Dị ứng hạt điều: Biểu hiện và cách xử lý khi ăn hạt điều bị dị ứng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Hạt điều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy vậy, vẫn có trường hợp bị dị ứng hạt điều. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cách xử lý ra sai? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
I – Hạt điều là hạt gì?
Hạt điều còn có một tên gọi khác là hạt đào lột hột. Loài hạt này có nguồn gốc từ đất nước Brazil. Đến nay, miền Nam Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai đã trồng rất nhiều cây điều.
Các đặc điểm nhận biết hạt điều bao gồm:
– Hạt hình bầu dục uốn cong nhẹ. Dài và to khoảng bằng một đốt ngón tay.
– Bọc bên ngoài hạt điều có một lớp vỏ lụa mềm, màu nâu cà phê không đồng đều.
Hình ảnh hạt điều.
– Hạt điều rang có vị bùi bùi và hơi ngậy.
– Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể là: 157 calo, 1,68g đường, 5,17g protein, 8,56g carbohydrate, 0,9g chất xơ.
Vì vậy, hạt điều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh mỡ máu.
– Tăng oxy lên não, cải thiện trí nhớ.
– Ngăn ngừa ung thư.
– Hạn chế tình trạng béo phì.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người không nên ăn loại hạt này vì có thể bị dị ứng. Vậy nguyên nhân gây dị ứng với hạt điều là gì?
(>> Xem thêm: Dị ứng hàu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi ăn hàu bị dị ứng)
II – Nguyên nhân dị ứng khi ăn hạt điều
Hạt điều chứa hàm lượng protein cao. Và vì thế, hệ miễn dịch của một số người có thể hiểu nhầm rằng, protein này là chất gây hại.
Lúc này hệ miễn dịch sẽ phát đi tín hiệu, làm tăng nồng độ histamin và một số chất khác trong cơ thể, dẫn đến tình trạng dị ứng.
III – Biểu hiện dị ứng ăn hạt điều
Khi ăn hạt điều bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình sau đây:
– Ngứa ngáy là triệu chứng hay gặp nhất, thường ngứa ở da, miệng, cổ họng, mắt.
– Viêm họng, sưng họng, khó nuốt
Dấu hiệu dị ứng hạt điều.
– Sổ mũi, chảy nước mũi
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày
– Sốc phản vệ: Đây là phản ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu của sốc phản vệ là: khó thở, tim và mạch đập nhanh, hạ huyết áp, không nói được, sốc, người suy nhược, ngất xỉu, mất ý thức…
(>> Xem thêm: Bị dị ứng nên ăn gì?)
IV – Cách chữa dị ứng hạt điều nhẹ và nặng
Nguyên tắc điều trị dị ứng hạt điều là điều trị nguyên nhân. Nhưng trước đó, người bệnh cần đào thải hết hạt điều đã ăn ra ngoài bằng cách nôn. Sau đó nằm nghỉ ngơi.
– Với các triệu chứng ngoài da, người bệnh không nên gãi, tránh gây tổn thương da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng.
Có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, giúp giảm mẩn ngứa và dưỡng da.
Dùng Yoosun Rau má để giảm mẩn ngứa ngoài da.
– Với các triệu chứng tiêu hóa: Người bệnh nên uống thêm oresol để bổ sung điện giải và nước do thiếu hụt khi tiêu chảy hoặc nôn ói.
– Với biểu hiện khó chịu hô hấp nhẹ, người bệnh có thể xông thảo dược.
Khi đã áp dụng các biện pháp trên mà các triệu chứng khó chịu của dị ứng hạt điều vẫn không giảm, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin kết hợp cùng một số thuốc khác để giảm bệnh.
Đặc biệt, khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được các y tá, bác sĩ hoặc người có chuyên môn cấp cứu ngay lập tức để không dẫn đến nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng.
V – Lưu ý khi ăn uống để tránh bị dị ứng hạt điều
Người bị dị ứng hạt điều, có thể dị ứng ngay cả khi tiếp xúc, không nhất thiết phải ăn trực tiếp. Do đó, nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên hạn chế tiếp xúc da với hạt điều.
Với những người có thói quen ăn các loại hạt, có thể sử dụng hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô hoặc bánh quy mặn… để thay thế cho hạt điều.
Lưu ý thêm, hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm có thành phần từ hạt điều. Do đó, bạn nên đọc kỹ thành phần trước khi chọn mua.
Ngoài ra, ăn quá nhiều hạt điều cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Bởi vì acid palmitic và acid oleic thường sinh ra nhiều khí trong dạ dày. Đồng thời, ăn quá nhiều hạt điều mà bỏ qua các thực phẩm khác sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng.
Do đó, những người không bị dị ứng, cũng không nên ăn quá nhiều hạt điều để sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Như vậy, chúng ta đã biết cách xử lý khi bị dị ứng hạt điều. Nếu bạn còn băn khoăn gì, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 để được giải đáp thêm.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!