Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 28/08/2023

Bệnh tay chân miệng uống thuốc gì nhanh khỏi? Giải đáp chi tiết

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bị tay chân miệng uống thuốc gì có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có con nhỏ bị tay chân miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được trẻ nhỏ và người lớn bị tay chân miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Bé bị tay chân miệng uống thuốc gìBé bị chân tay miệng uống thuốc gì?

I – Người lớn và bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?

Người lớn và trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì? Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc đặc hiệu giúp điều trị tay chân miệng.

Thông thường bệnh này cũng sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Trong quá trình đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị triệu chứng. Cụ thể như sau:

1. Thuốc hạ sốt

Bệnh tay chân miệng nên uống thuốc gì? Người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, có thể uống thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc Paracetamol. Liều lượng sử dụng làm 10 đến 15 mg/kg.

Sau khi uống liều thứ nhất nếu vẫn còn sốt cao, người bệnh có thể uống liều thứ hai sau 4 đến 6 giờ.

Nếu người bệnh là trẻ nhỏ không uống được thuốc có thể sử dụng viên đặt hậu môn hạ sốt để thay thế.

Đồng thời có thể chườm khăn ấm để hỗ trợ hạ sốt.

2. Uống Oresol để bù nước và chất điện giải

Nếu trẻ bị tay chân miệng đi ngoài và nôn ói nhiều, mẹ có thể cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn trên bao bì để bù nước và bù chất điện giải cho trẻ.

Cùng với đó mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước hoa quả để bù nước.

3. Thuốc sát khuẩn

Một số loại thuốc sát khuẩn giúp bệnh nhi giảm đau do viêm loét miệng từ đó ăn ngon hơn có thể sử dụng là:

– Lidocain: dùng được cho mọi độ tuổi.

– Nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

– Súc miệng benzydamine dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

– Xịt miệng benzydamine dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gìTrẻ bị tay chân miệng nên uống thuốc gì?

4. Vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm sẽ thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương trên niêm mạc miệng do loét miệng gây nên.

5. Một số loại thuốc khác

Nếu triệu chứng của tay chân miệng nặng, cần nhập viện, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc mạnh hơn như:

– Thuốc chống co giật điều trị tại viện khi có các triệu chứng của viêm não, viêm màng não…

– Thuốc kháng sinh dưới sự theo dõi của bác sĩ nếu viêm não do vi khuẩn gây ra.

Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gìTrẻ em bị chân tay miệng uống thuốc gì?

– Thuốc chống co giật, thuốc chống phù não, kháng sinh phòng bội nhiễm nếu có dấu hiệu viêm não kèm rối loạn tri giác, co giật, liệt…

II – Những trường hợp nào không nên uống thuốc?

Các thuốc nêu trên chỉ điều trị triệu chứng tay chân miệng mà không phải là thuốc đặc trị bệnh. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có triệu chứng.

Trong trường hợp, không sốt cao thì không cần uống thuốc hạ sốt, không tiêu chảy hoặc nôn ói thì không cần bù nước và bù chất điện giải…

III – Lưu ý khi uống thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng

Dưới đây là một vài lưu ý bạn không nên bỏ qua khi sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng:

– Không nên sử dụng quá liều thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

– Không sử dụng các loại thuốc chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe như aspirin.

Bệnh tay chân miệng nên uống thuốc gì Bị chân tay miệng nên uống thuốc gì?

– Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi vì thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các triệu chứng của tay chân miệng. Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ nếu bội nhiễm.

– Trước khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ nhà thuốc.

Như vậy chúng ta đã biết bệnh chân tay miệng uống thuốc gì? Nếu cần được tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục