia đình bố hoặc mẹ bị mụn thì con cái cũng cơ nguy cơ bị mụn rất cao.
– Do thuốc: Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá mọc đối xứng ở một số người.
– Một số các nguyên nhân gây mụn trứng cá khác như chế độ dinh dưỡng nhiều sữa, mỡ, kẹo; thuốc lá; trang điểm nhiều…
III – Mụn trứng cá hay mọc ở vị trí nào?
Như vậy các bạn đã biệt mụn trứng cá nguyên nhân là gì? Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu mụn trứng cá hay mọc ở vị trí nào? Mụn trứng cá mọc ở đâu yên tâm nhất?
Mụn trứng cá thường mọc ở những vị trí da tiết nhiều chất nhờn như: trán, cằm, mũi, má, lưng, cổ, ngực và vai. Bên cạnh việc có thể để lại sẹo làm mất thẩm mỹ làn da, khiến người bị mụn trứng cá mất tự tin khi giao tiếp thì nó còn cảnh báo một số vấn đề liên quan tới sức khỏe của bạn.
1. Mụn trứng cá ở lưng
Da lưng là vùng ít được chăm sóc, lại là vùng nhiều bã nhờn nên dễ bị nổi mụn trứng cá trên lưng. Khi có dấu hiệu bị mụn trứng cá ở lưng nam giới hay nữ giới, bạn cần chú ý chăm sóc bởi nguyên nhân gây mụn trứng cá lưng thường do rối loạn nội tiết tố, stress, mệt mỏi, nóng gan…
(→ Xem thêm: Bị mụn lưng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị mụn ở lưng trong 1 tuần)
2. Mụn trứng cá ở cằm
Khi bạn thấy mụn trứng cá mọc ở cằm hay mụn trứng cá dưới cằm chứng tỏ nội tiết tố đang hoạt động quá mức, rối loạn hormon kích thích tuyến dầu sản sinh bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn mụn có cơ hội phát triển mạnh.
3. Mụn trứng cá ở mũi
Còn khi bị mụn trứng cá ở mũi, có thể dạ dày nội tạng của bạn đang bị nóng, hệ tiêu hóa gặp bất ổn. Nên hạn chế các đồ ăn có dầu, thực phẩm cay và mặn.
Đi khám sức khỏe để biết chắc chắn mình đang gặp phải vấn đề gì và tại sao bị mụn trứng cá ung ở mũi.
4. Mụn trứng cá ở má
Khi bị mụn trứng cá ở má phải, có thể bạn đang gặp vấn đề về đường hô hấp, chức năng phổi bất thường. Còn bị mụn trứng cá ở má trái có thể do chức năng gan không tốt.
Đồng thời, hiện tượng này cũng là “còi báo động” bạn đang tiêu thụ đường ở mức khá cao. Để trị mụn trứng cá bọc ở má, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống ít đường và tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống các loại thuốc bổ gan.
5. Mụn trứng cá ở môi
Khi mụn trứng cá mọc ở môi, có thể do dạ dày của bạn đang bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém.
6. Mụn trứng cá ở trán
Những nốt mụn trứng cá trên trán “thông báo” tình trạng sức khỏe của chính bạn rằng: bạn đang bị căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ, gặp vấn đề về túi mật và gan.
Mụn trứng cá ở trán
7. Mụn trứng cá trên đầu
Mụn trứng cá trên đầu là là tình trạng viêm quanh chân tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này sẽ dẫn tới hình thành các mụn nhỏ và ngứa, thậm chí có thể gây khó chịu và đau.
Tượng tự mụn trứng cá trên mặt, nguyên nhân chính gây mụn trứng cá ở trên đầu do là tắc nghẽn lỗ chân lông, khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh kết hợp vi khuẩn P.acne gây mụn.
Ngoài ra, mụn trên đầu còn có nhiều nguyên nhân khác như da đầu có gàu, vệ sinh da đầu không sạch sẽ, đội mũ bảo hiểm thường xuyên, lạm dùng các sản phẩm tạo kiểu tóc…
8. Mụn trứng cá trong tai
Một số nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá mọc ở tai gồm có: tiếp xúc với nước bẩn và bụi bẩn dẫn tới viêm tai; vệ sinh tai không sạch sẽ; các tuyến trong tai tiết ra quá nhiều chất nhờn; đeo tai nghe bẩn; dùng chung tai nghe với người khác; mất cân bằng nội tiết tố; dị ứng với mỹ phẩm….
Khi mụn trứng cá trong tai, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Không tự ý nặn mụn vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
9. Mụn trứng cá quanh miệng
Mụn trứng cá mọc quanh miệng là một dạng của bệnh mụn trứng cá nói chung. Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mụn trứng mọc xung quanh miệng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin.
10. Mụn trứng cá ở cổ, ngực, vai
Nguyên nhân mụn trứng cá mọc ở cổ, ngực, vai thường do cơ thể bị mất cân bằng hormone, cơ thể mất nước.
11. Mụn trứng cá vùng kín
Mụn trứng cá vùng kín hay còn gọi là mụn trứng cá sinh dục là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau. Do đó, khi bị nổi mụn ở vùng kín, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
12. Mụn trứng cá sau gáy
Mụn trứng cá sau gáy có thể là do gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan khiến gan nóng gây nổi mụn. Các độc tố tích tụ lâu ngày trong gan không được giải phóng dẫn đến hình thành mụn.
Mụn trứng cá sau gáy
IV – Có nên nặn mụn trứng cá không?
Có nên nặn mụn trứng cá không vì sao là câu hỏi được rất nhiều người đặt ta khi mụn trứng cá dưới da xuất hiện. Vậy mụn trứng cá có nên nặn không? Câu trả lời từ các chuyên gia da liễu là KHÔNG.
Vì mụn trứng cá chính là ổ vi trùng ở bên ngoài cơ thể. Khị bạn nặn mụn sai sách, sử dụng tay chứa nhiều vi khuẩn hoặc các dụng cụ nặn mụn chưa được tiệt trùng sạch sẽ càng khiến mụn trứng cá bị viêm nhiễm, lở loét và nhiễm trùng nặng hơn.
Đặc biệt, nhiều trường hợp nặn mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá ở xung quanh miệng còn dẫn tới hậu quả là sinh ra nhọt, mụn đầu đinh, méo miệng…
Do đó, dù có khó chịu đến mấy thì cũng tuyệt đối không nên nặn mụn trứng cá nói chung hay mụn trứng cá ung nói riêng.
Vậy mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá không tự nhiên sinh ra và cũng tất nhiên cũng không tự nhiên mất đi.
Vì vậy, ngay khi bắt đầu bị mụn bạn nên sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng mụn. Nếu thấy tình trạng mụn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu ngay nhé.
Nặn mụn sai cách rất nguy hiểm
V – Cách xử lý mụn trứng cá?
Mụn trứng cá làm sao hết? Bị mụn trứng cá phải làm sao? Nếu cũng có chung thắc mắc này, hãy tham khảo một số giải pháp mụn trứng cá và cách điều trị mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Thuốc Đông y chữa mụn trứng cá
- Bài thuốc đông y trị mụn trứng cá số 1: Thể âm hư.
– Nguyên liệu cần có: Thục địa 20g, ngưu tất 12g, mạch môn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, hoài sơn 12g, ngũ vị 8g, bạch linh 12g,.
– Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đổ 5 bát nước sắc. Đun sôi cho tới khi còn lại 3 bát nước là được. Chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày. Nên kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
- Bài thuốc đông y chữa mụn trứng cá số 2: Thể dương vượng
– Nguyên liệu cần có: Bồ công anh 12g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, hoàng liên 4g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, táo 3 quả, hồng hoa 6g, cam thảo 4g.
– Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đổ 5 bát nước sắc. Đun sôi cho tới khi còn lại 3 bát nước là được. Chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày. Nên kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
- Bài thuốc đông y trị mụn trứng cá số 3: Thể khí huyết hư
– Nguyên liệu cần có: Đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, thục địa 2g, đan sâm 12g, hồng hoa 6g, cam thảo 4g, đương quy 1g, táo 3 quả, xuyên khung 8g, quế nhục 4g.
– Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đổ 5 bát nước sắc. Đun sôi cho tới khi còn lại 3 bát nước là được. Chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày. Nên kiêng ăn đồ lạnh khi uống thuốc.
Bài thuốc Đông y thể khí huyết hư trị mụn trứng cá hiệu quả
2. Trị mụn trứng cá bằng thuốc Tây y
“Thuốc trị mụn trứng cá webtretho”, “bị mụn trứng cá uống thuốc gì” là 2 cụm từ khóa được nhiều người tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google khi da bị mụn trứng cá tấn công.
Với những loại mụn trứng cá nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ viêm nhẹ thì việc sử dụng các phương pháp tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, để trị mụn trứng cá nặng, mụn viêm sưng đỏ, có dấu hiệu nặng thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc trị mụn trứng cá phù hợp. Có 4 nhóm thuốc trị mụn phổ biến gồm:
– Nhóm thuốc làm bong vảy, bạt sừng (keratolytics): Có công dụng làm mỏng lớp sừng ở phía trên bề mặt da, giúp chất bã nhờn thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
– Nhóm thuốc kháng khuẩn (antibactarial) và kháng sinh (antibiotic).
