Tay chân miệng độ 2: Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm!
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tay chân miệng là dịch bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ đang học mẫu giáo. Bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị phù hợp. Tay chân miệng cấp độ 2 là cấp độ chuyển giao giữa mức độ nhẹ và dễ gặp biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tay chân miệng cấp độ 2.
I – Tay chân miệng độ 2 là gì? Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 2
Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tay chân miệng được chia thành bốn cấp độ là:
– Tay chân miệng độ 1: đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng, có thể điều trị ngoại trú và khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.
– Chân tay miệng độ 2: bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn, có thể gây ra các biến chứng nhẹ ở hệ thần kinh và tim mạch.
Hình ảnh bệnh chân tay miệng cấp độ 2.
– Bệnh chân tay miệng cấp độ 3: lúc này các biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp đã trở nên nghiêm trọng hơn.
– Bệnh tay chân miệng cấp độ 4: ở mức độ này, bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
Như vậy, có thể thấy, chân tay miệng cấp độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp giữa bệnh nhẹ và các biến chứng.
Bé bị tay chân miệng cấp độ 2 cần được điều trị tích cực để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
II – Nguyên nhân bé bị tay chân miệng độ 2
Bệnh tay chân miệng thường do các virus đường ruột gây ra.
Trong đó có hai chủng virus thường xuyên gây bệnh tay chân miệng là Coxsackievirus (A16) và Enterovirus 71 (EV71).
Đặc biệt, chủng virus EV71 thường có khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền virus từ người sang người thông qua dịch tiết mũi họng do ho, hắt hơi, sổ mũi; dịch của các phỏng nước ngoài da; phân của người bệnh…
Do vậy, việc vệ sinh sạch sẽ và cách ly Người bệnh là yếu tố giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng rất tốt.
III – Biểu hiện bệnh tay chân miệng độ 2
Sau đây sẽ là một số biểu hiện giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị tay chân miệng độ 2:
1. Triệu chứng của tay chân miệng độ 2a:
Triệu chứng tay chân miệng độ 2A thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng, cụ thể là:
– Trẻ bị giật mình mà không liên quan đến các âm thanh lớn, ngay cả khi đang chơi, đang thức, đang ngủ. Tần suất giật mình dưới hai lần trên 30 phút.
– Sốt cao kéo dài và không thuyên giảm sau khi đã uống thuốc hạ sốt. Nhiệt độ sốt trung bình là từ 38,5 độ C đến 39 độ C.
– Khi ăn hoặc khi bú, trẻ có thể bị nôn trớ.
– Trẻ quấy khóc rất nhiều. Cứ mỗi 15 đến 20 phút lại quấy khóc một lần. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
– Trẻ mệt mỏi, người lờ đờ.
2. Triệu chứng của bệnh chân tay miệng cấp độ 2b
Ở mức độ 2b, bệnh chân tay miệng đã trở nên nặng hơn và có các dấu hiệu rõ rệt hơn như là:
– Nhóm 1: Trẻ có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn. Trẻ thường xuyên giật mình với tần suất nhiều, trên hai lần trong vòng 30 phút. Mạch đập nhanh hơn 130 lần/phút.
Trẻ bị tay chân miệng độ 2 thường xuyên quấy khóc.
– Nhóm 2: Trẻ sốt rất cao trên 39,5 độ C, không có dấu hiệu hạ sốt sau khi đã uống thuốc hạ sốt. Mạch đập hơn 150 lần/phút. Giọng nói thay đổi, mắt chuyển lác, người lảo đảo…
IV – Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2A còn được đánh giá là mức độ nhẹ. Nếu được điều trị đúng cách, có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày giống như bệnh tay chân miệng cấp độ 1.
Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng cấp độ 2b lại không như vậy. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện khẩn cấp để điều trị tích cực, đề phòng nguy hiểm.
Các biến chứng của bệnh tay chân miệng cấp độ 2b rất khó hồi phục, thậm chí có khả năng gây tử vong.
V – Cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, cha mẹ cần chú ý các nguyên tắc dưới đây để xử lý kịp thời khi trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2.
– Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu sốt cao trên 38,5 độ C. Trường hợp sốt kéo dài dù đã uống thuốc, ba mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn uống thuốc hạ sốt đặc biệt.
Nên cho trẻ uống thêm Oresol để ngăn ngừa mất nước và bù chất điện giải khi trẻ tiêu chảy và nôn ói.
Cho trẻ uống thêm vitamin C và kẽm để thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc miệng và tăng cường sức đề kháng.
– Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm.
– Chú ý chế biến các món ăn đảm bảo dinh dưỡng, hợp khẩu vị để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Ba mẹ nên chú tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bị tay chân miệng.
– Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tay chân miệng cấp độ 2, ba mẹ không nên tự ý xử lý tại nhà mà cần đưa trẻ tới bệnh viện gấp.
Ở mức độ 2b, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Đồng thời, theo dõi sát sao mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác, nhịp thở…
Nếu có các biến chứng nguy hiểm hơn, bác sĩ có thể cho trẻ thở oxy, truyền tĩnh mạch Phenobarbital hoặc dùng Immunoglobulin.
Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về bệnh tay chân miệng cấp độ 2. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
- Bệnh tay chân miệng bội nhiễm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không? Giải đáp băn khoăn
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!