Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Cách phòng tránh
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Hiểu rõ hơn về virus thủy đậu sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh phù hợp hơn. Vì thế, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về đặc điểm virus thủy đậu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
I – Virus gây bệnh thủy đậu là gì? Có cấu tạo như thế nào?
Virus gây bệnh thủy đậu có tên là Varicella zoster.
Đặc điểm cấu tạo virus thủy đậu là:
– Có hình khối cầu với đường kính khoảng 250 nm.
– Phần lõi của virus có ADN.
– Phần capsid được bọc bên ngoài bởi protein.
Hình ảnh virus thủy đậu.
Khi vào không khí, virus thủy đậu có thể sống được vài ngày. May mắn là virus này có thể dễ dàng tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn mà chúng ta thường dùng.
II – Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí?
Chỉ cần một cái hắt hơi nhẹ cũng có thể làm lây lan virus thủy đậu từ người bệnh vào không khí. Vậy virus thủy đậu sống bao lâu ngoài môi trường?
Theo các chuyên gia, virus có thể sống vài ngày ở môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên ở điều kiện môi trường sạch sẽ, khô thoáng, thời gian tồn tại của virus gây thủy đậu sẽ bị rút ngắn.
Virus thủy đậu tồn tại bao lâu?
Ngoài các dung dịch sát khuẩn thì nhiệt độ cao cũng có thể tiêu diệt virus gây thủy đậu. Vậy virus thủy đậu chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Nhiệt độ cao từ 55 độ C có thể tiêu diệt virus gây thủy đậu.
III – Bị nhiễm virus thủy đậu nguy hiểm không?
Thủy đậu là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 5 đến 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Thông thường, thuốc kháng virus thủy đậu Acyclovir có tác dụng thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng thứ phát sẽ được chỉ định cho người suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu cũng sẽ trở nên nguy hiểm nếu biến chứng nhanh.
Một trong những biến chứng điển hình của bệnh thủy đậu là bội nhiễm da, gây mưng mủ, rất dễ để lại sẹo lõm. Thậm chí, bội nhiễm da còn có thể gây hoại tử.
Nặng hơn nữa, vi khuẩn có thể xâm nhập từ da vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu là viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi… Nặng hơn thì gây viêm thận cấp, viêm màng não, viêm não…
Các biến chứng liên quan đến não thậm chí còn đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
IV – Phân biệt virus thì đậu và zona
Virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona đều cùng một loại, đó là Varicella Zoster.
Vì thế, bệnh thủy đậu và bệnh zona có một số triệu chứng gần giống nhau, như là:
– Các nốt ban có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể.
– Vùng da xuất hiện mụn nước thường ngứa ngáy, khó chịu, đau rát.
– Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi…
– Khoảng thời gian phát bệnh thường là 10 đến 12 ngày.
Tất nhiên cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau, giúp chúng ta phân biệt thủy đậu và zona.
Bệnh thủy đậu sẽ gặp phải ở trẻ em và người lớn chưa từng mắc bệnh này.
Trong khi đó, bệnh zona thường gặp ở người lớn. Ngay cả những người đã từng mắc thủy đậu thì vẫn có thể bị zona.
Mụn thủy đậu sẽ mọc riêng lẻ. Các mụn nước này thường có dịch bên trong, dần dần sẽ tự khô lại rồi đóng vảy.
Ngược lại, mụn zona mọc thành cụm, gây đau rát tại một vùng da nhất định. Dịch chứa trong các mụn zona có thể có màu đục, sau đó cũng khô lại rồi đóng vảy.
V – Cách phòng tránh nhiễm virus thủy đậu
Để phòng ngừa virus thủy đậu tấn công, chúng ta nên:
– Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.
Cách phòng bệnh do virus thủy đậu gây ra.
– Người mắc bệnh thủy đậu trong các trường học và các cơ quan lao động nên được nghỉ ít nhất 7 đến 10 ngày để không lây bệnh cho người khác.
– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
– Chủ động tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh.
Như vậy, chúng ta đã có thông tin về virus thủy đậu. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!