– Nhóm vitamin A acid (retinoid): Có công dụng chống sừng hoá ở cổ tuyến bã, giúp ngăn chặn hình thành các nút sừng tại cổ tuyến bã, đồng thời làm giảm tắc nghẽn trong tuyến bã.
– Nhóm thuốc nội tiết (hormone): Nhóm thuốc này chỉ sử dụng cho các trường hợp trứng cá vừa và nặng.
**Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị mụn vì tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Cách trị mụn trứng cá khi mang thai
Để xử lý mụn trứng cá khi mang thai an toàn, bạn hãy sử dụng tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ có chứa tinh chất cucurmin giúp trị mụn và tái tạo làn da, loại bỏ vết thâm an toàn và hiệu quả.
Cách xử lý mụn trứng cá bằng bột nghệ như sau: Trộn 1 thìa bột nghệ với 2 thìa nước cốt chanh. Rửa sạch mặt và bôi hỗn hợp lên vùng da bị mụn, thâm.
Massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Sau đó, rửa lại mặt bằng nước ấm và sữa không đường để sạch màu vàng của nghệ.
Nên thực hiện 3 lần/tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ, tình trạng viêm da mụn trứng cá sẽ không còn làm phiền bạn nữa.
Bột nghệ trị mụn trứng cá khi mang thai an toàn
( → Xem thêm cách trị mụn ở nhà TẠI ĐÂY)
4. Trị mụn trứng cá webtretho chia sẻ
- Trị mụn trứng cá hiệu quả bằng rau diếp cá:
Loại rau này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm mờ vết thâm và trị mụn trứng cá, vậy nên được rất nhiều chị em áp dụng.
Cách xử lý mụn trứng cá bọc bằng rau diếp cá đơn giản như sau: Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch, ngâm muối để diệt khuẩn.
Sau đó giã nát, trộn với 1 thìa mật ong. Rửa sạch vùng da bị mụn trứng cá rồi đắp hỗn hợp lên. Để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.
Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần, dù là mụn trứng cá nhân cứng, mụn trứng cá nhỏ hay mụn trứng cá lâu năm cũng sẽ nhanh chóng biết mất.
- Cách trị mụn trứng cá sưng đỏ bằng trà xanh:
Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn cho nên có tác dụng trị mụn và vết thâm rất hiệu quả.
Cách làm: Trộn đều 2 thìa bột cà phê trà xanh với 1/4 hộp sữa chua sau đó thoa lên mặt. Để mặt nạ lưu lại trên da 30 phút rồi rửa sạch mặt.
Nên đắp mặt nạ 2-3 lần/tuần để loại bỏ tất cả các loại mụn trứng cá như mụn trứng cá l70, mụn trứng cá không nhân hay mụn trứng cá dạng nang bọc.
Bạn cũng có thể dùng trà xanh làm nước uống trị mụn trứng cá kết hợp cùng để mụn nhanh khỏi hơn.
- Cách trị mụn trứng cá viêm tấy bằng khoai tây:
Hàm lượng vitamin, vi khoáng và các chất chống oxy hóa trong khoai tây có tác dụng: ngăn ngừa và trị mụn trứng cá; làm mờ các vết thâm, vết sẹo; làm dịu các vết thương; loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da mặt; làm trắng da và giúp da luôn mịn màng.
Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước lạnh 15 phút. Cắt khoai thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau 20 phút rửa sạch mặt. Khoai tây cũng là cách trị mụn trứng cá tuổi 40 rất hữu hiệu bạn nên thử.
- Cách trị mụn trứng cá ung bằng nha đam:
Chất nhầy trong gel của nha đam có khả năng kích thích tổng hợp các sợi collagen và elastin, giúp tái tạo da, ngăn chặn lão hóa, trị mụn làm mờ các vết thâm hiệu quả.
Cách làm: Nha đam rửa sạch, cắt lấy phần gel bên trong. Rửa sạch vùng da mụn bôi trực tiếp lên đó. Hoặc bạn cũng có thể pha 2 giọt tinh dầu trà với gel nha đam và bôi lên da.
Để khoảng nửa tiếng rồi rửa lại mặt bằng nước sạch. Nên thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để đạt kết quả trị mụn trứng cá dậy thì, mụn trứng cá bội nhiễm, mụn trứng cá bị ngứa như mong muốn.
- Trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh:
Nếu phát hiện mụn trứng cá trẻ sơ sinh, các mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Không nên áp dụng bất kỳ các cách điều trị mụn tại nhà hoặc sử dụng thuốc bôi trị mụn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu sau một thời gian mụn trứng cá vẫn không biến mất, các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Cách xử lý này cũng tương tự khi mẹ phát hiện mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi nói riêng hay mụn trứng cá ở trẻ em nói chung.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mụn trứng cá nên đến gặp bác sĩ
!Lưu ý: Các cách trị mụn trứng cá tại nhà bằng tự nhiên đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới cho hiệu quả.
Do đó, hoàn toàn không có cách cách trị mụn trứng cá sau 1 đêm hay cách trị mụn trứng cá trong 1 tuần như bạn vẫn đang tìm kiếm.
Ngoài ra, cách trị mụn trứng cá bằng tự nhiên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.
!Có thể bạn chưa biết:
Ngoài những cách trị mụn trứng cá ở trên, bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải lựa chọn thật kỹ thương hiệu, sản phẩm vì trên thị trường xuất hiện nhiều loại kem trị mụn thực chất là kem trộn không có tác dụng tốt mà ngược lại còn làm hỏng da.
Vì vậy, hãy tìm những sản phẩm có mẫu mã, bao bì và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Một trong những sản phẩm làm giảm mụn trứng cá an toàn, hiệu quả, được nhiều các bạn tuổi teen cũng như các mẹ đang nuôi con nhỏ yêu thích và tin dùng đó là kem rau má Yoosun.
Sản phẩm do công ty TNHH Đại Bắc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và chứng nhận không kích ứng với mọi loại da nên các bạn có thể yên tâm sử dụng.
Kem Yoosun rau má có chứa chất Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid có tác dụng làm mát da, kích thích lên da non, tránh để lại sẹo. Kết hợp cùng hoạt chất Chlorhexidine giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn một cách hiệu quả.
Đồng thời, sản phẩm còn chứa Vitamin E ngăn ngừa da lão hóa, giữ ẩm, giúp da luôn mịn màng và xóa mờ vết thâm hiệu quả.
Khi bị mụn trứng cá, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thấy nóng da và đau. Đừng lo nhé bởi hoạt chất D-panthenol có trong kem rau má Yoosun sẽ làm giảm nóng và ngứa rát, giúp da bạn trở nên mềm hơn và dễ chịu.
Để đạt hiệu quả rõ rệt, bạn hãy rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt, sau đó lau khô bằng khăn cotton vải mềm.
Dùng tăm bông tiệt trùng lấy chút kem rau má Yoosun cho ra đầu tăm sau đó bôi lên vùng bị da mụn trứng cá. Mỗi ngày bôi 2-3 lần, sau một thời gian bạn sẽ thấy các nốt mụn trứng cá thuyên giảm rõ rệt.
Kem Yoosun rau má
!Cách phòng ngừa mụn trứng cá xuất hiện:
Theo lời khuyên của các bác sĩ da liễu, để phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả, các bạn nên áp dụng một số phương pháp dưới đây:
– Tẩy da chết mỗi tuần 1 lần để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn bám trên da, giúp lỗ chân lông luôn sạch sẽ, thông thoáng.
– Vệ sinh da sạch sẽ: Việc vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trú ngụ trên mặt và cơ thể. Nên rửa bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Rửa 2 lần/ngày (sáng và tối). Bên cạnh đó, nên tẩy da chết mỗi tuần 1 lần để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn bám trên da, giúp lỗ chân lông luôn sạch sẽ, thông thoáng.
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để phục vụ cho hoạt động của chức năng gan đồng thời kiểm soát việc sản xuất hormone.
Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đường, sữa; đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ; hạn chế tối đa uống bia rượu, các đồ uống chứa chất kích thích…Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi mụn trứng cá kiêng ăn gì .
Vệ sinh da sạch sẽ là cách ngừa mụn trứng cá hiệu quả
– Sinh hoạt, làm việc và thể dục hợp lý: hạn chế thức khuya ngủ muộn; tránh căng thẳng, stress kéo dài; nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và giữ tâm trạng luôn vui tươi thoải mái.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn cặn bã tích tụ ở lỗ chân lông, tăng sức đề kháng cho làn da và cơ thể. Đặc biệt, phơi nắng 15 phút mỗi ngày có thể hỗ trợ làm giảm mụn trứng cá hiệu quả.
– Loại bỏ thói quen xấu: Không tự ý dùng tay nặn mụn, sử dụng các phương pháp trị mụn phản khoa học.
– Duy trì thói quen tốt: Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, dễ gây mụn trứng cá. Thoa kem chống nắng và bảo vệ da thật kỹ mỗi khi đi ra ngoài.
Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng để ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá.
Nếu còn thắc mắc về mụn trứng cá hay muốn biết thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn hãy gọi đến Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!