Vết chai tay làm sao hết? Nguyên nhân và cách làm hết vết chai tay
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Vết chai tay tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo cảm giác cộm khó chịu khi sờ, cầm, nắm hoặc chạm vào người hoặc các đồ vật. Nếu bạn đang tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý vết chia tay thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của chúng tôi nhé!
I – Vết chai tay là gì?
Bị chai tay ở tay là tình trạng da của tay dày lên, thường hình thành khi da tay thường xuyên phải chịu áp lực.
Da tay bị chai là tình trạng khá phổ biến và thường gặp, tuy hông ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác cộm khó chịu khi cầm nắm đồ vật.
Chai tay ở tay là tình trạng da của tay dày lên.
II – Nguyên nhân bị chai ở tay
Việc nắm rõ các nguyên nhân gây chai tay sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa vết chai tay hiệu quả. Tất cả cục chai ở tay hầu hết đều do chuyển động lặp đi lặp lại tạo ra ma sát trên da. Và theo thời gian, các tế bào da chết sẽ tích cực và cứng lại ở trên các tế bào mới của bạn như một cơ chế bảo vệ để bảo vệ làn da.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra mụn chai ở tay:
– Chai tay khi chơi guitar: Vết chai cứng do chơi đàn guitar thường xuyên chủ yếu được tìm thấy ở trên các đầu ngón tay.
– Chai tay khi viết: Vết chai tay do viết nhiều thường xuất hiện ở giữa hai ngón tay cầm bút, cụ thể là ngón giữa và ngón trỏ.
Vết chai tay khi tập gym
– Chai tay khi tập gym: Nốt chai ở tay do tập gym chủ yếu ở trong lòng bàn tay, cụ thể là ở phần đệm ngay dưới ngón, vị trí liên tục xảy ra ma sát.
– Vết chai tay do lao động thể chất: Với nguyên nhân này, vết chai tay thường xuất hiện ở nhiều điểm khác nhau như: Lòng bàn tay, phần đệm dưới ngón tay…
III – Biểu hiện khi bị chai tay
Các triệu chứng và biểu hiện khi da tay bị chai gồm:
– Vùng da tay bị chai da dày hơn so với vùng da xung quanh.
– Da gồ lên và cứng.
– Khi sờ vào vùng da bị chai có cảm giác dày và kém đàn hồi.
– Cảm giác cộm khó chịu khi cầm, nắm, sờ, chạm các đồ vật.
– Vùng da xung quanh vết chai dễ nhạy cảm với áp lực.
Các biểu hiện chai tay cần đi khám bác sĩ:
– Vết chai tay bị đau.
– Vết chai tay bị đỏ, nóng.
Vùng da tay bị chai da dày và cứng hơn so với vùng da xung quanh.
– Vết chai tay bị rỉ dịch.
– Vết chai tay lan rộng hoặc dày thêm.
– Vết chai tay không biến mất sau khi điều trị tại nhà.
IV – Cách xử lý vết chai tay nhanh chóng và hiệu quả
Bị chai tay làm sao hết? Trường hợp vết chai tay nặng với các biểu hiện như đỏ, nóng, sưng, rỉ dịch, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Ngược lại nếu vết mụn chai tay nhẹ, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:
1. Cách làm hết vết chai tay bằng dầu ô liu
Hàm lượng Vitamin dồi dào trong dầu ô liu có tác dụng làm mềm da và giảm khô ráp ở các vết chai tay.
Cách trị vết chai tay bằng dầu ô liu rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một lượng dầu ô liu vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da tay bị chai sần.
Xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phú sau đó để lưu lại thêm khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước. Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.
2. Cách loại bỏ vết chai tay bằng giấm
Ngoài khả năng kháng khuẩn, giấm còn có tác dụng tẩy tế bào da chết giúp da mềm mại hơn.
Bạn có thể sử dụng giấm để xử lý vết chai tay theo hướng dẫn sau: Pha giấm trắng với nước lọc theo tỉ lệ 3:1. Rửa tay thật sạch rồi dùng bông gòn nhúng vào dung dịch rồi thoa đều lên vùng da tay bị chai. Bạn có thể rửa lại sau 30 phút hoặc để qua đêm và rửa sạch tay vào sáng hôm sau. Nên thực hiện tối thiểu 1 lần/ngày.
Cách loại bỏ vết chai tay bằng giấm.
3. Cách chữa vết chai tay bằng nước cốt chanh
Nước cốt chanh có hàm lượng lớn vitamin C nên có tác dụng tẩy da chết, loại bỏ bụi bẩn, làm mềm mịn và dưỡng trắng da.
Cách trị vết chai ở tay bằng chanh như sau: Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi chà xát đều lên vùng da tay bị chai. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút sau đó để lưu lại trên da thêm 30 phút.
Vi khuẩn và tế bào chết trên da sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, cho bàn tay mềm mại và mịn màng. Vì chanh có tính axit cao nên bạn chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần/tuần.
4. Cách làm mất vết chai tay bằng muối
Nguyên liệu tự nhiên này có khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để xóa vết chai ở tay.
Cách chữa cục chai ở tay với muối vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng một lượng muối vừa đủ chà xát lên vùng da tay bị chai. Sau đó rửa sạch lại bằng nước mát là được. Thực hiện đều đặn hàng ngày để vết chai tay nhanh chóng biến mất.
( >> Xem thêm cách trị vết chai mắt cá chân TẠI ĐÂY)
V – Cách chăm sóc da tay bị chai
Khi chăm sóc da tay bị chai, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Vệ sinh da tay sạch sẽ đều đặn hàng ngày.
– Mỗi tuần nên tẩy da chết cho da tay đều đặn từ 2-3 lần.
– Thoa kem dưỡng ẩm cho da tay để da luôn mềm mại, tránh tình trạng da sần sùi, khô ráp.
– Bảo vệ da tay khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách, thoa kem chống nắng, mặc áo dài tay.
– Thoa kem bôi da Yoosun rau má để làm mềm da và tránh bị thâm sẹo: Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong Yoosun rau má có tác dụng dưỡng ẩm giúp da mềm mịn, kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả.
Thoa kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng chai tay hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
- Gót chân bị chai phải làm sao? 4 Cách trị chai gót chân tại nhà
- Cách chăm sóc da sau khi cấy collagen
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!