Bé bị hăm tã nặng phải làm sao? Biểu hiện và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trẻ bị hăm tã kéo dài hoặc không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành hăm tã nặng tiềm ẩn nhiều biến chứng và gây khăn cho việc điều trị. Bé bị hăm tã nặng thường được điều trị bằng kem hoặc thuốc trị hăm theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
I – Bé bị hăm tã nặng là thế nào?
Hăm tã là bất kỳ vết phát ban nào hình thành ở vùng mặc tã của bé. Trong trường hợp nhẹ, da có thể đỏ và mềm. Hăm tã nghiêm trọng hơn có thể có vết loét hở, đau đớn. Các trường hợp nhẹ sẽ khỏi trong vòng ba đến bốn ngày nếu điều trị tại nhà. Trường hợp nặng hơn có thể cần điều trị y tế.
Hăm tã là vấn đề về da phổ biến nhất gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này được phân thành 5 cấp độ như sau:
– Cấp độ 1: Đây là cấp độ hăm tã nhẹ, vùng da mặc tã mọc các mụn nhỏ li ti ở một vùng nhỏ. Da ở vùng bị hăm tã có màu ửng hồng, dùng tay sờ vào có cảm giác hơi ấm so với vùng da bình thường.
– Cấp độ 2: Tình trạng hăm tã bắt đầu lan sang các vị trí khác ngoài khu vực mặc tã. Kèm theo đó, trẻ sẽ bị ngứa ngáy và liên tục dùng tay gãi.
Hình ảnh bé bị hăm tã nặng.
– Cấp độ 3: Đây là cấp độ hăm tã trung bình, vùng hăm ta lan rộng với mụn mọc dày đặc. Vùng da bị hăm dã có màu đỏ đậm.
– Cấp độ 4: Là cấp độ nặng, hăm tã gây tổn thương nặng và nguy hiểm cho da. Mụn nước mọc hoặc mụn mủ mọc nhiều trên da do da bị viêm và nhiễm khuẩn.
– Cấp độ 5: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất, hăm tã lan rộng ra nhiều vùng da khác nhau, da sưng đỏ và lở loét kèm theo chảy máu khiến trẻ đau đớn. Nếu không điều trị, hăm tã nặng ở trẻ rất nguy hiểm, có thể bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian điều trị.
Như vậy, trẻ bị hăm tã nặng là khi hăm tã ở giai đoạn 4 và 5. Ở giai đoạn này, ba mẹ không thể và không nên điều trị cho con tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời và đúng cách để tránh xảy ra nhiễm khuẩn để lại sẹo.
II – Dấu hiệu nhận biết bé hăm tã nặng
Các dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị hăm tã nặng gồm:
– Hăm tã lan rộng sang cả các vùng da xung quanh.
– Da đỏ và sưng tấy kèm theo đau đớn.
– Vùng da bị hăm tã đỏ, thô, nứt hoặc chảy máu.
– Phát ban bao phủ một khu vực rộng lớn: có thể có đường viền màu đỏ tươi hoặc tệ hơn ở các nếp nhăn, nếp gấp.
– Trẻ bị ngứa, hơi rát do các mụn nước bắt đầu mọc.
– Mọc nhiều mụn nước, mụn mủ trên dùng da bị hăm tã.
Vùng da bị hăm tã nặng đỏ, thô, nứt hoặc chảy máu.
– Vùng da bị hăm tã xung huyết, nóng đỏ.
– Mọc các mụn nước, mụn nhọt (có thể chảy mủ), vết loét, mụn nhọt hoặc các vết sưng đỏ khác.
– Trẻ bị sốt: đây là dấu hiệu của nhiễm trùng da do vi khuẩn.
– Tiêu chảy, phân cứng.
– Đi tiểu nhiều lần.
– Trẻ ốm yếu, không vui.
– Trẻ thường xuyên quấy khóc, không thể ngủ được.
– Có máu trong phân của bé.
*Lưu ý: Nếu trẻ có các dấu hiệu tã nặng kể trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời giúp giảm các nguy cơ biến chứng.
III – 5 nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã nặng
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm tã nặng là do ba mẹ không kịp thời điều trị ở 3 giai đoạn đầu và để kéo dài. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, cụ thể gồm:
1. Do điều trị muộn gây nhiễm nấm, nhiễm khuẩn
Điều trị muộn hăm tã là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm tã nặng. Vùng da bị hăm tã luôn trong trạng thái ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển khiến hăm tã nặng hơn.
– Nhiễm nấm men: Hăm tã do nhiễm trùng nấm men là một loại hăm tã nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra khi trẻ dùng thuốc kháng sinh, trực tiếp hoặc qua sữa mẹ nếu mẹ đã dùng loại thuốc đó.
– Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ và phát triển nhanh chóng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp của tã lót của bé. Loại hăm tã nghiêm trọng này có thể nguy hiểm nếu không được điều trị.
2. Do trẻ có làn da nhạy cảm
Da của trẻ nhỏ vốn rất non nớt và nhạy cảm nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những trẻ có da nhạy cảm do chàm da, dễ bị kích ứng, da bị giảm sức đề kháng, viêm da cơ địa sẽ dẫn tới tình trạng hăm tã nặng hơn.
3. Do thường xuyên mặc tã cho bé
Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng hăm tã ở trẻ nghiêm trọng hơn. Khi trẻ bị hăm tã, nếu mẹ vẫn mặc tã bỉm cho con hành ngày sẽ khiến vùng da bị hăm tã không được trao đổi không khí.
Ngược lại vùng bị hăm thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu, phân nên luôn luôn ở trong trạng thái ẩm ướt và bí bách. Chính điều này đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển khiến hăm tã nặng hơn.
Trẻ bị hăm tã nặng do ba mẹ để kéo dài không điều trị ngay khi ở giai đoạn nhẹ.
4. Lạm dụng phấn rôm
Nhiều ba mẹ cho rằng, phấn rôm có công dụng kháng khuẩn nên thường xuyên thoa lên vùng da hăm tã cho con sau khi vệ sinh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lần, vì phấn rôm khiến da thêm bí bách, dùng lâu sẽ làm tắc lỗ chân lông khiến hăm tã ở trẻ nặng hơn.
5. Do thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh khi đang bị hăm tã vô tình triệt tiêu đi cả các vi khuẩn có lợi. Từ đó tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển khiến tình trạng hăm tã nặng thêm.
IV – Trẻ bị hăm tã nặng nguy hiểm thế nào?
Trẻ bị hăm tã nặng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thay đổi màu da, nhiễm trùng da và nhiễm trùng nấm men:
1. Thay đổi màu da
Ở những em bé có làn da nâu hoặc đen, chứng hăm tã có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng sáng màu hơn. Điều này được gọi là giảm sắc tố sau viêm.
Tình trạng làm sáng da nhẹ thường hết sau vài tuần. Da bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để trở lại màu sắc bình thường.
2. Nhiễm trùng da
Hăm tã nặng có thể phát triển thành nhiễm trùng và không đáp ứng với điều trị. Điều này gây mất thời gian cũng như chi phí khi điều trị hăm tã cho bé.
3. Nhiễm trùng nấm men
Trẻ bị hăm tã kéo dài còn có thể bị biến chứng nhiễm trùng nấm men. Các triệu chứng nhận biết là phát ban sưng tấy có vảy trắng, mụn nhỏ màu đỏ bên ngoài vùng tã hoặc mẩn đỏ ở các nếp gấp da.
Trẻ bị hăm tã nặng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thay đổi màu da, nhiễm trùng da và nhiễm trùng nấm men.
V – Bé bị hăm tã nặng phải làm sao? Cách điều trị
Khi trẻ bị hăm tã nặng, ba mẹ không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà theo kinh nghiệm dân gian hoặc truyền miệng. Vì điều này có thể khiến tình trạng hăm tã nghiêm trọng hơn và gây biến chứng nguy hiểm cũng như kéo dài thời gian điều trị.
Thay vào đó, ba mẹ nên làm theo hướng dẫn sau của chúng tôi:
1. Thăm khám bác sĩ ngay
Điều đầu tiên ba mẹ nên làm khi phát hiện trẻ hăm tã nặng là đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng hăm tã của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
2. Dùng kem hoặc thuốc trị hăm tã theo chỉ định
Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tình trạng hăm tã mà bác sĩ có thể chỉ định kem hoặc thuốc trị hăm cho bé:
– Dùng kem trị hăm: Trường hợp vùng da bị hăm tã chưa bị lở loét, ba mẹ có thể dùng kem trị hăm cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Kem trị hăm tã có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp màng ngăn chặn vi khuẩn, sát khuẩn đồng cân bằng độ ẩm nuôi dưỡng làn da của bé.
Trẻ hăm tã nặng bôi gì? Ba mẹ có thể dùng kem Yoosun Rau má cho con, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm, đồng thời kích thích tái tạo da và giúp da mau chóng phục hồi.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.
Đồng thời, kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.
Đặc biệt, kem Yoosun rau má được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính, dùng được cho mọi làn da từ trẻ sơ sinh. Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trị hăm tã cho bé, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng với Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má. Với thành phần chính là chiết xuất rau má, chiết xuất củ gừng và bisabolol, sản phẩm giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má không chứa sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol, không corticoid, không parabens nên an toàn cho da, kể cả làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để trị hăm tã bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má, ba mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Tắm rửa bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để loại sạch da.
Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên các vùng da bị hăm tã. Mỗi ngày, nên thoa kem khoảng 2-3 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm tã sẽ dịu xuống.
Kem bôi mát lành làn da Yoosun Rau má.
– Dùng thuốc trị hăm: Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng với các triệu chứng như mụn mủ vỡ gây lở loét, trẻ bị sốt, phù nề diện rộng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị hăm tã cho bé phù hợp và hiệu quả.
Có 4 nhóm thuốc được bác sĩ dùng trong điều trị hăm tã nặng cho bé gồm:
– Thuốc chống viêm: Tác dụng giảm ngứa; ức chế các phản ứng viêm; giảm sưng đỏ, ngứa rát.
– Thuốc sát trùng: Công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giảm viêm nhiễm.
– Thuốc chống nấm: Giúp tiêu diệt và ngăn ngừa nấm phát triển, cải thiện vùng da bị hăm do nhiễm nấm.
– Thuốc kháng sinh: Để tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây vi dẫn đến tổn thương nặng tại vùng da hăm; giảm các biểu hiện sưng, đỏ, đau.
Lưu ý: Ba mẹ nên tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc điều trị hăm của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con và cũng không lấy thuốc của trẻ khác có bệnh tương tự áp dụng cho con mình.
3. Kết hợp chăm sóc đúng cách
Bên cạnh việc dùng kem và thuốc trị hăm thì việc chăm sóc vùng da hăm tã đúng cách cũng rất quan trọng để giúp quá trình phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, khi trẻ bị hăm tã nặng, ba mẹ cần chú ý những điều sau:
– Ngưng mặc tã, đảm bảo vùng da hăm tã luôn sạch sẽ và khô thoáng: Khi trẻ bị hăm tã điều đầu tiên mẹ nên làm là ngừng cho trẻ mặc tã. Điều này giúp cho vùng da bị hăm tã luôn sạch sẽ, thông thoáng không bị tiếp xúc với phân và nước tiểu giảm hăm và giảm nhiễm trùng.
– Vệ sinh vùng da bị hăm tã đúng cách: Nhẹ nhàng làm sạch vùng tã của bé bằng nước và khăn mềm. Khi vệ sinh cần tránh chà xát vùng da đó để tránh tình trạng kích ứng trầm trọng hơn. Tránh sử dụng các loại khăn lau có chứa cồn và hương thơm. Nếu bé bị mẩn ngứa nặng, hãy dùng bình xịt nước để lau và rửa sạch mà không cần chà xát.
– Lau khô nhẹ nhàng, đừng chà xát: Tốt nhất hãy để khu vực bị hăm tã khô hoàn toàn tự nhiên trong không khí. Hãy nhớ rằng, chà xát hoặc chà xát quá mạnh sẽ chỉ làm tổn thương làn da của bé nhiều hơn.
Ba mẹ nên dùng kem và thuốc trị hăm theo chỉ định của bác sĩ.
– Đừng quấn tã cho bé quá chật, đặc biệt là qua đêm: Giữ tã của trẻ lỏng để các bộ phận ướt và bẩn không cọ xát vào da của trẻ nhiều.
– Không nên tắm nước lá cho trẻ nếu có vết thương hở: Vì tắm nước lá lúc này có thể gây nhiễm trùng. Trong thời gian bị hăm tã nặng, ba mẹ chỉ nên tắm nước ấm để an toàn cho da của trẻ.
VI – Có thể phòng ngừa hăm tã nặng ở trẻ không?
Thay vì tìm cách trị hăm tã nặng, ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa hăm tã ở trẻ tiến triển nặng thông qua một số cách sau:
1. Điều trị ngay khi thấy trẻ bị hăm tã
Thay vì tìm cách chữa hăm tã nặng, ba mẹ nên chữa trị hăm tã cho con ngay khi mới phát hiện, tránh tình trạng để hăm tã kéo dài.
Nếu sau 3-5 ngày điều trị tại nhà, hăm tã của bé không cải thiện hoặc có dấu hiệu tiến triển nghiêm trọng hơn, ba mẹ nên đến đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và chữa trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
2. Giữ vùng da mặc tã sạch sẽ và khô ráo
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là giữ cho vùng mặc tã sạch sẽ và khô ráo. Một số mẹo chăm sóc da đơn giản có thể giúp ích:
– Thay tã thường xuyên: Loại bỏ tã ướt hoặc bẩn cho bé càng sớm càng tốt. Tã dùng một lần có chứa gel thấm hút có thể giúp ích vì chúng hút ẩm ra khỏi da.
– Rửa sạch phần mông của bé bằng nước ấm trong mỗi lần thay tã: Một số khăn lau trẻ em có thể gây khó chịu, vì vậy hãy sử dụng khăn lau không chứa cồn hoặc nước hoa. Thay vào đó, ba mẹ nên dùng nước ấm cùng với nước có xà phòng hoặc sữa rửa mặt nhẹ.
– Nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên: Tránh chà xát mông của bé; không sử dụng bột Talc (một loại khoáng chất dạng bột mềm mịn màu trắng, xanh hoặc xám, không mùi) vì có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở trẻ
– Thoa kem hoặc thuốc mỡ bảo vệ: Các loại kem chống hăm tã tốt nhất có chứa oxit kẽm hoặc thạch dầu mỏ. Những loại thuốc mỡ này thường đặc và không cần phải loại bỏ hoàn toàn ở lần thay tã tiếp theo.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là giữ cho vùng mặc tã sạch sẽ và khô ráo.
– Sau khi thay tã, hãy rửa tay thật kỹ: Rửa tay có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác trên cơ thể bé, cho bạn và các bé khác.
– Cho phép luồng không khí dưới tã: Cố định tã nhưng không quá chặt để luồng không khí có thể lưu thông dưới tã. Tránh mặc tã quá chật vì có thể cọ xát vào da. Hãy tạm dừng sử dụng tã lót bằng nhựa hoặc tã bó sát cho bé.
– Hạn chế mặc tã, cho vùng da mông được “thở” nhiều hơn: Khi có thể, ba mẹ không cần mặc tã cho bé. Để da tiếp xúc với không khí là cách tự nhiên và nhẹ nhàng giúp da khô.
– Tắm cho bé hàng ngày: Cho đến khi vết hăm tã biến mất, ba mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày. Sử dụng nước ấm với xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc chất tẩy rửa nhẹ không chứa xà phòng.
3. Tránh các sản phẩm gây kích ứng
Tránh các sản phẩm có thể gây kích ứng da hoặc gây đau cho bé, chẳng hạn như khăn lau có chứa cồn, nước hoa, chất làm mềm vải, chất tẩy rửa…
Nếu sử dụng tã tái sử nhiều lần, ba mẹ cần đảm bảo giặt tã cẩn thận để loại bỏ tất cả vi trùng. Đảm bảo giặt sạch hoàn toàn xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
VII – Câu hỏi thường gặp
Một số thắc mắc của ba mẹ về tình trạng hăm tã nặng sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Trẻ hăm tã nặng bao lâu thì khỏi?
Nếu như trẻ bị hăm tã nhẹ chỉ mất khoảng 3 – 4 ngày là có thể khỏi hoàn toàn thì thời gian điều trị hăm tã nặng sẽ lâu hơn rất nhiều, thường là từ khoảng 2-4 tuần.
Thời gian điều trị hăm tã nặng phụ thuộc phần lớn vào phương pháp điều trị cho trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, hăm tã nặng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và để lại sẹo trên da trẻ.
2. Bé bị hăm tã nặng ba mẹ nên làm gì?
Khi bé bị hăm tã nặng, ngoài việc thăm khám bác sĩ ngay và tuân thủ đúng chỉ định điều trị, ba mẹ cũng nên thực hiện một số điều sau khi chăm sóc con:
– Theo dõi vùng da hăm tã thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị kịp thời.
– Hạn chế tối đa mặc tã cho con, chỉ mặc khi thực sự cần thiết như lúc đi ngủ hoặc khi đi ra ngoài. Điều này giúp da được thông thoáng, hạn chế da tiếp xúc với tã bỉm.
– Nếu cho bé mặc tã, ba mẹ cần chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ (4 giờ 1 lần) hoặc thay ngay khi bé đi ị.
– Lựa chọn tã bỉm chất lượng của thương hiệu uy tín, có khả năng hút ẩm tốt, độ thông thoáng cao, tránh vùng da mặc tã bị bí bách và ẩm ướt.
– Vệ sinh vùng mặc tã cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm.
3. Trẻ bị hăm nặng ba mẹ không nên làm gì?
Khi chăm sóc trẻ bị hăm tã nặng, ba mẹ cần đặc biệt chú ý không nên làm những việc dưới đây:
– Lạm dụng phấn rôm.
– Cho bé mặc tã cả ngày, lâu không thay.
– Dùng kháng sinh tùy tiện, quá liều.
– Tắm cho bé bằng nước lá khi trên da có tổn thương.
– Chà xát da bé quá mạnh khi tắm hoặc lau rửa.
– Trong đa số các trường hợp, bé bị hăm tã nặng nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì tình trạng sẽ thuyên giảm sau khoảng 2-4 tuần. Trong quá trình chữa trị hăm tã cho con, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ba mẹ nên thông báo với bác sĩ ngay để có hướng khắc phục kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề bé bị hăm tã nặng hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.uptodate.com/contents/diaper-rash-in-infants-and-children-beyond-the-basics/print
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11037-diaper-rash-diaper-dermatitis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/diagnosis-treatment/drc-20371641
https://www.healthline.com/health/adult-diaper-rash#symptoms
https://medbroadcast.com/condition/getcondition/diaper-rash
https://www.webmd.com/parenting/diaper-rash-treatment
https://www.healthpartners.com/blog/can-diaper-rash-be-serious/
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!