Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 06/06/2024

4 Cách trị hăm bằng lá trầu không hiệu quả – an toàn cho trẻ

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và thúc đẩy chữa lành vết thương nên từ lâu lá trầu không đã được sử dụng để trị hăm. Tham khảo ngay 5 cách trị hăm bằng lá trầu không hiệu quả – an toàn cho cả trẻ sơ sinh kèm theo những lưu ý khi thực hiện để mau chóng loại bỏ hăm da nhé!

I – Lá trầu không: Đặc điểm, thành phần dinh dưỡng và lợi ích

Lá trầu không rất quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được dùng để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.

1. Đặc điểm

– Tên khoa học: Piper betel L.

– Họ: Hồ tiêu.

– Tên gọi khác: trầu không, trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng…

– Là loại cây leo lâu năm, có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu.

Hình ảnh cây trầu không và lá trầu không.

– Lá trầu không mọc so le, có dạng hình trái tim.

– Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

2. Thành phần dinh dưỡng

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ, 6.1% carbohydrate và 0.8% chất béo. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, riboflavin, niacin, carotene, thiamin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44 kcal.

Dùng lá trầu không trị hăm daLá trầu không rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất khoáng.

Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết, lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, diataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Dưới đây là bảng chi tiết về thành phần dinh dưỡng trong 100g lá trầu không tươi:

Dinh dưỡngGiá trị
Nước85-95%
Năng lượng 44 kcal
Chất đạm3 – 3,5%
Chất béo0,4 – 1.0%
Chất xơ2,3%
Khoáng chất2,3 – 3,3%
Chất diệp lục0,01 – 0,25%
Carbohydrate0,5 – 6,10%
Axit nicotine0,63 – 0,89 mg/100g
Vitamin C0,005 – 0,01%
Vitamin A1,9 – 2,9mg/100g
Thiamine10 – 70 µg/100g
Riboflavin1,9 – 30µg/100g
Thanin0,1 – 0,3%
Nitơ2,0 – 7,0%
Phốt pho0,05 – 0,6%
Kali1,1 – 4,6%
Canxi0,2 – 0,5%
Sắt 0,005 – 0,007%
I ốt 3,4 µg/100g
Tinh dầu 0,08 – 0,2%

3. Công dụng và lợi ích

Công dụng của lá trầu không chỉ giới hạn ở việc làm thơm miệng mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng chữa bệnh của lá trầu để mang lại sức khỏe tổng thể.

– Giúp giảm táo bón: Là một nguồn năng lượng chống oxy hóa, lá trầu không giúp giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày và duy trì độ pH cân bằng trong cơ thể. Việc sử dụng lá trầu đặc biệt có lợi cho người bị táo bón.

– Duy trì sức khỏe răng miệng: Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên chống lại vi trùng và ngăn ngừa hôi miệng. Lá trầu còn thúc đẩy sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.

– Lợi ích với bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy, bột lá trầu có thể giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 mới được chẩn đoán. Tác dụng này là do sự hiện diện của các hợp chất trong lá trầu có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng kháng insulin, từ đó điều chỉnh lượng đường trong máu. Hơn nữa, lá trầu là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại stress oxy hóa, một vấn đề phổ biến ở bệnh tiểu đường.

Dùng lá trầu không chữa hăm cho béCông dụng của lá trầu không chỉ giới hạn ở việc làm thơm miệng mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

– Chữa lành vết thương: Lá trầu được biết đến với đặc tính chữa bệnh, chủ yếu là do nó chứa nhiều hoạt chất khác nhau như flavonoid, alkaloid, saponin, tannin và tinh dầu. Những chất này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. Cụ thể, ở đây lá trầu có tác dụng tốt và giúp đẩy nhanh quá trình đóng vết thương, từ đó giúp vết thương mau lành hơn.

– Chống dị ứng: Nhờ đặc tính chống dị ứng, lá trầu có thể có lợi cho bệnh dị ứng. Cơ thể sản xuất ra các chất trung gian gây dị ứng—các chất sinh hóa phản ứng với các chất gây dị ứng, và các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá trầu giúp ngăn chặn quá trình này. Cụ thể hơn, lá trầu có khả năng làm giảm phản ứng dị ứng và giảm bớt các triệu chứng như ngứa, hắt hơi và nghẹt mũi bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các tác nhân gây dị ứng này.

– Cải thiện sức khỏe làn da: Lá trầu chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn có thể có lợi cho sức khỏe làn da. Theo truyền thống, lá trầu được sử dụng để điều trị các tình trạng da khác nhau như mụn trứng cá, bệnh chàm và cháy nắng.

– Giảm stress: Lá trầu từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để tăng cường hệ thần kinh trung ương. Nó chứa các hợp chất thơm độc đáo gây ra sự giải phóng catecholamine trong cơ thể, có thể giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và cải thiện tâm trạng. Nhai lá trầu là một cách đơn giản để giảm bớt căng thẳng và lo lắng bằng cách thư giãn cả cơ thể và tâm trí.

– Giảm đau tai: Lá trầu làm giảm đau tai, theo kinh nghiệm truyền lại, chỉ trộn nước ép trầu không với dầu dừa rồi thoa vào tai là có thể giúp giảm đau tai ngay lập tức.

II – Lá trầu không có trị hăm được không?

Dân gian thường sử dụng lá trầu không để trị hăm vì loại lá này có khả năng giảm viêm, sát khuẩn và chữa lành vết thương tốt. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, lá trầu không có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm mát da nên có thể hỗ trợ điều trị tình trạng hăm da, hăm tã hiệu quả.

1. Đặc tính chống viêm

Lá trầu không chứa tinh dầu và các hợp chất như phenol có đặc tính chống viêm. Điều này làm cho chúng đặc biệt hiệu quả trong việc làm dịu các tình trạng da bị kích ứng hoặc viêm.

Thành phần polyphenol trong lá trầu không cũng có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các loại mầm bệnh nguy hiểm cho da, giúp giảm viêm và giảm sưng tấy.

2. Kháng khuẩn tự nhiên

Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của lá trầu khiến chúng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời để giải quyết vi khuẩn gây hăm, mụn và ngăn ngừa mụn. Nó cũng có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa nhiễm nấm và các loại bệnh về da.

3. Giàu chất chống oxy hóa

Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lá trầu giúp chống lại các gốc tự do góp phần gây lão hóa sớm và tổn thương da. Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và duy trì làn da khỏe mạnh.

4. Thúc đẩy quá trình lành vết thương

Các hoạt chất flavonoid, alkaloid, saponin, tannin và tinh dầu trong lá trầu không giúp đẩy nhanh quá trình đóng vết thương, từ đó vết thương mau lành hơn.

5. Hiệu ứng làm mát

Tác dụng làm mát của lá trầu có thể giúp giảm nóng và kích ứng da. Điều này có lợi cho việc làm dịu vùng da bị hăm, cháy nắng hoặc da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.

Cách trị hăm da bằng lá trầu khôngLá trầu không có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm mát da nên có thể hỗ trợ điều trị tình trạng hăm da, hăm tã hiệu quả.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu không trị hăm. Tuy nhiên, để biết cách dùng đúng, hiệu quả và an toàn, trước khi áp dụng các mẹ nên tham khảo hướng dẫn sử dụng ở mục III và IV nhé.

III – 4 cách trị hăm bằng lá trầu không trị hăm hiệu quả – an toàn

Để trị hăm da bằng lá trầu không, bạn có thể tham khảo một trong các cách dưới đây:

1. Đắp lá trầu không

Cách đắp lá trầu không chữa hăm khá đơn giản và dễ thực hiện với các bước như sau:

– Nguyên liệu: 5-6 lá trầu không tươi hoặc nhiều hơn tùy diện tích da bị hăm.

– Thực hiện: Lá trầu không sau khi ngâm rửa sạch bạn cho vào giã nát hoặc xay nhuyễn cùng chút nước và muối. Tiếp đó, rửa sạch vùng da bị hăm rồi lau khô, tiến hành đắp lá trầu không lên vùng da bị ảnh hưởng. Chú ý chỉ nên thoa một lớp mỏng để giúp giảm mẩn đỏ và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

– Lưu ý: Với cách trị hăm da bằng lá trầu không này, bạn có thể áp dụng 1-2 lần/ngày để mau chóng loại bỏ hăm da.

2. Rửa nước lá trầu không

Với cách này, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách làm dưới đây:

– Cách 1: Giã nát 5-6 lá trầu không tươi rồi vắt lấy nước cốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm sau đó lau khô nhẹ nhàng rồi thoa nước cốt lá trầu không tươi lên. Massage nhẹ nhàng cho các dưỡng chất trong lá trầu không thấm vào da. Để khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước.

– Cách 2: Ngâm rửa sạch 5-6 lá trầu rồi cho vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút cùng chút muối. Chờ nước nguội thì dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không thoa nhẹ nhàng lên những vùng da bị hăm, chú ý lau kỹ ở các vùng da bị hăm tã, có nếp gấp.

Với 2 cách trị hăm da bằng lá trầu không ở trên, bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, tình trạng hăm da sẽ được cải thiện.

Lá trầu không chữa hăm tãTrị hăm bằng cách rửa vùng da bị tổn thương với nước lá trầu không.

3. Tắm lá trầu không

Để sử dụng lá trầu không chữa hăm cho bé, các mẹ có thể lựa chọn cách tắm lá trầu cho bé mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:

– Nguyên liệu: Khoảng 10 – 15 lá trầu không tươi.

– Nấu nước: Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối khoảng 30 phút. Tiếp đó cho lá trầu không vào nồi cùng 3-4 lít nước đun sôi trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất trong lá trầu tiết hết ra.

– Cách tắm: Pha nước lá trầu với nước lạnh sao cho vừa đủ ấm rồi tắm cho bé. Khi tắm, các mẹ cần chú ý thoa nước kỹ ở vùng da bị hăm. Tuyệt đối không chà xát mạnh lên da bé, chỉ nên rửa thật nhẹ nhàng để tránh bé bị đau và vùng da bị hăm tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Lưu ý: Sau khi tắm xong bằng nước lá trầu không, các mẹ nên tắm tráng lại cho bé bằng nước sạch để tránh cặn của lá trầu không bám dính trên da bé.

4. Kết hợp với nguyên liệu khác

Để loại bỏ hăm da nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn cũng có thể kết hợp lá trầu không với một số nguyên liệu khác như: lá trà xanh, lá ổi, lá khế, lá kinh giới, mướp đắng…

Các loại lá này đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên thường được sử dụng để trị hăm cũng như các bệnh về da như rôm sảy, chàm. Bạn có thể giã nát đắp lên vùng da bị hăm hoặc đun lấy nước rửa và tắm rửa hàng ngày cho tới khi tình trạng hăm da thuyên giảm.

Cách trị hăm tã bằng lá trầu hôngTắm nước lá trầu không trị hăm da, hăm tã.

IV – Lưu ý quan trọng khi sử dụng lá trầu không chữa hăm

Trước khi sử dụng lá trầu không trị hăm, cần chú ý thêm những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn:

1. Sử dụng lá trầu không tươi

Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng lá trầu tươi để có kết quả tốt nhất. Các hợp chất tự nhiên có tác dụng mạnh nhất trong lá trầu tươi.

Không nên chọn những lá trầu không đã bị héo hoặc khô vì các dưỡng hợp chất đã bị thuyên giảm đi đáng kể.

2. Kiểm tra phản ứng

Trước khi thoa hay đắp lá trầu lên mặt hoặc cơ thể, hãy kiểm tra phản ứng bằng cách đắp lên một vùng da nhỏ. Nếu không bị dị ứng, các mẹ có thể yên tâm sử dụng lá trầu không chữa hăm tã cho con.

3. Vấn đề vệ sinh

Hãy đảm bảo rằng lá trầu không được rửa kỹ và không có bất kỳ loại thuốc trừ sâu hoặc chất gây ô nhiễm nào trước khi sử dụng. Sau khi mua lá trầu không về, bạn nên rửa thật sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn bám, vi khuẩn hoặc côn trùng có hại còn bám trên lá.

Khi mua lá trầu không, nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của lá, tránh mua lá bị phun thuốc trừ sâu gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên tự trồng lá trầu không tại nhà để sử dụng khi cần thiết.

4. Sử dụng điều độ

Mặc dù lá trầu không mang lại nhiều lợi ích trong chữa trị hăm nhưng điều độ vẫn rất quan trọng. Vì sử dụng quá mức lá trầu không có thể khiến tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn hoặc gây mẫn cảm da ở một số người.

lá trầu không có trị hăm được khôngNên dùng lá trầu không tươi và xuất xứ rõ ràng, không chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe.

5. Không dùng khi da có mủ, sưng tấy

Nếu trên vùng da bị hăm có mủ, sưng tấy và viêm da, tốt nhất các mẹ không nên bôi, thoa hoặc tắm lá trầu không cho con để tránh tình trạng hăm da nặng hơn.

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất trước khi sử dụng lá trầu không trị hăm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có làn da nhạy cảm.

7. Lưu ý khác

Trong quá trình trị hăm bằng lá trầu không, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp dưới đây để nhanh chóng loại bỏ hăm da:

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn mặc tã bỉm: Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã. Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu. Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.

– Mặc quần áo mềm, thoáng khí: Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái bằng các loại vải mềm và thoáng khí. Hạn chế mặc quần áo làm từ các vải từ sợi nhân tạo, vải nilon, vải da để giữ da luôn mát mẻ, thông thoáng, tránh bị bí bách, ẩm ướt.

– Giữ quần áo sạch sẽ: Quần áo sau khi giặt sạch sẽ cần chắc chắn được phơi thật khô kỹ. Nên sử dụng nước giặt, nước xả vải có độ PH phù hợp để tránh da bị kích ứng.

– Vệ sinh vùng da bị hăm bằng nước ấm: Sử dụng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm sau đó lau rửa sạch vùng da bị hăm. Nên lau khoảng 2-3 lần/ngày để đảm bảo da sạch và khô.

– Sử dụng kem trị kem trị hăm da: Bạn có thể tìm đến các dược sĩ để được tư vấn sản phẩm kem hăm người lớn phù hợp và hiệu quả.

Để giúp vùng da bị hăm nhanh khỏi, bạn có thể cân nhắc và sử dụng kem bôi Yoosun Rau má. Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, D- Panthenol, Chlorhexidine Digluconate, vitamin E, không chứa parabens và corticoid nên có thể yên tâm sử dụng.

Mỗi ngày, bạn nên thoa Yoosun Rau má 2 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm sẽ dịu xuống.

Cách dùng Yoosun Rau má để giảm hăm như sau:

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm.

– Bước 2: Dùng khăn bông sạch thấm khô da.

– Bước 3: Tiếp đến lấy một lượng Yoosun Rau má vừa đủ, thoa lên vùng da bị hăm cần tác động.

lá trầu không chữa hăm daKem bôi mát lành làn da Yoosun Rau má.

Nếu tình trạng hăm da ở người lớn vẫn không thuyên giảm, người bệnh buộc phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu để chấm dứt tình trạng này.

V – Đánh giá hiệu quả chữa hăm của lá trầu không

Lá trầu không có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm giúp giảm nhanh các triệu chứng hăm. Mặt khác, các vitamin trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, hiệu quả trị hăm của lá trầu không chỉ được phát huy với trường hợp tình trạng hăm nhẹ và mới khởi phát, người bị hăm da thực hiện đúng cách và kiên trì.

Với trường hợp hăm da nghiêm trọng và kéo dài, lá trầu không gần như không mang lại hiệu qủa vì đây là loại lá tự nhiên nên hàm lượng dược tính thấp. Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là người bị hăm da nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Tóm lại, cách trị hăm bằng lá trầu không đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả nhất định khi người bệnh áp đụng đúng cách. Trường hợp tình trạng hăm không cải thiện sau khoảng 3-5 ngày áp dụng hoặc có dấu hiệu trở nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2772753X2300357X
https://www.onlymyhealth.com/benefits-of-betel-leaf-for-skin-and-how-to-use-it-1694420230
https://mytour.vn/en/blog/bai-viet/9-traditional-remedies-for-highly-effective-baby-diaper-rash-treatment.html

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục