Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 07/09/2023

Bệnh tay chân miệng bội nhiễm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chân tay miệng bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến tay chân miệng bội nhiễm. Đừng bỏ qua nếu bạn đang có con trong giai đoạn đi học mẫu giáo nhé!

I – Bệnh tay chân miệng bội nhiễm là gì?

Bé bị tay chân miệng bội nhiễm là một trong những dấu hiệu chuyển nặng của bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng do các virus đường tiêu hóa gây ra như enterovirus 71 (EV71), Coxsackie 16.

Hầu hết các trường hợp tử vong do chân tay miệng đều có nguyên nhân là do chủng virus EV71.

Bệnh tay chân miệng bội nhiễmBội nhiễm tay chân miệng là gì?

Chân tay miệng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em đang độ tuổi học mẫu giáo.

Bệnh có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau như nước bọt, dịch của phỏng nước, dịch tiết ra do hắt hơi, sổ mũi, phân của người bệnh.

Sau khi nhiễm virus gây tay chân miệng, người bệnh nhiễm thêm các loại virus khác thì gọi là bội nhiễm.

II – Nguyên nhân gây chân tay miệng bội nhiễm là gì?

Một số nguyên nhân gây bội nhiễm chân tay miệng có thể kể đến là:

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ bị tay chân miệng không đúng cách: Ba mẹ dùng gạc, rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé. Tuy nhiên, việc ma sát như vậy có thể làm vỡ các phỏng nước trong khoang miệng của trẻ.

Lúc này, các loại vi khuẩn khác sẽ dễ dàng tấn công các vết thương này, gây ra bội nhiễm.

dấu hiệu bội nhiễm chân tay miệngKhông tắm rửa cho bé cẩn thận cũng là một nguyên nhân gây tay chân miệng bội nhiễm.

– Kiêng quá kỹ mà không tắm cho bé: không tắm lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển trên da, gây nhiễm trùng da. Kết hợp với virus gốc gây chân tay miệng sẽ sinh ra bội nhiễm.

III – Dấu hiệu bội nhiễm chân tay miệng

Những biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng đó là sốt nhẹ, phát ban da dưới dạng phỏng nước, loét miệng, biếng ăn,…

Các phỏng nước thường xuất hiện thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh tay, cẳng chân…

Khi bị tay chân miệng bội nhiễm, những nốt phỏng nước chuyển dần từ dịch màu trắng sang màu nâu đục. Khi được chăm sóc đúng cách, các bóng nước sẽ nhanh chóng lành lại và không để lại sẹo.

Ngược lại, bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm, gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim…

IV – Trẻ bị bội nhiễm chân tay miệng có nguy hiểm không?

Đa phần, bệnh chân tay miệng có thể bình phục sau vài ngày mà không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, chân tay miệng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh…

Tay chân miệng đã biến chứng lại thêm bội nhiễm thì càng nguy hiểm vì phải điều trị cùng lúc nhiều loại triệu chứng.

Do vậy, cha mẹ nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để hạn chế nhiễm thêm các loại virus gây bệnh khác.

V – Cách xử lý khi bị bội nhiễm chân tay miệng

Khi trẻ bị tay chân miệng và bị bội nhiễm, ba mẹ có thể xử lý như sau:

– Hiện chưa có thuốc đặc trị chân tay miệng, nhưng không có nghĩa là không có thuốc điều trị các loại virus gây bệnh khác.

Do vậy khi trẻ có các triệu chứng nặng hơn, ba mẹ lên cho bé đi khám để biết xem trẻ có nhiễm virus khác không. Nếu có, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

– Ba mẹ nên cho trẻ uống thêm vitamin C và kẽm để làm lành các vết loét trên niêm mạc miệng, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh chân tay miệng bội nhiễm là gìBa mẹ nên cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa nguy cơ mất nước do tiêu chảy.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Không sử dụng gạc, rơ lưỡi vì có thể làm loét miệng nhiều hơn.

– Nếu trẻ bị sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol. Liều lượng là 10 đến 15 mg/kg. Sau 4 đến 6 tiếng, nếu trẻ vẫn sốt cao có thể cho uống liều thứ hai.

Trẻ sốt cao trong nhiều ngày không hạ nên được đưa đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ có thể kê cho trẻ thuốc hạ sốt đặc biệt.

– Nên cho trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, việc này giúp bé có thêm năng lượng và giảm bớt mệt mỏi.

– Cho trẻ uống nhiều nước và uống thêm Oresol để bù nước cũng như chất điện giải khi bị tiêu chảy.

VI – Cách phòng ngừa tay chân miệng

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em ba mẹ nên thực hiện như sau:

– Vệ sinh cá nhân là điều cần thiết. Ba mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Ba mẹ cần nấu chín kỹ thức ăn trước khi cho bé ăn.

– Cần sát khuẩn khu vực vui chơi, đồ chơi, các bề mặt mà bé thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, tay nắm cửa…

– Nếu lớp học có bạn bị tay chân miệng thì ba mẹ nên cho bé nghỉ học một thời gian để tránh bị lây nhiễm.

– Trước khi nấu ăn và cho trẻ ăn, ba mẹ cũng nên rửa sạch tay và rửa sạch các dụng cụ nấu ăn.

Như vậy, chúng ta đã biết bệnh tay chân miệng bội nhiễm là gì. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục