Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 29/08/2023

Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không? Giải đáp băn khoăn

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Chào dược sĩ, con gái tôi đang bị tay chân miệng nên bà nội bé không cho tắm vì sợ làm vỡ các bọng nước trên da. Nhưng thời tiết gần đây rất nóng nực khiến bé vô cùng bức bối. Vì thế tôi muốn nhờ dược sĩ tư vấn giúp trẻ bị chân tay miệng có tắm được không?”

trẻ bị chân tay miệng có được tắm khôngBé bị tay chân miệng có tắm được không?

Trả lời:

Chào bạn, hiện nay vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị tay chân miệng có nên tắm không? Vì thế qua bài viết dưới đây dược sĩ sẽ giúp bạn và các bậc phụ huynh khác giải đáp câu hỏi này.

I – Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Nhiều cha mẹ cho rằng, tắm cho trẻ bị chân tay miệng có thể làm vỡ các bọng nước trên da. Nên họ không dám tắm cho bé.

Vậy thực tế bệnh tay chân miệng có tắm được không? Câu trả lời là CÓ.

Bởi vì nếu không được tắm rửa hàng ngày, trẻ sẽ cảm thấy bí bách, ngứa ngáy, khó chịu. Vì ngứa ngáy nên theo thói quen trẻ sẽ gãi. Việc này sẽ làm các bọng nước vỡ ra nhiều hơn.

bé bị tay chân miệng có tắm được khôngTrẻ bị chân tay miệng có tắm được không?

Nguy hiểm hơn, khi không tắm, vi khuẩn sẽ tấn công, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

II – Cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Chúng ta đã biết bệnh tay chân miệng có được tắm không? Bây giờ sẽ cùng tìm hiểu cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng bạn nhé.

Bé bị tay chân miệng có thể tắm hàng ngày với xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch.

Ngoài ra, các loại nước lá tắm có khả năng khử khuẩn cũng có thể sử dụng như là nước tắm lá tía tô, diếp cá, chè xanh,…

Khi tắm cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm và tắm trong phòng kín gió, đề phòng trẻ bị cảm lạnh.

Mẹ không nên kỳ cọ quá kỹ hoặc tắm quá lâu. Thay vào đó hãy tắm trong thời gian ngắn nhất có thể và không kỳ cọ quá mức để tránh làm vỡ các bọng nước.

Sau khi tắm, mẹ dùng khăn bông mềm thấm khô da cho trẻ rồi mới mặc quần áo. Mẹ nhớ là không sử dụng lại quần áo đã mặc trước đó mà dùng quần áo mới cho bé.

Sau đó, mẹ có thể bôi Betadine 3% để đề phòng nhiễm trùng da. Cách sử dụng Betadine mẹ có thể tham khảo ý kiến dược sĩ nhà thuốc hoặc bác sĩ điều trị.

III – Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh quan tâm đến việc tắm rửa, ba mẹ cũng đừng bỏ qua những lưu ý tới đây khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhé.

1. Giảm sốt cho trẻ

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ tiến hành chườm ấm trên cổ, nách, bẹn trán để hỗ trợ hạ sốt.

Có thể cho bé uống paracetamol với liều lượng khoảng 10 đến 15 mg/kg. Sau 4 đến 6 giờ mà trẻ vẫn sốt cao, mẹ có thể cho bé uống liều thứ hai.

Trường hợp sốt cao không hạ sau 1 đến 2 ngày, mẹ còn đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cho bé uống loại thuốc hạ sốt đặc biệt.

2. Ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy và nôn ói

Tiêu chảy và nôn ói cũng là một triệu chứng thường gặp khi bé bị tay chân miệng. Để ngăn ngừa mất nước cho bé, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và Oresol theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.

3. Chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị tay chân miệng cần được ăn đủ bốn nhóm chất là tinh bột, chất xơ, chất đạm và protein.

Trẻ quá nhỏ có thể không tự vệ sinh được răng miệng sau khi ăn, mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh cho bé.

Đối với bé lớn hơn, mẹ nên nhắc bé súc miệng với nước muối loãng hai lần mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ nên chế biến thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm để bé dễ ăn, giảm ma sát trên các vết loét miệng.

4. Cho bé uống thêm kẽm và Vitamin C

Vitamin C và kẽm sẽ thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét trên niêm mạc miệng. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

trẻ bị tay chân miệng có nên tắm khôngMẹ có thể cho bé bị tay chân miệng uống thêm kẽm và Vitamin C.

5. Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé

Khi có các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức đề phòng diễn biến nguy hiểm:

– Trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt mãi không giảm.

– Trẻ giật mình nhiều, nhất là các bé giật mình trên hai lần trong vòng 30 phút.

– Trẻ khóc liên tục, có những bé khóc 15 đến 20 phút một lần.

Qua bài viết trên đây chúng ta đã được giải đáp bệnh tay chân miệng có được tắm không? Nếu bạn còn câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má trong giờ hành chính qua hotline miễn cước 1800 1125 để được tư vấn thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục