Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 15/06/2021

Nổi sởi ở người lớn kiêng gì? Biểu hiện và cách trị sởi ở người lớn

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần phải cẩn trọng nếu bị nổi sởi vì bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não gây rối loạn các trung khu tuần hoàn hô hấp. Trong bài viết này, hãy cùng Yoosun tìm hiểu tìm hiểu về bệnh sởi ở người lớn, từ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Tìm hiểu về bệnh nổi sởi ở người lớnBệnh sởi từng là cơn ác mộng và nỗi ám ánh nhân loại khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm.

I – Nguyên nhân bị sởi ở người lớn

Trước khi có vắc xin phòng bệnh, bệnh sởi từng là cơn ác mộng và nỗi ám ánh nhân loại khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. 

Nguyên nhân nổi sởi ở người lớn là do virus sởi thuộc chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên có đặc tính lây lan nhanh và mạnh qua đường hô hấp, khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước bọt chứa virus của người bệnh. 

Do đó, dù đã có vắc xin phòng bệnh nhưng hàng năm số lượng người bị mắc sởi vẫn có xu hướng gia tăng. Trong đó, chủ yếu là những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đủ số mũi theo khuyến cáo.

Nguyên nhân bị sởi ở người lớnBệnh sởi do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra.

II – Triệu chứng của sởi bệnh ở người lớn

Dấu hiệu sởi ở người lớn thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày. Các triệu chứng bệnh sởi ở người lớn thường gồm:

– Triệu chứng sởi ở người lớn đầu tiên là sốt.

Ngạt mũi, sổ mũi.

Chảy máu cam.

– Triệu chứng lên sởi ở người lớn tiếp theo là ho khan.

– Đau họng, đau đầu cũng là biểu hiện bệnh sởi ở người lớn.

– Sởi ở người lớn biểu hiện bằng triệu chứng phát ban đỏ kèm theo ngứa sau sốt 3 -4 ngày.

Sốt phát ban dạng sởi ở người lớnNgười bị sởi thường có triệu chứng phát ban đỏ kèm theo ngứa.

Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.

– Viêm kết mạc mắt: Biểu hiện của bệnh sởi ở người lớn là cộm mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, sưng nề mi mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

– Xuất hiện các đốm màu trắng có tên  Koplik ở trong miệng hoặc niêm mạc bên trong của má cũng là dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn.

III – Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không? 

Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 15%. Các biến chứng bệnh sởi ở người lớn gồm:

– Nhiễm trùng tai: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh nổi sởi ở người lớn. Nguyên nhân là do bị nhiễm trùng tai do vi khuẩn, có thể dẫn đến bị điếc.

Viêm não: Khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh bởi gặp biến chứng viêm não. Biến chứng này có thể xảy ra ngay sau khi mắc sởi hoặc sau khi bị mắc sởi nhiều tháng.

– Viêm phổi: Biến chứng viêm phổi khi người lớn bị sởi đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao và nhanh. Khoảng 1/20 số trường hợp gặp biến chứng viêm phổi khi bị mắc sởi.

Viêm kết mạc: Trong một số trường hợp, hiện tượng sởi ở người lớn còn gây biến chứng viêm kết mạc, hậu quả là làm loét giác mạc gây mù lòa. 

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm khôngNgười lớn bị sởi có nguy hiểm không? Bệnh sởi ở người lớn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, nhiễm trùng tai…

Thai nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu, sẩy thai hoặc sản phụ tử vong: Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus sởi cực kỳ nguy hiểm nên cần đặc biệt chú ý phòng tránh bệnh thật tốt.

Thai nhi sinh ra bị dị tật hoặc bị nhiễm sởi tiên phát: Nếu mẹ bị mắc bệnh sởi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ thì tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh có thể lên tới 50%.

Với những thông tin ở trên có thể kết luận, nếu bạn đang không biết bị sởi ở người lớn có nguy hiểm không thì câu trả lời là RẤT NGUY HIỂM, đặc biệt là với các chị em phụ nữ đang mang thai.

IV – Bệnh sởi ở người lớn bao lâu thì khỏi? 

