Dấu hiệu da Lưng bị cháy nắng và cách khắc phục
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Lưng bị cháy nắng là tình trạng vùng da lưng bị đỏ, đau và tổn thương do tiếp xúc với tia UV của mặt trời trong thời gian dài. Cháy nắng ở lưng nhiều lần, nghiêm trọng và kéo dài có thể gây lão hóa da sớm và ung thư da. Bạn có thể giảm nguy cơ bị cháy nắng lưng bằng cách bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời.
I – Bị cháy nắng ở lưng là gì?
Bị cháy nắng ở lưng là tình trạng da bị đỏ, đau và tổn thương do ở ngoài nắng và tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Khi bị cháy nắng, tia cực tím (UV) từ mặt trời sẽ “đốt cháy” da của bạn.
Tình trạng lưng bị cháy nắng thường xảy ra khi bạn dành cả ngày ở bãi biển hoặc hồ bơi ngoài trời. Nhưng một số người bị cháy nắng lưng khi làm những việc hàng ngày mà không sử dụng kem chống nắng, chẳng hạn như nghỉ trưa bên ngoài, làm vườn hoặc dắt chó đi dạo.
Hình ảnh da lưng bị cháy nắng.
Theo các chuyên gia, căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương da mà tình trạng lưng cháy nắng được phân thành 3 cấp độ như sau:
– Cháy nắng ở lưng cấp độ 1: Tổn thương lớp ngoài cùng của da. Tình trạng này thường tự lành sau vài ngày đến một tuần.
– Cháy nắng ở lưng cấp độ 2: Tổn thương phần giữa của da (lớp hạ bì ). Vùng da lưng cháy nắng bị phồng rộp, sẽ phải mất nhiều tuần để để da lành lại và có thể cần phải điều trị y tế.
– Cháy nắng ở lưng cấp độ 3: Đây là cấp độ rất hiếm gặp và thường phải điều trị y tế khẩn cấp. Vì da bị tổn thương rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lớp da của bạn, bao gồm cả lớp mỡ bên dưới da. Nó cũng có thể phá hủy các đầu dây thần kinh.
Da lưng bị cháy nắng nhiều lần có thể dẫn đến lão hóa da sớm và ung thư da. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ cháy nắng da lưng bằng cách bảo vệ da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi bạn dành bất kỳ khoảng thời gian nào ở ngoài trời.
II – Những dấu hiệu lưng bị cháy nắng
Khi da lưng bị cháy nắng, bạn sẽ có cảm giác da như đang bị cháy. Cảm giác nóng và rát trở nên tệ hơn khi bạn chạm vào, ngay cả khi mặc quần áo.
Các triệu chứng của cháy nắng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cháy, cụ thể gồm:
1. Triệu chứng lưng bị cháy nắng nhẹ
Các triệu chứng cháy nắng ở lưng nhẹ có thể bao gồm:
– Da bị viêm, có màu hồng hoặc đỏ trên da trắng; có thể khó nhìn thấy hơn trên da nâu hoặc da đen.
– Cảm giác da ấm hoặc nóng khi chạm vào.
– Đau, nhạy cảm và ngứa.
– Sưng tấy.
– Da bong tróc (sau vài ngày).
Vùng da lưng cháy nắng bị viêm, có màu hồng hoặc đỏ.
2. Triệu chứng lưng bị cháy nắng nặng
Cháy nắng ở lưng nặng có thể gây ra các triệu chứng sau:
– Các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, có thể vỡ.
– Da cực kỳ đỏ, phồng rộp.
– Sưng tấy trên diện tích lớn hơn.
– Da trông ướt.
– Bên trong vết cháy nắng đổi màu trắng.
– Đau đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi.
– Có thể gặp các triệu chứng của bệnh do nhiệt, bao gồm: lú lẫn, chóng mặt, kiệt sức, thở nhanh, chuột rút cơ bắp, rùng mình.
3. Triệu chứng da lưng bị cháy nắng cần thăm khám ngay
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu người bị cháy nắng da lưng có các triệu chứng sau:
– Xuất hiện mụn nước lớn ở vùng lưng.
– Cảm thấy vùng bị ảnh hưởng bị sưng nghiêm trọng.
– Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mụn nước có mủ hoặc vệt.
– Cảm thấy đau đớn hơn, nhức đầu, lú lẫn, buồn nôn, sốt hoặc ớn lạnh.
– Tình trạng trở nên tệ hơn mặc dù đã được chăm sóc tại nhà.
– Sốt trên 39,4 độ C kèm theo nôn mửa.
– Lú lẫn.
– Nhiễm trùng.
– Mất nước.
– Da lạnh, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Da lưng bị cháy nắng nặng làm xuất hiện mụn nước lớn ở vùng lưng.
Các triệu chứng cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trong vòng vài ngày, cơ thể có thể bắt đầu tự chữa lành bằng cách lột lớp da trên cùng bị tổn thương. Cháy nắng nặng có thể mất vài ngày để chữa lành. Bất kỳ thay đổi kéo dài nào về màu da thường sẽ biến mất theo thời gian.
III – Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến da lưng bị cháy nắng
Cháy nắng ở lưng là do tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời gây ra. Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ da lưng bị cháy nắng.
1. Nguyên nhân
Lưng bị cháy nắng là do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể từ mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như đèn tắm nắng và giường tắm nắng.
Có hai loại tia UV là UVA và UVB – cả hai loại tia này đều có thể làm cháy da:
– UVA là bước sóng ánh sáng có thể xuyên qua các lớp sâu của da và gây tổn thương da theo thời gian.
– UVB là bước sóng ánh sáng xuyên qua da ở bề mặt nhiều hơn và gây cháy nắng.
– Tia UV khi tiếp với da sẽ làm tổn thương các tế bào da. Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách tăng lưu lượng máu đến các vùng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng da bị viêm (ban đỏ) được gọi là cháy nắng.
– Bạn có thể bị cháy nắng vào những ngày mát mẻ hoặc nhiều mây. Các bề mặt như tuyết, cát và nước có thể phản chiếu tia UV và làm cháy da.
Cháy nắng ở lưng là do tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời gây ra khi tiếp xúc trong thời gian dài.
2. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây cháy nắng da lưng bao gồm:
– Người có mái tóc đỏ.
– Người có làn da trắng.
– Người có tiền sử bị cháy nắng.
– Sinh sống hoặc nghỉ dưỡng ở nơi nào đó có nhiều nắng, ấm áp hoặc ở độ cao lớn.
– Làm việc ngoài trời.
– Bơi lội ngoài trời: vì da ướt có xu hướng dễ bị cháy nắng hơn da khô.
– Kết hợp hoạt động giải trí ngoài trời và uống rượu.
– Thường xuyên để da không được bảo vệ tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo như giường tắm nắng.
– Dùng thuốc khiến bạn dễ bị bỏng hơn: thuốc tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
IV – Cháy nắng ở lưng có nguy hiểm không?
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục và mạnh dẫn đến cháy nắng làm tăng nguy cơ mắc các tổn thương da khác và một số bệnh nhất định. Bao gồm lão hóa da sớm (lão hóa do ánh sáng), tổn thương da tiền ung thư và ung thư da.
1. Da lưng bị lão hóa sớm
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng da lưng nhiều lần làm tăng tốc quá trình lão hóa của da. Những thay đổi trên da do tia UV gây ra được gọi là lão hóa do ánh sáng.
Hậu quả của lão hóa do ánh sáng bao gồm:
– Sự suy yếu của các mô liên kết, làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da.
– Da khô, thô ráp.
– Nếp nhăn sâu.
– Tàn nhang, chủ yếu ở mặt và vai.
– Những đường gân đỏ nhỏ trên má, mũi và tai.
– Các đốm đen hoặc đổi màu (vết thâm) trên lưng, còn gọi là tàn nhang do ánh nắng mặt trời.
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng da lưng nhiều lần làm tăng tốc quá trình lão hóa của da.
2. Tổn thương da tiền ung thư
Tổn thương da tiền ung thư là các mảng da thô ráp, có vảy xuất hiện ở vùng da lưng bị cháy nắng. Những mảng da này có thể tiến triển thành ung thư da. Chúng còn được gọi là sừng hóa ánh sáng và sừng hóa do ánh nắng mặt trời.
3. Tăng nguy cơ ung thư da
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, ngay cả khi không bị cháy nắng, cũng làm tăng nguy cơ ung thư da, chẳng hạn như ung thư hắc tố. Nó có thể làm hỏng DNA của tế bào da. Cháy nắng ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố sau này trong cuộc sống.
Nguy cơ ung thư da chủ yếu phát triển ở những vùng cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng mặt trời, bao gồm lưng, da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và chân.
Một số loại ung thư da xuất hiện dưới dạng một khối u nhỏ hoặc vết loét dễ chảy máu, đóng vảy, lành lại rồi lại tái phát. Với bệnh u hắc tố, nốt ruồi hiện có có thể thay đổi hoặc một nốt ruồi mới trông đáng ngờ có thể phát triển.
Cháy nắng da lưng nhiều làm tăng nguy cơ ung thư da.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng dưới đây trên vùng da lưng bị cháy nắng:
– Sự phát triển của lớp da mới.
– Bất kỳ sự thay đổi khó chịu nào đó trên da.
– Một vết thương không thể lành lại.
V – Làm thế nào để chẩn đoán cháy nắng ở lưng?
Chẩn đoán cháy nắng da ở lưng bao gồm hỏi thăm triệu chứng và tiền sử kết hợp xét nghiệm bằng ánh sáng nếu cần.
1. Hỏi triệu chứng
Chẩn đoán cháy nắng ở lưng thường bao gồm khám sức khỏe. Bác sĩ cũng có thể hỏi về các triệu chứng, thuốc hiện tại, tiếp xúc với tia UV và tiền sử cháy nắng của bạn.
2. Xét nghiệm bằng ánh sáng
Nếu bạn bị cháy nắng ở lưng hoặc phản ứng da sau khi chỉ ở ngoài nắng trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bằng ánh sáng.
Đây là xét nghiệm trong đó các vùng da nhỏ được tiếp xúc với lượng ánh sáng UVA và UVB được đo lường để mô phỏng vấn đề. Nếu da bạn phản ứng với xét nghiệm bằng ánh sáng, bạn được coi là nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (nhạy cảm với ánh sáng).
Khi chẩn đoán lưng bị cháy nắng, bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng cháy nắng da lưng. Cụ thể là xem xét lượng da bị bỏng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng cháy nắng lưng và các triệu chứng gặp phải. Từ đó, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ tiến hành kiểm tra vùng da lưng bị cháy nắng cho bệnh nhân.
VI – Da cháy nắng ở được điều trị thế nào?
Điều trị cháy nắng ở lưng không thể chữa lành da ngay lập tức, nhưng nó có thể làm giảm đau, sưng và khó chịu.
Nếu việc chăm sóc tại nhà không có tác dụng hoặc tình trạng cháy nắng của bạn rất nghiêm trọng, bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể đề nghị dùng kem corticosteroid theo toa. Trong trường hợp bị cháy nắng ở lưng, nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện.
Hãy thử những mẹo tự chăm sóc dưới đây để làm dịu vết cháy nắng ở lưng:
1. Làm mát da
Để làm dịu vùng da lưng bị cháy nắng, bạn có thể đắp khăn sạch thấm nước máy mát lên vùng da bị ảnh hưởng. Hoặc tắm nước mát có pha baking soda – khoảng 60 gram một bồn. Làm mát da trong khoảng 10 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày.
2. Thoa kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da
Kem dưỡng da lô hội hoặc kem dưỡng da calamine có thể làm dịu vùng da lưng bị cháy nắng. Hãy thử làm mát sản phẩm kem dưỡng trong tủ lạnh trước khi thoa lên da. Tránh sử dụng các sản phẩm kem dưỡng có chứa cồn.
Làm mát và thoa kem dưỡng cho vùng da lưng bị cháy nắng để làm dịu da.
3. Uống thêm nước trong một ngày
Khi làn da đang chống chọi với tác hại từ tia nắng mặt trời, nó cần độ ẩm bị mất đi khi bạn ra ngoài nắng. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
4. Để nguyên vết phồng rộp
Một vết phồng rộp còn nguyên vẹn có thể giúp da lành lại. Nếu vết phồng rộp vỡ, hãy cắt bỏ phần da chết bằng kéo nhỏ sạch.
Nhẹ nhàng vệ sinh vùng da lưng bị cháy nắng bằng xà phòng nhẹ và nước. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương và băng lại.
5. Xử lý nhẹ nhàng da bong tróc
Trong vòng vài ngày sau khi da lưng bị cháy nắng, vùng da bị ảnh hưởng có thể bắt đầu bong tróc. Đây là cách cơ thể loại bỏ lớp da bị tổn thương trên cùng.
Lúc này, bạn nên để da bong tự nhiên, không nên cố dùng tay hoặc bất kỳ phương pháp nào để lột bỏ da bong tróc. Trong khi da đang bong tróc, hãy tiếp tục sử dụng kem dưỡng ẩm.
Hãy để da bong ra tự nhiên, không nên dùng tay bóc cạy.
6. Dùng thuốc giảm đau
Để giảm đau do cháy nắng ở lưng, hãy dùng thuốc giảm đau không kê đơn ngay sau khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Ví dụ như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và acetaminophen (Tylenol, các loại khác). Hoặc thử dùng thuốc giảm đau dạng gel để thoa lên vùng da lưng bị cháy nắng và đau.
7. Dùng thuốc chống ngứa
Thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl, Chlor-Trimeton, các loại khác) có thể giúp giảm ngứa khi da bắt đầu bong tróc và lành lại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.
8. Thoa kem thuốc làm dịu
Đối với tình trạng da lưng cháy nắng nhẹ đến trung bình, bạn có thể thoa kem hydrocortisone 1% không kê đơn lên vùng bị ảnh hưởng 3 lần/ngày trong khoảng 3 ngày. Nếu có thể, hãy thử làm mát sản phẩm trong tủ lạnh trước khi thoa để tăng hiệu quả.
Có thể thoa kem hydrocortisone 1% không kê đơn lên vùng da lưng bị cháy 3 lần/ngày.
9. Bảo vệ da khỏi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong khi vết cháy nắng ở lưng lành lại, hãy tránh xa ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời khác. Bạn có thể thử một sản phẩm có chất dưỡng ẩm và kem chống nắng kết hợp mặc quần áo che chắn da thật kỹ khi đi ra ngoài.
VII – Phòng ngừa lưng cháy nắng bằng cách nào?
Bạn có thể chủ động phòng ngừa cháy nắng da ở vùng lưng bằng cách thực hiện một số cách dưới đây:
1. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
Tia nắng mặt trời mạnh nhất vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì vậy, hãy cố gắng tránh hoạt động ngoài trời vào thời điểm này, thay vào đó nên lên lịch các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác như trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
Trường hợp không thể hạn chế ra ngoài vào khung giờ trên, hãy cố tắng tìm bóng râm khi có thể. Đồng thời thoa kem chống nắng và mặc quần áo để che chắn da thật kỹ.
2. Thoa kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả khi trời râm mát
Cần sử dụng kem chống nắng chỉ chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày trời không nắng hoặc nhiều mây.
Các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). SPF 30 chặn 97% tia UVB. Không có loại kem chống nắng nào có thể chặn 100% tia UV của mặt trời.
Một số nguyên tắc thoa kem chống nắng cần tuân thủ để giúp kem chống nắng phát huy tối đa tác dụng:
– Nên thoa kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra ngoài.
– Thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn tắm biển, bơi bể bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi.
– Không sử dụng kem chống nắng đã hết hạn vì sẽ không có tác dụng.
Cần sử dụng kem chống nắng chỉ chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày trời không nắng hoặc nhiều mây.
4. Che chắn và bảo vệ da, tự tạo bóng râm
Che chắn và bảo vệ da lưng khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách mặc áo kín và tối màu. Đặc biệt nên chọn chất liệu vải có kiểu dệt chặt chẽ có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động tự tạo bóng râm để bảo vệ da. Chẳng hạn, khi ở bãi biển hoặc hồ bơi, hãy dựng một chiếc ô lớn hoặc lều di động để luôn có nơi trú ẩn râm mát.
5. Cẩn trọng với thuốc hoặc mỹ phẩm nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Một số loại thuốc theo toa và không kê đơn thông thường có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid – ibuprofen và thuốc hạ cholesterol.
Các loại mỹ phẩm có chứa axit alpha-hydroxy cũng làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, hãy trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc/mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng.
Tình trạng cháy nắng ở da lưng không chỉ gây ra các vấn đề về thẩm mỹ da mà còn gây đau rát, ngứa, khô căng da. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.
Kem Yoosun được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% trồng ở các tỉnh miền trung Việt Nam. Kết hợp cùng các thành phần như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine và một số thành phần hữu cơ khác đều được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép.
Kem bôi mát lành da Yoosun Rau Má.
Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và Oxy hóa. Ngoài ra còn có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng, giảm ngứa rát, kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.
Sử dụng kem Yoosun rau má ngay khi đi nắng về có thể làm dịu da tức thì, giúp da mát mềm, cải thiện cháy nắng da rất hiệu quả.
Vùng da lưng bị cháy nắng ở mức độ nhẹ và trung bình có thể chữa trị tại nhà bằng cách làm mát da, thoa kem dưỡng, uống nhiều nước và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Đối với tình trạng cháy nắng da lưng nghiêm trọng (da phồng rộp, nổi mụn nước, bị chảy dịch…), bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách và kịp thời.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng da lưng bị cháy hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau Má, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.
Tham khảo thêm:
- Da bé bị cháy nắng phải làm sao? 6 việc ba mẹ nên làm ngay
- Cách chữa cháy nắng bằng sữa tươi không đường
Tài liệu tham khảo:
1. Sunburn
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21858-sunburn
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/symptoms-causes/syc-20355922
https://www.nhs.uk/conditions/sunburn/
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/sunburn
2. Sunburn & Your Skin
https://www.skincancer.org/risk-factors/sunburn/
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!