Tắm nước lá ngải cứu có tác dụng gì? Cách tắm ngải cứu cho trẻ
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Lá ngải cứu vừa là vị thuốc, vừa là một loại rau rất quen thuộc ở nước ta. Vì thế, nhiều mẹ hay truyền tai nhau cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tắm nước ngải cứu có tác dụng gì?
I – Tắm nước lá ngải cứu có tác dụng gì?
Dẫu biết tắm lá ngải cứu cho bé sẽ mang lại một vài lợi ích cho làn da và sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng biết cụ thể tắm ngải cứu có tác dụng gì?
Vì thế, Yoosun Rau má sẽ chia sẻ đến bạn các lợi ích khi tắm lá ngải cứu cho trẻ.
– Kháng khuẩn, kháng viêm
– Tác dụng tắm lá ngải cứu không thể bỏ qua đó là kháng khuẩn, kháng viêm.
– Y học ngày nay cũng đã tìm thấy trong lá ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm.
Do đó, phương pháp tắm nước lá ngải cứu cho bé phù hợp với các trường hợp bị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, phát ban…
Tắm lá ngải cứu có tốt không?
– Tăng khả năng đề kháng
Với khả năng sát trùng tốt, tắm nước ngải cứu sẽ ngăn ngừa một phần vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong cơ thể, từ đó giúp bé khỏe mạnh hơn.
(>> Xem thêm: Tắm lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh và người lớn )
II – Cách tắm nước lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mẹ thực hiện tắm ngải cứu cho bé như sau:
– Đầu tiên mẹ chuẩn bị một lượng lá ngải cứu vừa đủ. Nên chọn ngải cứu non vì có nhiều dưỡng chất hơn lá ngải cứu già.
– Mẹ rửa sạch lá ngải cứu với nước 2 – 3 lần. Sau đó, đem lá ngải cứu ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút.
Tắm nước ngải cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Lá ngải cứu vớt ra, để ráo nước, mẹ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ và tiến hành đun sôi. Khi lá ngải cứu chuyển sang màu vàng, mẹ tắt bếp.
– Bây giờ mẹ trộn nước ngải cứu (đã bỏ bã) với nước mát để lấy nước tắm có nhiệt độ phù hợp.
– Mẹ tắm cho bé như bình thường. Sau cùng tắm tráng bằng nước sạch là được.
(>> Xem thêm: Cách tắm lá kim ngân cho trẻ sơ sinh )
III – Lưu ý khi tắm bằng lá ngải cứu cho bé
Để tận dụng được hết tác dụng của tắm lá ngải cứu và hạn chế tác dụng phụ, mẹ nên lưu ý:
– Không tắm ngải cứu cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Vì tinh dầu trong lá ngải cứu dễ bay hơi, gây rối loạn tế bào gan.
– Lần đầu bé tắm lá ngải cứu mẹ không nên pha đặc vì chưa chắc da bé đã không phản ứng với loại nước lá này. Việc pha loãng sẽ hạn chế các triệu chứng nếu lá ngải cứu gây dị ứng cho da bé.
– Mẹ không nên lạm dụng cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi tuần nên tắm khoảng 2 lần là đủ.
– Trong trường hợp bé bị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, mẹ có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.
Sản phẩm được bán phổ biến tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên mẹ có thể dễ dàng tìm mua.
Kem bôi da quốc dân Yoosun Rau má.
Yoosun rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má và không chứa các chất gây hại cho da như corticoid, parabens… nên rất an toàn. Mẹ cứ yên tâm sử dụng cho bé nhé.
Ngoài làm dịu nhanh cảm giác khó chịu do muỗi đốt, côn trùng cắn, mẩn ngứa, rôm sảy, hăm tã… mẹ hoàn toàn có thể dùng Yoosun Rau má hàng ngày cho bé để dưỡng da và ngăn ngừa các vấn đề về da.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc da và tìm hiểu các tình huống sử dụng Yoosun Rau má, mẹ vui lòng liên hệ dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!