Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 10/06/2024

Trị hăm bằng lá khế hiệu quả không? 5 Cách thực hiện đơn giản

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trị hăm bằng lá khế được đánh giá là phương pháp an toàn, lành tính đối với trẻ nhỏ. Nếu bạn cũng đang muốn cải thiện tình trạng hăm da cho bé bằng nguyên liệu này hãy tham khảo ngay một số cách chúng tôi gợi ý dưới đây.

I – Thành phần, công dụng của lá khế đối với sức khỏe

Khế là một trong những loại quả dân dã được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt cùng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ vậy, lá khế cũng là một vị quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe

Trong một số nghiên cứu cho thấy trong lá khế có chứa một số chất như: Đường khử, tanin, Alkaloid, triterpene, flavonoid, steroid…

Thông qua một số thử nghiệm đã được thực hiện bằng việc ức chế albumin bởi nhiệt từ cao chiết lá khế. Kết quả cho thấy, một số thành phần của lá khế còn có tác dụng kháng viêm in vitro.

Trong lá khế có chữa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa, dị ứng trên da. Không chỉ vậy, lá khế còn có tác dụng giải nhiệt, thanh mát cơ thể.

Lá khế có trị hăm da được khôngLá khế giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da.

Ngoài ra, lá khế còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe như:

1. Thúc đẩy tiêu hóa

Lá khế chứa nhiều chất xơ tự nhiên nên khi sử dụng đúng cách sẽ làm giảm chứng táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Chưa hết, lá khế sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng trong cơ thể một cách hợp lý, đồng thời làm tăng sinh khả dụng của một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết.

Khi sử dụng nước được sắc bằng lá khế sẽ giúp trị chứng viêm thông qua việc thải độc, loại bỏ vi khuẩn gây viêm ruột ra ngoài. Quả khế hoặc lá khế được dùng như một vị thuốc tự nhiên thân thiện với đường ruột, từ đó giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.

2. Điều hòa huyết áp

Đây cũng là một trong những công dụng mà lá khế mang lại. Những chất được chiết xuất từ lá khế sẽ tạo nên sự ức chế co lại của mạch máu. Từ đó, hỗ trợ việc lưu thông máu khắp cơ thể và điều hòa huyết áp ổn định.

Một số chất có trong lá khế như saponin, phytochemical, Flavonoid…còn giúp hạ huyết áp. Vì vậy, lá khế được sử dụng cho người bệnh khi gặp phải các vấn đề về huyết áp.

3. Giảm mẩn ngứa, nổi mề đay

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, trong lá khế có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như kẽm, sắt, magie, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng còn chứa một số chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng, ngứa ngáy ở da.

Việc sử dụng lá khế còn giúp cơ thể mát hơn, thanh nhiệt và nhuận tràng. Nhờ vào đặc điểm này nên lá khế được sử dụng nhiều trong việc điều trị các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, mề đay hiệu quả.

II – Lá khế trị hăm da được không?

Lá khế mang đến rất nhiều công dụng khác nhau trong việc điều trị một số bệnh. Ngoài ra, một số người còn truyền tai nhau cách trị hăm bằng lá khế. Vậy lá khế có chữa hăm được không?

Dân gian thường sử dụng lá khế để trị hăm da cho bé bởi loại lá này có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn. Một số nghiên cứu cũng chó thấy, lá khế có đặc tính chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn và làm mát da… nhờ đó giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm da hiệu quả.

1. Lá khế có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn

Hăm da là bệnh gây nên bởi vi khuẩn, nấm… hoặc do thói quen mặc quần áo chật, bí bách, bị bí mồ hôi làm xuất hiện vùng da đỏ kèm theo nốt phỏng, ngứa, có vảy…Vì vậy, bạn có thể dùng lá khế chữa hăm da cho bé.

Cách trị hăm bằng lá khếLá khế có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn giúp cải thiện tình trạng hăm da.

Trong lá khế có chứa flavonoid giúp tiêu diệt, loại bỏ những vi khuẩn gây dị ứng và ngứa da. Tắm nước lá khế còn giúp ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại cho làn da của trẻ nhỏ.

2. Lá khế có khả năng chống oxy hóa

Theo một số nghiên cứu từ y học hiện đại, trong lá khế có chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng với Flavonoid… giúp chống oxy hóa. Nhờ đó, giúp bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ tránh khỏi những tác nhân gây hại.

3. Làm mát da

Lá khế có vị chua, chát, tính bình nên có công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt. Nhờ đó, khi bạn dùng lá khế trị hăm da cho bé sẽ giảm nóng và giảm kích ứng da và đẩy nhanh quá trình hồi phục hơn.

4. Làm sạch da

Tắm nước lá khế làm sạch da giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, tinh dầu lá khế còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp bảo vệ làn da, ngăn ngừa hăm da xuất hiện.

III – 5 cách trị hăm bằng lá khế đơn giản ngay tại nhà

Trị hăm bằng lá khế có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau như: tắm, đắp lá, kết hợp cùng một số nguyên liệu khác…
Nếu bạn đang muốn cải thiện tình trạng hăm da cho bé bằng nguyên liệu này có thể tham khảo một số cách chúng tôi gợi ý dưới đây:

1. Tắm nước lá khế trị hăm da

Tắm lá khế trị hăm da là cách được nhiều mẹ lựa chọn bởi tính tiện lợi, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế rồi mang rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng và vớt ra để ráo.

– Bước 2: Vò nát lá khế, bắc nồi lên bếp thêm 2 -3 lít nước đun sôi lên. Khi nước sôi bạn thả lá khế vào rồi đun thêm 3-5 phút nữa.

– Bước 3: Đợi nước nguội bạn lọc lấy phần nước cốt, bỏ hết bã đợi nước nguội rồi hòa thêm nước lọc tắm cho bé.

Nước là khế trị hăm daĐun nước lá khế tắm cho bé.

Khi tắm nước lá khế trị hăm cho bé bạn chỉ nên tắm 1 lần/ngày, không lạm dụng quá mức gây phản tác dụng. Không tắm quá lâu, thời gian tắm tối đa chỉ 10 phút.

Không nên dùng nước lá khế quá đặc để tránh gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khiến cho tình trạng hăm da trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm xong nên tráng lại người bằng nước sạch.

2. Thoa nước cốt lá khế

Có rất nhiều cách dùng lá khế trị hăm bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Thoa nước cốt lá khế lên vùng da bị hăm sẽ giúp làm mát da, dịu da từ đó cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế rồi rửa sạch.

– Bước 2: Cho lá khế vào trong cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra.

– Bước 3: Bạn dùng rây lọc lấy nguyên phần nước cốt lá khế bỏ hết phần bã.

– Bước 4: Vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ, sau đó dùng bông băng thấm nước này thoa trực tiếp lên vị trí bị hăm. Để yên trong khoang 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

3. Trị hăm da bằng lá khế kết hợp lá trà xanh

Thông tin trên trang pharmeasy.in thì lá trà xanh có nhiều đặc tính nổi bật giúp làm mát và giải nhiệt cơ thể. Chính vì vậy, bạn có thể dùng lá khế kết hợp cùng với lá trà xanh để trị hăm da cho bé.

Cách trị hăm da bằng lá khếDùng lá khế và lá trà xanh trị hăm da cho trẻ.

Những hợp chất có trong trà xanh cùng lá khế sẽ giúp cải thiện tình trạng kích ứng, đau rát ở vùng da bị hăm. Bạn có thể dùng 2 nguyên liệu này đun nước để tắm cho bé hằng ngày.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế vùng 1 nắm là trà xanh còn tươi.

– Bước 2: Cho 2 nguyên liệu này vào nước rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng trong khoảng 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.

– Bước 3: Cho 1,5 lít nước vào nồi rồi cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào đun trong khoảng 15 phút cho các tinh chất có trong trà xanh và lá khế hòa tan trong nước.

– Bước 4: Tắt bếp đổ nước ra chậu và vớt bỏ hết phần bã. Sau đó bạn pha thêm nước mát rồi tắm cho bé. Sua khi tắm xong bạn nên tráng lại người bằng nước sạch, dùng khăn lau khô người rồi mặc lại quần áo.

4. Dùng lá khế trị hăm cùng muối biển

Lá khế kết hợp cùng với muối biển sẽ giúp giảm triệu chứng sưng đỏ và tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, hạn chế nguy cơ bội nhiễm da. Vì vậy, ngoài việc kết hợp cùng với lá trà xanh bạn có thể kết hợp cùng với muối biển.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Hái 1 nắm lá khế rồi rửa sạch, vớt ra để ráo.

– Bước 2: Cho lá khế vào trong cối giã nát cùng với một chút muối biển.

– Bước 3: Vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp trên để trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn dùng nước ấm để rửa lại và thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

5. Trị hăm da cho bé bằng lá khế và lá ổi

Lá ổi cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ miễn dịch cho da và điều trị dị ứng. Theo thông tin trên trang pharmeasy.in cho thấy, các hợp chất có trong lá ổi giúp giúp ức chế sự giải phóng histamin đây là một trong những nguyên nhân gây dị ứng.

Vì vậy, khi trẻ bị hăm da bạn có thể dùng lá khế kết hợp cùng với lá ổi để tăng hiệu quả điều trị.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, 1 nắm lá ổi rồi mang tất cả rửa sạch với nước.

– Bước 2: Cho 2 lít nước, lá khế, lá ổi vào nồi rồi đun sôi 10 phút.

– Bước 3: Đổ nước ra chậu vớt bỏ phần bã và pha thêm nước lạnh vào để tắm cho bé. Bạn nên tráng lại người cho bé bằng 1 lần nước sạch để loại bỏ hết cặn bẩn còn bám lại trên người bé.

IV – Trị hăm cho bé bằng lá khế cần lưu ý điều gì?

Trị hăm bằng lá khế được đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao trong khi áp dụng bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

1. Nên dùng lá khế chua tắm cho bé

Cách trị hăm cho bé bằng lá khếDùng lá khế chua để tăng hiệu quả khi trị hăm da.

Nhiều mẹ khi muốn dùng lá khế trị hăm da cho bé băn khoăn không biết nên dùng lá khế chua hay khế ngọt. Theo chia sẻ của nhiều người đã từng áp dụng phương pháp này thì dùng lá khế chua hiệu quả hơn lá khế ngọt.

2. Thử phản ứng trước khi áp dụng

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm, chính vì vậy khi áp dụng bất cứ phương pháp nào bạn cũng nên thử phản ứng trước. Điều này giúp bé tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn như dị ứng hay kích ứng.

Để thử phản ứng bạn lấy nước cốt lá khế thoa lên vùng da ở tay và đợi khoảng 10 phút. Nếu như không có hiện tượng bất thường nào xảy ra thì bạn có thể yên tâm áp dụng cách trị hăm da này.

3. Chọn lá khế tươi và sơ chế sạch sẽ

Để tăng tính hiệu quả khi trị hăm bằng lá khế bạn nên sử dụng loại lá còn tươi, non không sâu bệnh. Nện chọn những loại lá có xuất xứ rõ ràng, tránh mua lá bị phun thuốc trừ sâu khi sử dụng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Trước khi dùng lá khế đun nước hoặc giã nát trị hăm bạn cần phải sơ chế sạch sẽ. Loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn bám vào bằng cách ngâm với nước muối. Điều này giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng.

4. Không dùng lá khế trị hăm da khi có vết thương hở, nhiễm trùng

Nếu vùng da hăm của bé có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có vết thương hở bạn không nên áp dụng phương pháp này. Nếu như vẫn tắm lá khế có thể khiến cho tình trạng hăm da trở nên nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp này bạn không nên tự ý áp dụng bất cứ phương pháp dân gian nào để chữa. Thay vào đó, nên gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám để có được phác đồ điều trị phù hợp.

5. Không lạm dụng lá khế quá mức

Đây cũng là một trong những điều bạn cần lưu ý khi trị hăm bằng lá khế. Bạn chỉ nên sử dụng lá khế tối đa ngày 1 lần và sau khi tắm nên tráng lại bằng nước sạch.

Trong quá trình thực hiện nêu theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn cần dừng áp dụng ngay và tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

6. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài

Nếu so sánh với các loại thảo được khác, lá khế có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên giúp hỗ trợ điều trị hăm da nhanh. Tuy nhiên, do đặc tính của thảo dược nên khi sử dụng bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng hăm. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bị hăm ở mức độ nhẹ.

V – Đánh giá ưu nhược điểm khi trị hăm bằng lá khế

Trị hăm bằng lá khế có một số ưu điểm và hạn chế như:

– Ưu điểm: Phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và nguyên liệu dễ dàng tìm mua. Cách thực hiện tương đối đơn giản không mất quá nhiều thời gian.

– Nhược điểm: Không mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp bị hăm nặng. Cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có thể mang lại kết quả như mong muốn.

Để có thể giúp bảo vệ làn da của bé an toàn, ngăn ngừa hăm da xuất hiện các mẹ có thể tham khảo và sử dụng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má. Đây là sản phẩm đang được hàng triệu mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn trong hành trình chăm sóc làn da cho bé yêu của mình.

Cách trị hăm da cho trẻ bằng lá khếNgăn ngừa và trị hăm da cho bé bằng bộ đôi sản phẩm Yoosun Rau má.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, hoạt chất Bisabolol, chiết xuất củ gừng… Giúp làm sạch da, dịu da và ngăn ngừa rôm sảy, hăm da xuất hiện.

Sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng bởi tính an toàn. Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má được phát triển theo công thức 5 KHÔNG: không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, bạn có thể sử dụng để tắm gội hàng ngày cho bé yếu mà không lo bị kích ứng.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả trị hăm da bạn nên sử dụng kết hợp kem bôi da Yoosun Rau má. Trong kem bôi da có chứa thành phần chính là tinh chất rau má cùng với hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine, vitamin E, D-Panthenol… giúp xử lý nhiều vấn đề thường gặp ở da như hăm da, rôm sảy, côn trùng cắn. Sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má còn giúp làm mát da, chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ trị rôm sảy hiệu quả.

Nước lá khế có trị hăm da khong

Sau khi tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má bạn lau khô người rồi thoa kem Yoosun Rau má lên những vị trí bị hăm. Thoa một lớp kem mỏng rồi kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng hăm da.

Trị hăm bằng lá khế sẽ mang lại hiệu quả nếu như bạn thực hiện đúng cách và kiên trì áp dụng trong một thời gian dài. Nếu tình trạng hăm da không thuyên giảm và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm phương án điều trị khác. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Tài liệu tham khảo:
https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-star-fruit/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục