Phân biệt thủy đậu và tay chân miệng: Biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thủy đậu và tay chân miệng là những dịch bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang trong độ tuổi học mẫu giáo. Vậy mẹ đã biết cách phân biệt tay chân miệng và thủy đậu chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phân biệt cũng như tìm ra cách chữa trị từng loại bệnh cho bé mẹ nhé!
Phân biệt thủy đậu và chân tay miệng.
I – Bệnh tay chân miệng và thủy đậu có gì giống nhau?
Thủy đậu và chân tay miệng đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, dễ tiến triển thành dịch. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em. Trong khi thủy đậu phổ biến với trẻ dưới 10 tuổi thì tay chân miệng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu có gì khác nhau?
Việc phân biệt chân tay miệng và thủy đậu thường khá khó khăn với những người không có chuyên môn. Vì biểu hiện rõ nét nhất của bệnh đều là những nốt phỏng nước trên da.
Vì thế, ngay trong phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem tay chân miệng khác thủy đậu ở điểm nào?
II – Bệnh thủy đậu khác chân tay miệng ở điểm nào? Phân biệt thủy đậu và tay chân miệng
Dưới đây là bảng so sánh thủy đậu và tay chân miệng:
Danh mục so sánh | Bệnh thủy đậu | Bệnh tay chân miệng |
Nguyên nhân | Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster. Thời điểm bùng phát dịch thường vào mùa đông. Bệnh lây truyền qua dịch tiết mũi họng bắn ra không khí khi nói chuyện, ho, sổ mũi hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước.
| Có hai chủng virus chính gây bệnh tay chân miệng là Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Thời điểm bùng phát dịch thường rơi vào tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 11. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua tiếp xúc với dịch của mụn nước, nước bọt, phân hoặc lây truyền trực tiếp qua đường miệng.
|
Biểu hiện của các nốt phát ban | Bệnh thủy đậu khởi phát bằng những nốt ban đỏ, sau đó chuyển thành mụn nước vòm mỏng, dần dần khô thành những nốt có vảy. Nốt phỏng nước thường gây cảm giác đau đớn, bỏng rát, cực kỳ khó chịu. Các nốt mụn này cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
| Bệnh tay chân miệng khởi phát bằng những nốt ban đỏ, sau đó chuyển thành mụn nước vòm dày. Nốt phỏng nước thường xuất hiện ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, bẹn… Thậm chí, chúng còn mọc ở trong miệng, họng… gây loét. Các nốt mụn nước này sẽ không gây đau rát và khó chịu nhiều. Thường tự teo lại rồi biến mất.
|
Mức độ nguy hiểm | Bệnh thủy đậu có thể biến chứng thành viêm tai, viêm phổi, viêm thanh quản, biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến viêm thận. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu là viêm não, viêm màng não, có thể dẫn đến tử vong.
| Bệnh tay chân miệng nếu không được điều trị phù hợp có thể gây biến chứng ở não, hệ thần kinh, hệ hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Do vậy cha mẹ cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các tiến triển bất thường của bệnh, nhằm đưa bé tới các cơ sở y tế kịp thời.
|
Cách chữa trị | Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Nhưng may mắn đây là bệnh lý lành tính có thể điều trị ngoại trú theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số lưu ý khi điều trị thủy đậu tại nhà là: – Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để không cọ xát lên các nốt mụn nước khiến chúng bị vỡ. – Hạn chế ra ngoài gió. – Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng dung dịch sát khuẩn, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng để tắm. – Nên cách ly để không lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Một số thuốc có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh thủy đậu là: – Bôi thuốc tím lên các nốt mụn nước để ngăn ngừa sẹo hình thành và kháng viêm. – Có thể bôi thuốc xanh methylen khi các nốt mụn nước đã vỡ ra. – Không dùng chất trị ngứa có chứa phenol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai. | Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Do đó trong quá trình bị bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể là: – Chườm khăn ấm hoặc uống Paracetamol để hạ sốt. – Uống thêm nước lọc, nước hoa quả, Oresol để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy và nôn ói. – Uống thêm vitamin C và kẽm để làm lành các vết thương trên niêm mạc nhanh hơn. Nếu có các triệu chứng liên quan đến viêm màng não nên sử dụng thêm thuốc chống co giật dưới sự giám sát của bác sĩ.
|
Cách phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng.
Như vậy qua bài viết trên đây chúng ta đã biết sự khác nhau của thủy đậu và chân tay miệng. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!