Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 09/08/2024

Viêm da cơ địa sau sinh có ảnh hưởng gì không? Cách điều trị

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa sau sinh là tình trạng mà nhiều chị em đang phải đối mặt. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để khắc phục bệnh nhanh chóng, hiệu quả?

I – Viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh là gì?

Viêm da cơ địa sau khi sinh thường được biết đến với các tên gọi như chàm thể tạng, chàm sữa hoặc lác sữa ở trẻ em, là một tình trạng da liễu mãn tính. Bệnh này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vùng da viêm đỏ, có thể kèm theo bong tróc vảy hoặc chảy dịch.

Viêm da cơ địa sau sinh Nhiều chị em bị viêm da cơ địa sau khi sinh.

Cảm giác ngứa ngáy dữ dội thường khiến người bệnh gãi nhiều, điều này có thể dẫn đến tổn thương da, trầy xước và nguy cơ nhiễm trùng. Viêm da cơ địa là một bệnh có xu hướng tái phát, vì vậy mẹ sau sinh nên tìm cách để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

II  – Tại sao bị viêm da cơ địa sau sinh?

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh vẫn chưa được xác định chính xác.Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nghiên cứu về viêm da cơ địa đã chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân mắc bệnh lý da liễu này đều có cơ địa dị ứng, hay còn gọi là thể địa mẫn cảm.

Điều này làm cho hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, dẫn đến các triệu chứng tổn thương ngoài da và cảm giác ngứa ngáy kéo dài, dễ tái phát.

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh:

1. Cơ địa dễ bị dị ứng

Viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh chủ yếu ảnh hưởng đến những người có cơ địa dị ứng, một tình trạng đặc biệt khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố kích thích. Mặc dù nhiều người tiếp xúc với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tương tự, chỉ một số người mới phát triển các triệu chứng của bệnh.

Viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinhSau sinh bị viêm da cơ địa có thể do cơ thể dễ bị dị ứng.

Cơ địa dị ứng gây gia tăng nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết thanh và khi mức IgE vượt quá ngưỡng, cơ thể sẽ giải phóng các chất trung gian gây dị ứng. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của viêm da cơ địa với các triệu chứng ngứa ngáy và tổn thương da kéo dài.

2.Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố sau sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen và progesterone có thể dao động do sự thay đổi trong hoạt động của buồng trứng.

Hơn nữa, sự gia tăng hormone prolactin để kích thích sản xuất sữa mẹ cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó dẫn đến sự bùng phát của viêm da cơ địa. Sự mất cân bằng này không chỉ gây ra các triệu chứng viêm da cơ địa mà còn có thể kích thích tái phát các bệnh da liễu mãn tính khác như mề đay, viêm da tiết bã nhờn, và vảy nến.

3. Sức đề kháng của mẹ sau sinh bị suy giảm

Sự suy giảm sức đề kháng sau sinh là một yếu tố khiến phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa. Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường mệt mỏi và suy nhược bởi chăm con và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Điều này có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến da trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích từ bên ngoài như: Căng thẳng, thay đổi thời tiết, phấn hoa, và các chất tẩy rửa. Sự suy giảm sức đề kháng cũng có thể khiến phụ nữ dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm mà trước đó chưa từng có vấn đề.

4. Viêm da cơ địa sau sinh do mệt mỏi, lo âu

Tình trạng căng thẳng và lo âu, thường xảy ra do áp lực từ việc chăm sóc trẻ sơ sinh… dễ khiến chị em bị rối loạn nội tiết tố. Tâm lý không ổn định không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể làm gia tăng sự bùng phát của viêm da cơ địa và các bệnh da liễu khác.

phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địaMệt mỏi, căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa.

5. Một số yếu tố khác

Viêm da cơ địa sau sinh cũng có thể bùng phát bởi một số yếu tố khác như:

– Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng, và phấn hoa có thể gây phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da.

– Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống quá mức có thể dẫn đến tình trạng gan không chuyển hóa hết dinh dưỡng, từ đó gây tích tụ độc tố và dị ứng.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc sử dụng trong quá trình sinh nở có thể góp phần vào sự phát triển của viêm da cơ địa.

– Quan niệm “ở cữ” không khoa học: Một số quan niệm về việc “ở cữ” không đúng có thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa như kiêng tắm gội…

– Thực tế cho thấy, viêm da cơ địa sau sinh thường hiếm khi xảy ra do một nguyên nhân cụ thể. Hiện tượng này thường là hệ quả của nhiều yếu tố cộng lại với nhau.

III – Cách nhận biết viêm da cơ địa sau sinh chính xác

Phụ nữ bị viêm da cơ địa sau sinh thường phải đối mặt với một số triệu chứng điển hình như:

– Da nổi sần, mẩn đỏ và ngứa: Trên da tay hoặc chân, xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, nổi sần và có thể có bọng nước. Khi chạm vào, da cảm giác thô ráp và không đồng đều.

– Da bị phù nề: Vùng da bị viêm có thể trở nên dày hơn, nóng và gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi đổ mồ hôi. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng mặt.

– Da đóng vảy, có chàm: Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, các bọng nước có thể bị vỡ và tiết dịch, sau đó da sẽ khô lại và hình thành vảy.

Viêm da cơ địa sau khi sinhLàn da nổi sần, nứt nẻ.

– Cảm giác mệt mỏi: Phụ nữ bị viêm da cơ địa có thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, đặc biệt là những mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Đây là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này.

– Mất ngủ: Ngứa ngáy do viêm da cơ địa có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

IV – Viêm da cơ địa sau sinh gây ảnh hưởng gì không?

Viêm da cơ địa sau sinh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều khó khăn cho chị em. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài và khó điều trị triệt để, dễ tái phát nhiều lần. Điều này có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Viêm da cơ địa sau sinh ảnh hưởng thế nàoViêm da cơ địa sau khi sinh ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

– Làm giảm chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa sau sinh không chỉ gây ngứa ngáy dai dẳng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Triệu chứng ngứa ngáy làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Khi bị ngứa dữ dội, chị em thường có xu hướng đưa tay ra gãi để giảm cơn ngứa. Điều này có thể dẫn đến trầy xước da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ: Các tổn thương trên da có thể hình thành sẹo, gây mất thẩm mỹ và làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Sẹo này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có thể gây ra những vấn đề tâm lý liên quan đến sự tự ti và sự không thoải mái trong giao tiếp xã hội.

– Gây mất ngủ, ngủ không ngon: Viêm da cơ địa sau sinh cũng có thể dẫn đến mất ngủ do ngứa ngáy, làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng này có thể gây ra sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh. Chưa kể, sự mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến chán ăn và suy nhược cơ thể, làm giảm năng lượng cần thiết cho việc chăm sóc con và cho con bú.

V – Hướng dẫn cách điều trị viêm da cơ địa sau khi sinh an toàn hiệu quả

Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm da cơ địa, các mẹ nên chú trọng tới việc chăm sóc cơ thể, đồng thời tìm biện pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu. Tùy vào mức độ của bệnh sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Cải thiện viêm da cơ địa sau khi sinh bằng biện pháp tại nhà

Đối với những trường hợp viêm da cơ địa sau khi sinh ở mức độ nhẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo sau:

– Dùng trà xanh: Lá trà xanh có hàm lượng flavonoid và vitamin E cao, giúp trung hòa gốc tự do, giảm tổn thương tế bào và hỗ trợ da phục hồi cấu trúc. Bạn có thể uống trà xanh hàng ngày hoặc đun sôi một nắm lá trà xanh trong nước để tắm hoặc ngâm da 3 lần mỗi tuần để làm dịu và hỗ trợ làn da.

– Dùng dầu dừa: Dầu dừa chứa axit lauric cùng vitamin A và E có tác dụng tăng cường độ đàn hồi của da. Đồng thời, kháng viêm và cung cấp độ ẩm, giúp da không bị khô và tăng cường khả năng phục hồi. Thoa một lớp dầu dừa nguyên chất lên vùng da cần tác động hai lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng khô ráp và hỗ trợ hồi phục da hiệu quả.

– Lá ổi: Với polyphenol, tanin và vitamin C có trong lá ổi sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo da, chống viêm và giảm ngứa. Bạn có thể giã nát lá ổi để bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm hoặc đun nước lá ổi để ngâm da trong 10 – 15 phút mỗi ngày, giúp làm dịu và điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.

cách chữa viêm da cơ địa cho phụ nữ sau sinhThoa dầu dừa trị viêm da cơ địa.

– Trị viêm da cơ địa sau sinh bằng cây sài đất: Cây sài đất chứa flavonoid, carotenoid và saponin, giúp hạn chế quá trình oxy hóa, giảm viêm và làm dịu mẩn đỏ. Chất diệp lục trong cây sài đất cũng thúc đẩy quá trình phục hồi da.

Để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa sau khi sinh bạn giã nhuyễn cây sài đất để lấy nước. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm hoặc dùng để tắm hàng ngày để cảm nhận hiệu quả cải thiện.

– Lá khế: Với các chất khoáng như sắt, kẽm, magie và vitamin C, cùng các chất chống oxy hóa như flavonoid và tanin, giúp giảm ngứa, khô da và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể đun sôi một nắm lá khế để lấy nước cốt và dùng để tắm. Ngoài ra, sao vàng lá khế rồi nghiền nát và bôi lên vùng da bị tổn thương cũng rất hiệu quả.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Khi bị viêm da cơ địa, làn da thường trở nên khô ráp, sần sùi, da càng khô, mức độ ngứa ngáy sẽ ngày càng tăng lên. Vì vậy, để cải thiện các triệu chứng của bệnh mẹ bỉm có thể sử dụng kem dưỡng ẩm.

Kem dưỡng ẩm có thể tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên, hỗ trợ và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Hiện nay, có một số thương hiệu dược mỹ phẩm đã nghiên cứu và cho ra mắt dòng kem dưỡng dành riêng cho người bị viêm da cơ địa.

Cách trị viêm da cơ địa cho mẹ sau sinhKem bôi da Yoosun Rau má cung cấp độ ẩm, giảm ngứa ngáy do viêm da cơ địa.

Nếu bạn đang muốn tìm một loại kem có khả năng dưỡng ẩm, làm mát và giảm triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, vitamin E và D-Panthenol, hoạt chất Chlorhexidine, kem bôi da Yoosun Rau má có tác dụng làm mát da, dịu da, giảm ngứa ngáy. Đồng thời, giữ ẩm cho da và tạo lớp màng bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

3. Sử dụng thuốc tây trị viêm da cơ địa sau sinh

Giống như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những người đang cho con bú, thuộc đối tượng nhạy cảm. Do đó, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa, vì hầu hết các loại thuốc, kể cả thuốc bôi, có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định chị em sử dụng một số loại thuốc như:

– Kem bôi chứa Panthenol: Panthenol, một dẫn xuất của vitamin B5, giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm và giảm kích ứng. Thành phần này được coi là an toàn cho cả phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh.

– Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamin H1 hoạt động bằng cách ức chế histamin, một chất trung gian gây dị ứng, giúp giảm viêm, mẩn đỏ và ngứa. Loại thuốc này thường được dung nạp tốt và được coi là tương đối an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.

– Các loại thuốc khác: Nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa có khả năng hấp thu vào máu và sữa mẹ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, những thuốc này chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4. Điều trị viêm da cơ địa sau sinh bằng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là một kỹ thuật tiên tiến dùng để điều trị viêm da cơ địa. Phương pháp này sử dụng tia cực tím nhân tạo, bao gồm UVA và UVB, để tác động trực tiếp lên các tế bào gây viêm như tế bào lympho T, bạch cầu hạt và tế bào mast. Điều này giúp giảm sự phóng thích các chất gây tổn thương và viêm nhiễm trên da.

Phương pháp ánh sáng có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với truyền thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị. Liệu pháp ánh sáng thường cho kết quả cao và ít gây tác dụng phụ hơn so với việc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, nó có thể làm tăng tốc độ lão hóa da và có nguy cơ gây ung thư da.

VI – Mẹ sau sinh bị viêm da cơ địa nên và không nên làm gì?

Sau sinh, viêm da cơ địa có thể trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều bà mẹ. Để giúp cải thiện tình trạng và làm giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa có một số biện pháp mà mẹ nên áp dụng:

1. Những điều nên làm khi bị viêm da cơ địa sau sinh

Để cải thiện nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa mẹ sau sinh nên thực hiện một số cách sau:

– Xây dựng thói quen sống lành mạnh và khoa học: Tạo ra cho mình một lối sống cân bằng với chế độ ngủ hợp lý và thói quen tập luyện thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Lên kế hoạch cho thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để giảm căng thẳng, điều này có thể giúp làm dịu tình trạng viêm da cơ địa.

– Tránh xa các tác nhân gây dị ứng da: Đảm bảo không tiếp xúc với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như sản phẩm chứa hương liệu mạnh, hóa chất độc hại hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không chứa chất gây kích ứng.

Cách phòng tránh viêm da cơ địa sau sinhMẹ sau sinh nên ăn uống đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch.

– Uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm của da và hỗ trợ quá trình phục hồi. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp giữ cho da luôn được cấp ẩm và giảm nguy cơ khô da.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và phong phú với nhiều loại trái cây, rau củ, và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi và hạt lanh. Những thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sức khỏe da và giảm viêm. Tránh các thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc kích ứng da.

2. Mẹ sau sinh bị viêm da cơ địa không nên làm gì?

Để bệnh viêm da cơ địa nhanh khỏi mẹ sau sinh nên lưu ý tới một số vấn đề sau:.

– Không gãi hoặc cọ xát mạnh: Tránh gãi hoặc cọ xát mạnh vùng da bị viêm để giảm ngứa. Hành động này có thể làm tăng tình trạng viêm và gây tổn thương da thêm. Thay vào đó, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các biện pháp làm dịu da để giảm ngứa.

Mẹ sau sinh bị viêm da cơ địa nên tránh gìKhông gãi khi bị viêm da cơ địa

– Không tắm nước nóng: Tránh tắm bằng nước nóng, vì nước nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến tình trạng khô và ngứa. Sử dụng nước ấm để tắm giúp bảo vệ và giữ ẩm cho da.

– Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng: Tránh xa các thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc kích ứng da, chẳng hạn như hải sản, đậu phộng, sữa, hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản. Ăn uống hợp lý giúp giảm nguy cơ viêm da và cải thiện tình trạng da.

– Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh: Tránh các sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu mạnh, paraben, sulfate hoặc các chất tạo mùi nhân tạo. Chọn các sản phẩm dịu nhẹ và không chứa chất gây kích ứng để bảo vệ làn da nhạy cảm.

– Không tự ý sử dụng thuốc: Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa mà không có chỉ định của bác sĩ. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Viêm da cơ địa sau sinh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Vì vậy, nếu chị em đang gặp phải tình trạng này nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần được giải đáp ngay hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo

1. Atopic dermatitis (eczema)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/diagnosis-treatment/drc-20353279
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24299-atopic-dermatitis

2. Treatment -Atopic eczema
https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/treatment/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục