Trẻ bị mụn cóc phải làm sao? Nguyên nhân và cách trị mụn cóc ở trẻ em
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Mụn cóc ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng da do virus HPV gây ra, tuy không gây đau và khó chịu nhưng sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ sau này. Dưới đây là các bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả cho trẻ bị mụn cóc cha mẹ cần nắm.
I – Vì sao bé bị mụn cóc?
Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc ở trẻ em là do virus HPV. Chúng thường trú ngụ ở những nơi ẩm thấp như các vết thương, vết xước trên bàn tay, bàn chân. Một khi virus này tìm thấy được điều kiện thích hợp sẽ phát triển nhanh và kéo dài trong vài tháng
Theo thống kê, tỷ lệ mắc mụn cóc ở trẻ em thường cao hơn do trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay nghịch đất cát, lê la dưới đất là những nơi có virus HPV.
Bất kì độ tuổi nào bé cũng có nguy cao bị mụn cóc, nhưng các bé gái có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị mắc mụn hơn so với bé trai.
( → Xem thêm: Bé bị nổi mụn nước ở mặt, tay chân, lưng – Nguyên nhân và cách điều trị)
II – Dấu hiệu nhận biết ở trẻ bị mụn cóc
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khi em bé bị mụn cóc như:
Thông thường, nó chỉ là những đốm mụn trên da tay, chân của trẻ, không gây đau và khó chịu cho trẻ em. Tuy nhiên, đối với những trẻ thường xuyên hoạt động thì những mụn cóc ở vùng chân tay dễ bị va chạm gây đau đớn cho trẻ em.
Biểu hiện khi bé bị mụn cóc ở tay
Để nhận biết được mụn có ở trẻ em tổng quát hơn, chúng tôi xin liệt kê 1 số dạng mụn cóc thường gặp như:
– Mụn cóc thông thường là loại mụn cóc có dạng khối u nhỏ, cứng, màu nâu xám và thường mọc ở tay và chân
– Mụn cóc phẳng: thường xuất hiện ở mặt có màu nâu nhạt hay màu vàng. Kích thước của nó như 1 đầu ghim, trơn láng hơn mục cóc thông thường
– Mụn cóc dạng sợi mảnh: Thường phát triển xung quanh miệng, mắt, mũi. Dạng mụn cóc này có màu da và hình dạng như ngón tay
– Mụn cóc dưới hoặc xung quanh móng: Loại này thường có ở xung quanh móng tay hoặc móng chân
III – Trẻ bị mụn cóc phải làm sao? Cách trị mụn cóc ở trẻ em
Khi trẻ bị mụn cóc, cha mẹ có thể dùng những bài thuốc dân gian như: Lá tía tô, tỏi, đu đủ, nha đam, chuối… để bôi lên da, giúp chữa trị và nhanh chóng ngăn ngừa mụn phát triển sau đó lây lan sang các vùng khác.
Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ sử dụng khi mụn cóc, mụn hạt cơm ở mức độ nhẹ, còn nhỏ, li ti, chưa gây đau và không có hiện tượng chảy máu hay nhiễm trùng.
Khi trẻ bị mụn cóc ở mức độ nặng hơn thì cần sử dụng những loại thuốc, sử dụng cồn, miếng dán để chữa trị tận gốc để bệnh không bị tái phát, gây trở ngại trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn có các biện pháp đông lạnh mụn cóc bằng Ni-tơ lỏng hoặc dùng tia laser để đốt mụn khi trẻ bị mụn cóc.
Để phòng ngừa hiệu quả mụn cóc ở trẻ cha mẹ cần chú ý loại bỏ thói quen xấu của trẻ như cắn móng tay, tuyệt đối không được dùng tay bóc mụn cóc.
Để tránh lên mụn cóc ở trẻ em, bố mẹ phải luôn để cơ thể bé sạch sẽ
Tránh tình trạng để chân tay luôn ẩm ướt, chân tay bẩn không được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với các dụng cụ sắc nhọn gây xước chân tay khiến cho mụn cóc lây lan, trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Để biết thêm thông tin về cách điều trị khi trẻ bị mụn cóc, các bậc phụ huynh hãy gọi đến số hotline 1800 1125 để được tư vấn miễn phí.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!