Bệnh nấm da lưng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bệnh nấm da lưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây đau rát, viêm nhiễm, thậm chí là lan ra toàn thân gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và cách phòng ngừa bệnh nấm da lưng qua bài viết dưới đây của Yoosun.vn các bạn nhé!
Hình ảnh nấm da lưng.
I – Nguyên nhân bị nấm da lưng
Nguyên nhân bị nấm da ở lưng là do một số loại nấm nhỏ có tên gọi chung là Dermatophytes gây ra. Các loại nấm phổ biến là trichophyton, malassezia furfur, epidermophyton và microsporum.
Nấm Dermatophyte gây bệnh nấm da ở lưng có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy khi dùng kính hiển vi. Loại nấm này có thể phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt và nóng ẩm.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nấm ở lưng nhưng những người có sự thay đổi về hormone trong cơ thể khiến hệ miễn dịch yếu đi hoặc người có làn da dầu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân bị nấm da ở lưng là do một số loại nấm nhỏ có tên gọi chung là Dermatophytes gây ra.
II – Dấu hiệu của bệnh nấm da lưng
Các dấu hiệu và biển hiện bị nấm da ở lưng phổ biến gồm:
– Vùng da ở lưng xuất hiện các vết sần nhỏ màu đỏ.
– Cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da lưng bị nhiễm nấm khiến người bệnh gãi liên tục. Càng gãi càng ngứa và các mảng đỏ càng lây lan rộng hơn.
– Xuất hiện vệt mảng màu đỏ, có viền rõ rệt kèm theo mụn nước lấm tấm.
Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách trị nấm ở lưng kịp thời, tránh tình trạng nấm da lưng lan rộng và gây biến chứng.
Vùng da ở lưng nhiễm nấm xuất hiện các vết sần nhỏ màu đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi liên tục.
III – Nấm da ở lưng có nguy hiểm không?
Bệnh nấm da lưng là bệnh lý về da không gây nguy hiểm. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây đau rát, viêm nhiễm, thậm chí là lan ra toàn thân và gây nhiều căn bệnh mãn tính như tổ đỉa, nấm á sừng… Bệnh cũng dễ tái phát trở lại nếu không được điều trị dứt điểm gây nhiều phiền phức và khó chịu.
Không chỉ vậy, bệnh nấm ở lưng còn rất dễ lây lan. Các con đường lây nhiễm của nấm da lưng gồm:
– Từ người sang người: Người khỏe mạnh tiếp xúc với người bị bệnh nấm da.
– Từ động vật sang người: Khi tiếp xúc với động vật (chó, mèo) bị nhiễm nấm.
Nấm da lưng nếu không điều trị kịp thời có thể lan ra toàn thân và gây nhiều căn bệnh mãn tính như tổ đỉa, nấm á sừng.
– Từ đồ vật sang người: Do tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt nhiễm nấm.
– Từ đất sang người: Trường hợp ít gặp, bạn có thể bị nấm da lưng do tiếp xúc với đất bẩn trong thời gian dài.
IV – Cách chữa nấm da lưng hiệu quả và an toàn
Bệnh nấm da lưng khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngứa ngáy gây căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu. Tùy từng mức độ và tình trạng nấm da của từng bệnh nhân mà bác sí sẽ chỉ định cách điều trị nấm da lưng phù hợp.
1. Thuốc trị nấm da lưng không kê đơn
Đối với trường hợp bị nấm da lưng nhẹ, bác sĩ có thể cho sử dụng các thuốc nước, thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc thuốc bột hoặc chống nấm không kê đơn như: Miconazole (Micatin, Monistat-Derm); Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex); Terbinafine (Lamisil).
Trường hợp bị nấm da lưng nặng bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống kê đơn.
2. Thuốc trị nấm da ở lưng kê đơn
Trường hợp bị nấm da nặng và không đáp ứng khi sử dụng thuốc trị nấm ở lưng không kê đơn, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi và uống kê đơn.
Trong đó, thuốc bôi gồm econazole (Spectazole), oxiconazole (Oxistat); thuốc uống gồm fluconazole (Diflucan), itraconazole (Sporanox), terbinaffine (Lamisil).
!Lưu ý: Khi áp dụng cách trị nấm da lưng bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
( → Xem thêm cách trị nấm da ở mặt như thế nào TẠI ĐÂY)
V – Phòng tránh bệnh nấm da lưng
Do mầm bệnh trải đều khắp lưng nên bệnh nấm da lưng có nguy cơ tái phát rất cao gây rất nhiều khó chịu và phiền phức.
Do đó, bên cạnh việc sử dụng cách trị nấm da ở lưng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng tránh bệnh tái phát trở lại:
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng cách tắm tối thiểu 1 lần/ngày, chú ý làm sạch thật kỹ vùng da lưng.
– Khi thấy cơ thể đổ nhiều mồ hôi, cần dùng khăn sạch lau và thay quần áo.
– Mặc quần áo làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng cách tắm tối thiểu 1 lần/ngày là cách phòng tránh bệnh nấm da lưng hiệu quả.
– Giặt khăn tắm thường xuyên, tối thiểu 2 ngày 1 lần.
– Sau khi sử dụng khăn tắm hãy phơi ra ngoài trời nắng để diệt vi nấm. Không nên phơi trong nhà tắm.
– Không dùng chung khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người khác.
– Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ luôn sạch sẽ và thoáng mát.
– Giặt chăn ga gối 2 tuần 1 lần.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, nhất là vào buổi sáng giúp tăng sức đề kháng cho làn da và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bệnh nấm da lưng hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống và sinh hoạt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm da lưng, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!