Người lớn bị sởi bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả năng đề kháng, cách chăm sóc và điều trị… 

Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 12-14 ngày và thường mất khoảng 6-10 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn kể từ ngày khởi phát.

Bệnh sởi ở người lớn bao lâu thì khỏiThời gian bệnh sởi khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

V – Bệnh sởi ở người lớn kiêng gì? 

Người lớn bị sởi cần kiêng gì trong sinh hoạt và ăn uống để hỗ trợ đẩy lùi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng chóng? Thắc mắc lên sởi ở người lớn kiêng gì sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay bây giờ:

1. Kiêng cữ trong ăn uống

Các gia vị cay như hạt tiêu, ớt, mù tạt, quế, cà ri, hành, tỏi…

Nhóm thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng như tôm, cua, mực ống, sò, sữa bò, trứng, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, quả hạch, đậu phộng, lúa mì, đậu nành…

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo xấu như xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên, gà chiên xù, dăm bông, nội tạng động vật…

Các loại hoa quả có tính nóng như vải, mận, đào, xoài…

Thức uống có cồ, có ga và caffeine như bia, rượu, cà phê, nước ngọt…

Bệnh sởi ở người lớn kiêng gìNgười lớn bị sởi nên cách ly tại nhà, không tụ tập hoặc đến những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

2. Kiêng cữ trong sinh hoạt

Tránh đến những nơi đông người vì có thể lây lan bệnh cho người khác.

Không sử dụng đồ dùng cá nhân của với người khác.

– Tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm. Không cần kiêng nước và kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Thông tin là giải đáp cho câu hỏi người lớn bị sởi có được tắm không

VI – Cách điều trị sởi ở người lớn

Bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị thế nào? Hiện y học vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị bệnh sởi. Vì vậy nguyên tắc trong cách trị sởi ở người lớn là làm giảm triệu chứng kết hợp với chế độ ăn uống, vệ sinh và chăm khóc khoa học, hợp lý.

1. Trường hợp nhẹ

Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ nếu bị sởi nhẹ và có đủ điều kiện chăm sóc. 

Trong cách chữa trị bệnh sởi ở người lớn, người bệnh cần uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao. Cơn sốt có thể quay trở lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần theo dõi thật sát sao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần giữ vệ sinh có thể, mắt mũi và răng miệng sạch sẽ. Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; đặc biệt nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép hoa quả để phòng tránh cơ thể bị thiếu nước do sốt.

Trường hợp người lớn bị bởi với phạm vi nhỏ hoặc phát ban nhẹ và ngứa ít thì có thể bôi kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện.

Với các thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất Chlorhexidine, và D-panthenol, thoa kem Yoosun rau má khi da bị mẩn ngứa do sởi sẽ giúp dưỡng giảm ngứa. Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ và dễ chịu trên da.

Kem bôi da Yoosun rau má đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép, được đánh giá cao về độ an toàn lành tính và dùng được cho mọi làn da.

Cách trị sởi ở người lớnSử dụng kem bôi da Yoosun rau má giúp cải thiện tình trạng ngứa và làm mát da hiệu quả.

Để biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

2. Trường hợp nặng

Trường hợp bị sởi nặng với các triệu chứng như sốt cao liên tục 39 – 40oC; thở gấp, khó thở; mệt mỏi; khó tập trung; phát ban toàn thân nhưng không hạ sốt người hoặc xuất hiện biến chứng thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời. 

Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì có thể dẫn biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

VII – Phòng tránh hiện tượng lên sởi ở người lớn

Do chưa có cách trị bệnh sởi ở người lớn đặc hiệu nên việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn không bị mắc sởi. Cụ thể:

Tiêm vắc xin phòng sởi đầy đủ theo đúng khuyến cáo là cách phòng tránh bệnh tốt và lâu dài nhất. 

Luôn đeo khẩu trang khi tới bệnh viện hoặc những nơi đông người.

Người lớn bị sốt cần kiêng gìTiêm vắc xin phòng sởi là cách phòng ngừa bệnh sởi tốt và lâu dài nhất. 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Lau dọn, vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cơ thể.

Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin ở trên, các bạn đã nắm được cách nhận biết bệnh sởi ở người lớn, hiểu được mức độ nguy hiểm và cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục