Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 25/08/2023

Bé bị chân tay miệng tắm lá gì nhanh khỏi? Gợi ý 8 loại lá tắm

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ bị tay chân miệng không những không cần kiêng tắm mà còn có thể sử dụng các loại lá dân gian để tắm. Vậy bé bị chân tay miệng tắm lá gì?

I – Tại sao nhiều người tắm lá khi bị tay chân miệng?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng bé bị chân tay miệng nên kiêng tắm vì có thể làm vỡ bọng nước.

Tuy nhiên quan niệm này không đúng bạn nhé. Vì nếu không tắm trong một thời gian dài sẽ khiến bé cảm thấy bí bách. Không những vậy, việc này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Do đó, mẹ có thể tắm hàng ngày cho bé bằng nước ấm.

Trong khi đó, các loại lá tắm dân gian thường có tính sát khuẩn nên có thể ngăn ngừa vi khuẩn tấn công ra bé khi đang bị tay chân miệng.

Vì thế khi trẻ bị tay chân miệng nhiều mẹ đã sử dụng lá dân gian để tắm cho bé.

Vậy trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay trong phần dưới đây!

II – Bé bị tay chân miệng tắm lá gì? 8 loại là tắm cho bé khi bị tay chân miệng!

1. Lá trà xanh

Lá chè xanh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và có tính hàn nên có thể dùng để nấu nước tắm cho bé khi bị tay chân miệng.

Tắm nước lá chè xanh sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng da, nhất là ở những nốt tay chân miệng bị vỡ.

2. Lá chè vằng

Tắm lá chè vằng có tác dụng thanh nhiệt và làm giảm sự phát triển của các bọng nước khi bị tay chân miệng.

Đồng thời, nước tắm lá chè vằng còn thúc đẩy làm lành các vết thương do bọng nước vỡ ra.

3. Lá diếp cá

Lá diếp cá cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng, nên thường được sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng.

Bé bị chân tay miệng tắm lá gìBệnh tay chân miệng tắm lá gì?

4. Lá kinh giới

Theo các chuyên gia, trong lá kinh giới có hoạt chất có khả năng sát trùng cho da và kháng viêm.

Do đó, tắm lá kinh giới giúp điều trị bệnh ngứa, phát ban do bệnh tay chân miệng rất tốt.

5. Lá rau sam

Lá rau sam có tính mát, giúp thanh độc và giải nhiệt hiệu quả. Mẹ có thể nấu nước lá rau sam để tắm cho trẻ hàng ngày khi bị tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gìBệnh chân tay miệng tắm lá gì?

6. Lá bạc hà

Được biết, lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa cùng rất nhiều vitamin. Bên cạnh đó, tắm nước lá bạc hà cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

Do đó, mẹ cũng có thể sử dụng nước lá bạc hà để tắm cho bé bị tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gìBé bị tay chân miệng tắm gì?

7. Lá nhọ nồi

Lá nhọ nồi được biết đến với khả năng tiêu viêm, sát khuẩn trong việc điều trị các vấn đề ngoài da. Khi bé bị tay chân miệng, mẹ cũng có thể nấu nước lá nhọ nồi để tắm cho bé.

8. Lá tía tô

Lá tía tô thường được dùng để nấu nước tắm nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da vì có tính kháng khuẩn, kháng viêm.

Ngay cả khi bị tay chân miệng, thì việc tắm nước lá tía tô cũng mang lại những hiệu quả nhất định.

Bé bị tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏiBé bị chân tay miệng tắm lá gì nhanh khỏi?

III – Lưu ý khi tắm lá cho bé bị tay chân miệng

Bên cạnh quan tâm đến vấn đề bé bị chân tay miệng nên tắm lá gì, mẹ cũng đừng bỏ qua các lưu ý dưới đây khi tắm lá cho bé nhé:

– Nên tắm cho bé ở nơi kín gió, nhất là vào mùa đông.

– Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho trẻ nhỏ là 35 đến 38 độ C.

– Không nên lau và kì cọ quá mức trên những vùng da đang bị phỏng nước, tránh làm chúng vỡ ra.

– Sau khi tắm cho trẻ, mẹ lên mặc quần áo sạch cho bé, không nên mặc lại quần áo cũ.

– Đối với các nốt phỏng nước bị vỡ ra và để lại vết thâm, sau khi tắm mẹ nên thoa kem bôi da Yoosun rau má cho bé.

bé bị tay chân miệng nên tắm lá gì

Thành phần của Yoosun rau má có chứa dịch chiết rau má và vitamin E nên hỗ trợ làm mờ thâm sẹo và dưỡng da hiệu quả.

Như vậy, chúng ta đã biết trẻ bị chân tay miệng nên tắm lá gì? Nếu mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 trong giờ hành chính.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục