Bé bị nổi mề đay: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và chăm sóc
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bé bị nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì vậy việc nhận biết sớm bệnh này, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị sẽ giúp bố mẹ sáng suốt xử lý khi tình trạng nổi mề đay ở trẻ em.
I – Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Hình ảnh nổi mề đay ở trẻ em
Bé nổi mề đay là tình trạng da bé nổi sẩn, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Những vùng da nổi lên này có thể bị đỏ hoặc sưng tấy, sau đó biến mất trong vòng vài giờ hoặc chúng cũng có thể tái phát sau vài tuần hoặc vài tháng.
Nốt mề đay xuất hiện với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nhưng thường được xác định rõ với một vùng nhạt màu và nổi lên, bao quanh bởi một đường viền màu đỏ.
Khi trẻ bị nổi mề đay thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nên có thể quấy khóc, bỏ ăn. Trẻ có thể bị nổi mề đay ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể hoặc có xu hướng xuất hiện ở những khu vực nhất định trên cơ thể.
Trẻ bị nổi mề đay.
Nổi mề đay trẻ em được chia thành 2 cấp độ đó là:
– Mề đay cấp tính: Đây là tình trạng phát ban kéo dài không lâu (thường dưới 6 tuần).Các nốt mề đay thường có đường kính vài mm hoặc vài cm có màu đỏ hoặc trắng có hoặc không có vết đỏ.
Mề đay cấp tính có thể lan rộng ra khắp cơ thể. Hiện tượng này có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị.
– Mãn tính: Đây là tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần và thường tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, các nguyên nhân gây phát ban mãn tính thường không rõ ràng.
Những nốt mề đay thường bắt đầu như những mảng ngứa, sau đó chuyển thành vết sưng tấy có kích thước khác nhau. Nổi mề đay mãn tính có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, việc ăn uống và các hoạt động thường ngày ở trẻ.
Trong một số trường hợp, có trẻ bị nổi mề đay và phù mạch. Tình trạng này khiến cho trẻ bị sưng quanh mắt, môi, tay, chân hoặc cổ họng.
II – Nguyên nhân trẻ bị nổi mày đay
Tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân trẻ bị mề đay giúp bố mẹ biết đâu là cách trị mày đay cho trẻ phù hợp và hiệu quả. Các nguyên nhân chính khiến trẻ nổi mày đay gồm có:
1. Yếu tố thời tiết
Đôi khi nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị nổi mề đay. Thời tiết thay đổi bất ngờ và đột ngột (từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh) khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn đến mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay như thời tiết thay đổi đột ngột; sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; tiếp xúc với các dị nguyên hay uống quá nhiều thuốc.
2. Thực phẩm
Bé bị mày đay khi phản ứng với các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân), lúa mì, đậu nành, hải sản, cá…Hoặc một số chất phụ gia cũng có thể khiến cho trẻ bị nổi mề đay.
Trẻ cũng có thể nổi mề đay do cơ thể dị ứng với protein có trong thực phẩm hay đơn giản là do cơ thể giải phóng histamin để phản ứng với một chất hóa học có trong thực phẩm. Thậm chí có một số trường hợp trẻ bị nổi mề đay ngay cả khi chỉ tiếp xúc với thực phẩm – ví dụ như nước ép dâu tây dính vào da của bé.
3. Sức đề kháng yếu
Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên thường xuyên bị virus, vi khuẩn có hại tấn công. Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến em bé bị mày đay.
4. Uống quá nhiều thuốc
Trẻ nhỏ uống quá nhiều thuốc cũng có thể gây ra tác dụng là nổi mề đay, mẩn ngứa. Những loại thuốc thường gây nên bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ như: sulfa, aspirin, penicillin và ibuprofen.
Không chỉ vậy, các loại thuốc nhỏ tai hoặc mắt, thuốc nhuận tràng hay bất cứ loại thuốc không kê đơn nào cũng có thể trở thành tác nhân gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ.
5. Cơ địa nhạy cảm
Bé bị nổi mày đay một phần là do cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên như mạt bụi, lông động vật, phấn hoa,…
6. Bị côn trùng đốt
Khi bị các loại côn trùng như kiến, ong, rận bé cũng có thể khiến bị nổi mề đay. Bởi vì lọc đầu của các loại côn trùng này có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Côn trùng cắn cũng có thể khiến bé bị nổi mề đay, mẩn ngứa
7. Nhiễm khuẩn
Trường hợp em bé bị nổi mày đay kèm theo triệu chứng sốt, rất có thể là trẻ đã bị nhiễm khuẩn, viêm gan B hoặc lupus ban đỏ.
8. Nhiễm trùng
Khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp như cảm lạnh, các loại virus khác, viêm họng liên cầu khuẩn và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể khiến cho những nốt mề đay xuất hiện. Nếu nổi mề đay do nguyên nhân này gây nên thường kéo dài 1-2 tuần.
9. Di truyền từ người thân
Bé bị mày đay cấp còn có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà. Theo thống kê cho thấy, 50-60% trong tổng số trẻ bị mề đay là do yếu tố di truyền. Trẻ có người thân bị nổi mề đay sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với trẻ khác.
10. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính ở trên, trẻ bị nổi mề đay còn do một số tác nhân khác như tác nhân vật lý, nhiễm giun sán, yếu tố bẩm sinh… Thống kê cho thấy, có khoảng 50% số trẻ nổi mề đay không rõ nguyên nhân, trường hợp này gọi là bệnh mề đay vô căn.
III – Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ là gì?
Khi trẻ bị nổi mề đay có thể gặp phải một số dấu hiệu dưới đây:
1. Ngứa
Đây là dấu hiệu tiêu biểu của phần lớn các bệnh ngoài da. Khi trẻ nổi mề đay cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đây là phản ứng của histamin và dị nguyên gây nên. Nhiều trẻ bị ngứa không tự chủ được đưa tay lên gãi.
Điều này không làm giảm bớt ngứa mà còn tạo điều kiện cho những nốt mề đay lan rộng hơn. Thậm chí, khi gãi nhiều còn khiến cho da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm da bị bội nhiễm.
Trẻ bị nổi mề đay thường cảm thấy ngứa ngáy.
2. Nổi mẩn đỏ
Trên da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Đây là tổn thương do bệnh mề đay gây nên. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Đặc biệt là khi bạn càng gãi sẽ càng làm sẩn nổi lên nhiều hơn, lan sang những vùng da lành bên cạnh.
Chính bởi thói quen gãi quá nhiều do ngứa có thể khiến da bị viêm nhiễm, lở loét gây nhiều khó khăn cho việc chữa trị sau đó.
3. Sốt nhẹ
Mề đay xuất hiện cũng có thể làm cho trẻ bị sốt nhẹ. Biểu hiện này là do khi mắc bệnh mề đay khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy giảm, cơ thể trẻ có thể bị tấn công bởi những tác nhân gây bệnh. Khi trẻ gặp phải tình trạng này bạn không nên chủ quan mà nên tìm biện pháp hạ sốt ngay.
4. Phù nhẹ
Nếu bạn nhận thấy cơ trẻ của trẻ đã bị phù nhẹ điều đó chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, các nốt ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột có thể làm sưng to một vùng gọi là phù mạch. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như: Cơ quan sinh dục, mí mắt, môi…
5. Quấy khóc
Đối với những trẻ còn quá nhỏ, khi bị nổi mề đay chúng ta chỉ có thể theo dõi thông qua những biểu hiện bất thường. Lúc này, trẻ cảm thấy mệt mỏi nên thường quấy khóc nhiều. Đặc biệt, vào buổi tối, những cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn dễ làm trẻ quấy khóc và khó ngủ.
6. Biếng ăn
Trẻ khi bị nổi mề đay thường biếng ăn bởi do cơ thể mệt mỏi, ăn cảm thấy không ngon miệng. Ngoài ra, lúc này hệ tiêu hóa cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, cha mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa giúp bé hấp thụ dễ hơn.
IV – Nổi mề đay trẻ em – Độ tuổi thường gặp
Nổi mề đay ở trẻ có thể xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau, từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ. Trong đó có những trường hợp:
- Bé 5 – 6 tháng tuổi bị nổi mề đay
Lúc này bé có thể đã ăn dặm, nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể là do thời tiết, nhiệt độ, di truyền, các tác nhân gây dị ứng trong đó có cả đồ ăn dặm của bé hoặc thức ăn của mẹ (nếu bé còn bú mẹ).
- Bé 8 tháng tuổi bị nổi mề đay
Ngoài những nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay ở trẻ như trên, bé độ tuổi này bị nổi mề đay còn có thể do thuốc, do côn trùng đốt,…
- Trẻ 1 tuổi bị nổi mề đay
- Trẻ 2 tuổi bị nổi mề đay
- Bé 3 tuổi bị nổi mề đay
- Trẻ 5 tuổi bị nổi mề đay
- Bé 7 tuổi bị nổi mề đay
V – Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Cách điều trị mề đay ở trẻ em tại nhà
Trong trường hợp bé bị nổi mề đay liên tục và các triệu chứng kéo dài, nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Em bé nổi mề đay nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ ngay tại nhà sau đây:
1. Cách chữa bé bị nổi mề đay về đêm bằng cách chườm lạnh
Tác động của nhiệt được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực đối với chứng mề đay ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có các dấu hiệu nổi mề đay, bạn có thể tham khảo cách dùng khăn bông mềm bọc đá hoặc dùng túi chườm chứa nước mát lên các vùng da mẩn ngứa.
Chườm lạnh có thể hỗ trợ làm mát da, giảm ngứa. Cha mẹ có thể chườm lạnh lên khu vực nổi mề đay trong 10 – 15 phút mỗi lần, 2 giờ chườm một lần hoặc bất cứ khi nào cần thiết.
Khi thực hiện cách này, bạn nên lưu ý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của khăn, túi chườm trước khi cho tiếp xúc với da của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chườm quá lâu trên một vùng da. Thay vào đó, hãy di chuyển nhẹ nhàng và chậm rãi trên da của trẻ.
2. Cách chữa bé bị nổi mề đay khắp người bằng thoa kem dưỡng ẩm
Làn da thiếu ẩm rất dễ gặp phải các hiện tượng khô, ngứa. Chúng đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn khi bị nổi mề đay. Do đó, để hỗ trợ tăng hiệu quả của các cách trị nổi mề đay tại nhà bạn có thể tham khảo và sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm.
Bé bị nổi mề đay nên làm gì?Thoa kem dưỡng ẩm giúp dịu da bé
Các loại kem dưỡng ẩm thường có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và giảm viêm da đáng kể. Vì vậy cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ để làm giảm triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.
Khi trị mề đay cho trẻ theo cách này, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, công dụng của sản phẩm. Bởi làn da của trẻ mỏng manh nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, đảm bảo an toàn không gây kích ứng khi sử dụng.
3. Cách trị mề đay ở trẻ em bằng nha đam
Nha đam cũng được biết đến như một loại thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệt là dị ứng mẩn ngứa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong gel nha đam có đến hơn 200 thành phần có lợi cho làn da. Trong đó có một số thành phần đặc biệt như:
Trong nha đam có chứa hoạt chất glycoprotein là một hoạt chất chống viêm tự nhiên. Chúng có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây nên.
Polysaccharide và monosaccharide có trong nha đam có tác dụng tiêu diệt những nấm men, hại khuẩn trên da. Nhờ đó, các vùng da bị tổn thương do nổi mề đay tránh được tình trạng nhiễm trùng.
Trong nha đam còn chứa nhiều vitamin C, vitamin E giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, giúp da nhanh chóng phục hồi.
Nha đam giúp giảm ngứa trên da bé
Sử dụng 1 nhánh nha đam, đem bóc tách lớp vỏ bên ngoài, lấy phần ruột gel trong đắp lên những vùng da bị mề đay mẩn ngứa vừa làm mát da và còn giữ ẩm cho làn da, giúp giảm ngứa ngáy khá hiệu quả.
!Lưu ý: Trước khi dùng nha đam trị mề đay mẹ nên thoa một lượng nha đam nhỏ lên vùng cổ tay của trẻ. Nếu sau khoảng nửa ngày bé không có phản ứng, làn da không có dấu hiệu gì điều đó đồng nghĩa với việc nha đam an toàn cho làn da của bé.
4. Dùng thuốc trị mề đay ở trẻ em
Có nhiều trường hợp trẻ bị nổi mề đay không tự biến mất nếu chỉ áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà. Nếu sau 24 đến 48 giờ kể từ khi phát hiện mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám, đồng thời kê đơn một số loại thuốc an toàn phù hợp với từng độ tuổi.
Điều trị bệnh mề đay nói chung và trị mề đay ở trẻ em nói riêng mới chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng bên ngoài bằng một số loại thuốc điều trị có tác dụng ngăn chặn các chất trung gian hoá học. Và kháng Histamin là loại thuốc chỉ dùng cho trường hợp nhẹ
Một số thuốc kháng histamin được dùng để chữa nổi mề đay ở trẻ em là Loratadin, Cetirizine, Cetirizine… với các dạng bào chế như viên uống, kem bôi… phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý thêm hoặc giảm liều lượng ngay cả khi tình trạng mề đay đã thuyên giảm.
**Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
5. Cách chữa bệnh mề đay ở trẻ em bằng dưa leo
Việc đắp dưa leo lên vùng da bị mề đay của trẻ sẽ mang lại nhiều tác dụng như làm dịu mát da, dưỡng ẩm cho da, giảm ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện như sau: Vệ sinh da bé sạch sẽ, lau khô, dưa leo có thể cắt lát hoặc giã nát sau đó đắp lên da trẻ và để nguyên trong 10 – 15 phút sau đó bỏ phần bã, không cần rửa lại với nước.
Cũng có thể kết hợp xay nhuyễn dưa leo trộn thêm một chút bột yến mạch đắp lên vùng da bé nổi mề đay và ngứa giúp bé dễ chịu hơn.
6. Trị mề đay ở trẻ bằng kem bôi da giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa
Những trường hợp nổi mề đay ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để thoa cho con.
Làm dịu mẩn ngứa cho bé với kem bôi da Yoosun rau má
Với trường hợp mề đay mề đay ở trẻ em ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể sử dụng Yoosun rau má. Sản phẩm này có công dụng làm mát da, dịu mẩn ngứa, giảm khô da,… kem Yoosun rau má vẫn được nhiều người sử dụng khi bị mề đay.
Kem Yoosun Rau má đã có mặt hơn 20 năm trên thị trường và đồng hành cùng hàng triệu mẹ bỉm trong hành trình chăm sóc và bảo vệ làn da cho bé yêu. Sản phẩm chứa các thành phần có lợi cho làn da của bé như:
– Dịch chiết rau má: Dịch chiết rau má chứa các thành phần Asiaticosid, Asiatic Acid, Madecassic Acid giúp kích thích tái tạo tế bào da và cải thiện làn da sau những thương tổn.
– D-panthenol: Làm dịu da, giảm nhanh tình trạng ngứa rát, làm mềm và trơn da.
– Hoạt chất Chlorhexidine: Thành phần có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn một cách hiệu quả.
– Vitamin E: Có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và Oxy hóa, giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và lưu hành trên thị trường, hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện rất đơn giản:
– Vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước lá
– Lau khô
– Thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má
– Vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước.
Sau khi thoa kem, bé sẽ cảm nhận được cảm giác mát lành, dịu nhẹ, chất kem thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính, bí rít giúp bé dễ chịu hơn, đỡ gãi ngứa hơn. Tuy nhiên, khi con bị mề đay tốt nhất là mẹ đưa con đi khám càng sớm càng tốt tại cơ sở y tế.
– Có thể sử dụng cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần.
>> Xem thêm VIDEO B/S chia sẻ cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay <<
VI – Cách chăm sóc khi bé bị nổi mề đay
Để mề đay nhanh chóng biến mất, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc bé dưới đây:
1. Lựa chọn trang phục rộng rãi
Trẻ bị nổi mề đay khi mặc các đồ chật có thể gặp phải hiện tượng các sợi vải chà xát vào da khiến cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Nổi mẩn đỏ xuất hiện nhiều hơn, thậm chí còn làm tổn thương thêm tế bào biểu bì da. Vì vậy, bạn nên cho con mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát.
Mẹ cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
2. Cho trẻ uống nhiều nước
Để giúp trẻ tăng cường miễn dịch, tăng khả năng thải độc cho cơ thể mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước. Khi đó, làn da có đủ độ ẩm cần thiết để giữ ẩm da, giảm ngứa ngáy khi bị nổi mề đay. Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…
3. Bổ sung vitamin, chất xơ
Khi chăm sóc cho trẻ bị nổi mề đay bạn cũng cần chú ý tới việc bổ sung vitamin và chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
4. Hạn chế gãi
Khi trẻ bị nổi mề đay thường có dấu hiệu ngứa ngáy nên khó tránh khỏi việc đưa tay lên để gãi. Do đó, bạn nên cắt ngắn hết móng tay của trẻ bảo vệ làn da cho trẻ.
5. Đưa trẻ đi thăm khám
Bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ nếu như nhận thấy trẻ có những triệu chứng do nổi mề đay sau đây:
– Nổi mề đay kèm theo các dấu hiệu khó thở, thở khò khè, thay đổi huyết áp hoặc ngất xỉu (bởi đây có thể là triệu chứng của hiện tượng sốc phản vệ).
– Trẻ ho khan, nôn mửa.
– Sốt hoặc có những triệu chứng như cúm khác. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, bạn nên đưa tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.
– Nổi mề đay trên nhiều bộ phận của cơ thể.
– Trẻ bị nổi mề đay tái phát thường xuyên.
– Bé bị nổi mề đay ngay sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
VII – Cách phòng tránh nổi mề đay ở trẻ
Bé bị nổi mề đay do nhiều yếu tố khác nhau gây nên do đó bạn cần xác định rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát cho trẻ, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số gợi ý dưới đây:
Cho trẻ ăn nhiều loại hoa quả tươi.
– Bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh. Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính như xà bông, phấn rôm, sữa tắm, kem dưỡng da…
– Giữ cho phòng của bé luôn sạch sẽ, thoáng khí. Đồng thời loại bỏ hết những yếu tố có khả năng gây kích ứng làn da của bé như: Bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo…Hạn chế để trẻ chơi tại những khu vực ẩm thấp, bụi rậm và không lại gần thú cưng.
– Mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng chống lại một số bệnh tật trong đó có hiện tượng nổi mề đay.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, đặc biệt nên tắm hoặc lau người khi trẻ đổ mồ hôi nhiều.
– Trẻ thường bị nổi mề đay trong thời tiết lạnh. Do đó, bạn nên chú ý tới vấn đề giữ ấm cho trẻ.
– Cho trẻ ăn các thực phẩm giải nhiệt cơ thể như: Nước ép trái cây, hoa quả, bí đao, đậu phụ…
– Đối với những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng bạn cần phải hết sức thận trọng khi cho trẻ dùng sữa, các chế phẩm từ sữa hoặc các loại hạt… để tránh bị nổi mề đay.
– Không nên cho trẻ mặc quần áo làm từ những chất liệu dễ gây kích ứng da. Đồng thời, tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật để hạn chế việc da bị cọ sát, bí hơi gây kích ứng tại chỗ.
VIII – Những thắc mắc thường gặp khi bé bị nổi mày đay
Khi trẻ bị nổi mề đay thường ngứa ngáy khó chịu nên hay quấy khóc thậm chí là bỏ ăn. Điều đó khiến cho không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, nên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
1. Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì trong sinh hoạt?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng I, khi trẻ bị mề đay, ba mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tuyệt đối kiêng cho trẻ một số điều sau:
– Kiêng gãi vì sẽ gây viêm nhiễm, khó điều trị hơn.
– Kiêng sử dụng hóa mỹ phẩm như xà phòng, phấn rôm, nước hoa trẻ em,…khi bé bị nổi mề đay dị ứng.
– Kiêng dùng đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga,…
Ngưng sử dụng hóa mỹ phẩm khi bé bị nổi mề đay
– Kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển…
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và muối
– Không ăn các thực phẩm cay, nóng gồm đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu…
2. Trẻ bị nổi mề đay vào ban đêm hay ban ngày?
Tình trạng mề đay là một triệu chứng ngoài da xuất phát từ dị ứng. Trẻ em nổi mề đay có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và cả ban đêm.
3. Nổi mề đay ở trẻ em uống thuốc gì?
Khi trẻ bị nổi mề đay, nhất là bé bị nổi mề đay kèm sốt bố mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở chuyên khoa, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
Trong trường hợp phải dùng thuốc sẽ theo chỉ định và đơn kê của bác sỹ. Bố mẹ không tự ý mua thuốc và tùy tiện cho con uống.
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ
Thuốc trị mề đay ở trẻ em thường là thuốc kháng Histamin giúp trẻ giảm ngứa và giảm phát ban, ngăn chặn tác động của histamin.
Những thông tin về tình trạng trẻ em nổi mề đay và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề bé bị nổi mề đay, cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em,… ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều phụ huynh.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được dược sĩ tư vấn.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/symptoms-causes/syc-20352719
https://dermnetnz.org/topics/acute-urticaria
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/u/urticaria-hives-in-children.html
https://kidshealth.org/en/parents/hives.html
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!