Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 15/01/2024

Phát ban thủy đậu: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn hiệu quả

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Phát ban thủy đậu là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh nhanh chóng, chính xác. Để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

I – Nguyên nhân gây phát ban thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây nên. Loại virus này là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona ở người lớn

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Biểu hiện phổ biến của bệnh là phát ban, xuất hiện những mụn nước phồng rộp khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Phát ban thủy đậuHình ảnh phát ban thủy đậu.

Bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát, giai đoạn phục hồi. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Thời điểm phát bệnh với những dấu hiệu như nhức đầu, sốt nhẹ cơ thể mệt mỏi. Sau quãng thời gian từ 10 đến 21 ngày tiếp xúc với virus thủy đậu người bệnh sẽ bị phát ban thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 3-4 ngày.

II – Biểu hiện phát ban khi bị thủy đậu

Sau khi giai đoạn ủ bệnh kết thúc, các nốt phát ban thủy đậu bắt đầu khởi phát. Đầu tiên, các vùng da như ngực, lưng, bụng mặt sẽ xuất hiện phát ban sưng đỏ nhẹ. Sau đó, tiếp tục lan ra các vùng da khác trên khắp cơ thể.

Thủy đậu bị phát banCác nốt phát ban thủy đậu ban đầu có màu đỏ sưng nhẹ.

Những nốt phát ban khi bị thủy đậu sẽ dần gồ lên, tiến triển thành dạng dát, sẩn trên da. Khi sờ vào sẽ có cảm giác sần rát, lộm cộm khó chịu.

Sau vài giờ đến khoảng 1 ngày, tình trạng sát sẩn sẽ diễn tiến nhanh chóng thành các nốt mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch màu trắng trong. Trong khoảng thời gian ngắn, mụn nước căng tức dịch viêm và dần hóa mủ với kích thước đường kính từ 5 đến 10mm có viền đỏ xung quanh.

Tình trạng phát ban bệnh thủy đậu không xuất hiện đồng loạt và thoái triển cùng một lúc mà có thể xuất hiện thành nhiều đợt liên tiếp trong suốt 2-4 ngày. Vì vậy, trên mỗi vùng da có thể xuất hiện cùng lúc nhiều giai đoạn của vết thương do thủy đậu từ phát ban, dát, sẩn, mụn nước phỏng rộp cho tới đóng vảy tiết và sẹo lõm.

III – Phát ban thủy đậu thường xuất hiện ở giai đoạn nào?

Phát ban thủy đậu thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát. Ngoài phát ban người bệnh còn có một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu.

Trong giai đoạn này có thể chỉ xuất hiện vài nốt phát ban đỏ với kích thước vài milimet. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát các nốt ban ban đỏ chuyển thành nốt phỏng nước gây ngứa ngáy khó chịu.

IV – Cách xử lý khi phát ban bệnh thủy đậu an toàn

Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, có thể khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn có thể gây ra những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như: Nhiễm trùng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận…

Phát ban khi bị thủy đậuĐiều trị bệnh thủy đậu theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Do đó, ngay khi nhận thấy các nốt phát ban và dấu hiệu khác của bệnh thủy đậu bạn nên tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp điều trị để bệnh mau chóng phục hồi.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, do đó người bệnh vẫn đang sử dụng thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị. Vì đây là bệnh lành tính nên bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp nguy hiểm biến chứng cần đến ngay cơ sở y tế.

Khi nhận thấy các nốt phát ban thủy đậu người bệnh nên:

– Người bệnh cần uống thuốc và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, tránh ra gió.

– Khi phát ban sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên dùng tay gãi, bởi điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Tắm thường xuyên, giữ gìn vệ sinh tốt. Nên dùng nước ấm để tắm và lau rửa nhẹ nhàng.

– Người bệnh nên cách ly, tránh tiếp xúc với người khác, không đến chỗ đông người.

– Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh.

– Người bệnh nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như: Cháo gạo lứt, cháo đậu xanh, măng tây, chuối, khoai tây… Đồng thời, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen phòng tránh và ngăn ngừa sẹo lõm.

– Khử khuẩn sạch sẽ và cẩn thận những vật dụng cá nhân có tiếp xúc với vết thương ngoài da của người bệnh như chăn ga, gối, dụng cụ ăn uống, không gian sinh sống…

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu phát ban thủy đậu người bệnh nên chủ động thăm khám để có được biện pháp điều trị an toàn tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Yoosun Rau Má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục