Nấm da mông: Nguyên nhân và cách trị nấm da ở mông tại nhà
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh nấm da mông gây nhiều phiền toái cho công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách còn có thể lây lan sang các bộ phận khác, nếu để lâu bệnh nấm mông còn phát triển rộng ra toàn thân làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng rất khó điều trị. Hãy cùng Yoosun rau má theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Hình ảnh vùng da mông bị nấm da.
I – Nấm da mông là gì?
Bệnh nấm ở mông là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng mông gây ra bởi vi nấm. Nấm da ở mông là bệnh lý da liễu rất phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nhưng thường gặp hơn ở những người vệ sinh cá nhân kém và sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Hai thể thường gặp của bệnh nấm da ở mông là lang ben và hắc lào. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh nấm da mông lại gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nấm ở mông là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng mông.
Trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách còn có thể lây lan sang các bộ phận khác, nếu để lâu bệnh nấm mông còn phát triển rộng ra toàn thân làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng rất khó điều trị.
II – Nguyên nhân bị nấm da ở mông
Bệnh nấm da ở mông do vi nấm gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm rất nhanh chóng qua 4 con đường gồm: người qua người; động vật qua người; tiếp xúc trực tiếp với vi nấm; đồ vật nhiễm nấm lây sang người.
Dưới đây là các yếu tố chính yếu làm kích hoạt bệnh nấm mông:
– Vệ sinh cá nhân kém.
– Không tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, nhất là khi đổ mồ hôi nhiều sau khi tập thể dục hoặc làm công việc nặng nhọc.
– Không gội đầu thường xuyên.
– Mặc đồ lót quá chật.
– Mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi, không thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi và phát triển.
Bệnh nấm da ở mông do vi nấm gây ra và rất dễ lây lan.
– Mặc quần áo khi vẫn còn ẩm ướt.
– Tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người bị mắc bệnh nấm da.
– Sử dụng hồ bơi, phòng tắm, nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt.
– Tiếp xúc với thú cưng (chó, mèo) bị nhiễm nấm.
– Người bị suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh lý về da, trong đó có bệnh nấm ở mông.
III – Biểu hiện bị nấm da mông
Bệnh nhân bị nấm mông thường có một số triệu chứng và biểu hiện như sau:
– Xuất hiện các vết mẩn ngứa: Phổ biến và thường gặp là các vệt nhỏ màu hồng, phần viền tổn thương sẽ nổi gồ lên bề mặt da và lan rộng.
– Nếu bị hắc lào, vùng da mông sẽ xuất hiện đám da đỏ hình tròn giống tiền xu (đường kính từ 1 – 2cm), sau đó lan dần và to ra thành hình vòng cung. Vùng da bị nấm xuất hiện mụn nước nhỏ.
– Nếu bị lang ben, da mông sẽ xuất hiện các chấm tròn (đường kính 1 – 2mm). Tổn thương to dần với nhiều kích thước khác nhau. Khi bị nhiễm nấm ở mông, vùng da mông sẽ có màu trắng, nâu hoặc hồng.
Triệu chứng điển hình khi bị nấm da mông là xuất hiện các vết mẩn ngứa là các vệt nhỏ màu hồng trên mông.
IV – Nấm mông bôi thuốc gì?
Bị nấm da mông bôi thuốc gì nhanh khỏi và an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Để điều trị bệnh nấm da mông, các bác sĩ thường chỉ định các thuốc trị nấm da ở mông dạng bôi như: thuốc trị nấm ở mông Ketoconazole, thuốc trị nấm da mông Terbinafine, thuốc bôi nấm da mông Miconazole, Clotrimazole hay dung dịch BSI, ASA. Thời gian sử dụng thuốc trị nấm mông thường từ khoảng 3-4 tuần.
Trong trường hợp điều trị nấm da mông bằng thuốc bôi không đáp ứng thì bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thuốc kháng nấm theo đường uống.
Thuốc bôi trị nấm da mông.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo tư vấn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian uống thuốc để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
V – Cách trị nấm da ở mông tại nhà
Điều trị nấm mông tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên quen thuộc là phương pháp đơn giản và lành tính được nhiều người bệnh sử dụng khi bệnh nấm da mông mới khởi phát và ở mức độ nhẹ.
Nhưng người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài mới có thể mang lại hiệu quả. Dưới đây là 3 cách điều trị nấm da mông bạn có thể tham khảo và thực hiện:
1. Cách trị nấm da ở mông bằng tỏi
Tỏi có hàm lượng diallyl disulfide, azone và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng sát trùng và diệt khuẩn. Ngoài ra, tỏi còn chứa hoạt chất chống oxy hóa và tái tạo tế bào da.
– Để điều trị nấm da ở mông, trước tiên bạn cần chuẩn bị: 1 củ tỏi.
– Cách trị nấm da mông bằng tỏi như sau: Tỏi bóc bỏ vỏ, đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt.Vệ sinh vùng da mông sạch sẽ rồi lau khô nhẹ nhàng với khăn bông mềm.
Thoa nước cốt tỏi lên vùng da bị nhiễm nấm, không bôi lên vùng da lành. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần và liên tục trong 1 tuần.
2. Cách trị nấm ở mông bằng chuối xanh
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, chuối xanh có chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và tăng khả năng miễn dịch. Mủ chuối xanh rất giàu kali, vitamin C và B6 giúp ngăn chặn vi khuẩn nấm lây lan đồng thời tái tạo phục hồi vùng da bị tổn thương.
– Nguyên liệu cần có: 1 quả chuối xanh.
– Cách chữa bệnh nấm da mông bằng chuối xanh như sau: Rửa sạch quả chuối rồi cắt thành từng lát mỏng. Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bị nấm.
Sử dụng từng miếng chuối bôi đều lên vùng da bị nhiễm nấm. Có thể cố định lại bằng băng gạc y tế để tránh tình trạng bị cọ xát với quần áo. Nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.
3. Cách chữa bệnh nấm ở mông bằng lá trầu không
Theo các tài liệu Đông y, lá trầu không có tính ẩm, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, thường dùng điều trị các bệnh lý ngoài da.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, polyphenol trong lá trầu không có khả năng ức chế vi khuẩn và nhiều tác nhân gây hại cho da.
Chữa bệnh nấm ở mông tại nhà bằng lá trầu không.
(>> Xem thêm: Viêm da tiết bã/Viêm da dầu là gì? Có hết không? Cách điều trị )
Sử dụng lá trầu không để chữa nấm mông có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, loại bỏ tế bào gây bệnh đồng thời phục hồi da nhanh chóng. Cách chữa nấm ở mông bằng lá trầu không như sau:
– Nguyên liệu cần có: 1 nắm lá trầu không.
– Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không với nước sau đó ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.Vớt lá trầu không ra cho ráo nước rồi đem giã nát.
Sau khi vệ sinh vùng da mông nhiễm nấm sạch sẽ, bạn đắp lá trầu đã giã nát lên. Để lưu lại trên da ít nhất 30 phút để cho các tinh chất trong lá trầu có thể thấm sâu vào trong da. Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày để tiêu diệt các loại nấm ở mông.
Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.
VI – Cách chăm sóc da mông khi bị nấm
Trong quá trình điều trị nấm da mông, để việc điều trị đạt hiệu quả và nhanh chóng đẩy lùi bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Dù ngứa đến mấy bạn cũng không nên dùng tay hoặc các vật sắc nhọn để gãi ngứa. Việc làm này có thể khiến nấm da lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ. Tránh dùng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khiến tình trạng nấm da nghiêm trọng hơn.
– Giữ vùng da mông luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.
– Không mặc quần áo còn ẩm ướt, chưa khô hẳn. Nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
– Mặc quần áo, quần lót rộng rãi, thoải mái, làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
– Tránh mặc quần áo bó sát hoặc chật, làm từ các chất liệu sợi tổng hợp không có khả năng thấm hút mồ hôi.
– Thay quần áo ngay khi thấy cơ thể và vùng mông tiết ra nhiều mồ hôi gây ẩm ướt. Tránh để tình trạng da bị ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện cho nấm da sinh sôi, phát triển và lây lan.
– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học: Bằng cách tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi, tỏi, các loại hạt, nấm, thực phẩm bổ sung lợi khuẩn, ngũ cốc gồm lúa, ngô, khoai, bột mì….
Tránh hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống bia rượu; kiêng ăn thịt gà, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, sò, hoa quả giàu vitamin C, dưa muối, cà muối, sữa.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế thức khuya ngủ muộn; ngủ đủ giấc; tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày.
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, ga trải giường với người khác để tránh bệnh lây lan.
– Bệnh nấm da mông có thể tái phát sau khi điều trị, do đó người bệnh cần có các biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả, tránh để tình trạng tái phát nhiều lần chuyển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.
Sau khi điều trị nấm da mông khỏi, bạn có thể bôi kem bôi da Yoosun rau má lên vùng da mông bị nấm để tránh thâm ngừa sẹo.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.
Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong kem bôi da Yoosun rau má có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm da mông hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!