Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 16/06/2021

Bé bị mụn nhọt phải làm sao? Cách chữa trẻ bị mụn nhọt trên đầu, mông, tai,…

9 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con nổi các nốt mụn nhọt gây sưng đau khó chịu, vậy nguyên nhân nào khiến bé bị mụn nhọt? Trẻ bị mụn nhọt phải làm sao? Hãy cùng làm rõ những thắc mắc này qua nội dung dưới đây nhé các mẹ.

I – Nguyên nhân trẻ bị mụn nhọt

Nguyên nhân bé bị nhọt chủ yếu là do tụ cầu vàng. Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở nếp gấp như rãnh mũi má,  rãnh liên mông hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi.

Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với các điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn  dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường,.. thì vi khuẩn sẽ phát triển và gây mụn nhọt ở trẻ em.

Nguyên nhân trẻ bị mụn nhọt là gìBé bị mụn nhọt là do tụ cầu vàng gây ra

II – Biểu hiện bị mụn nhọt ở trẻ

Bé bị nhọt thường có các dấu hiệu và biểu hiện sau:

– Vùng da mụn nhọt bị nhiễm trùng gây sưng đỏ, đau nhức và ngứa ngáy.

– Sau vài ngày mụn sưng to, bên trong có mủ màu vàng trắng.

– Da chảy nước hoặc đóng vảy.

– Các triệu chứng khác gồm: Sốt, mệt mỏi, đau khắp cơ thể.

Các biểu hiện mụn nhọt trẻ em cần đi khám ngay:

– Trẻ bị sốt cao.

– Kích thước mụn nhọt tăng nhanh và lan rộng.

– Mụn nhọt không thuyên giảm sau 2 ngày.

Bệnh mụn nhọt ở trẻ emVùng da mụn nhọt bị nhiễm trùng gây sưng đỏ, đau nhức và ngứa ngáy.

– Mụn nhọt không hóa mủ.

– Mọc nhiều mụn nhọt hoặc mụn nhọt to có kích thước trên 5cm.

– Trẻ thường xuyên kêu đau nhiều ở chỗ nổi mụn nhọt.

– Mụn nhọt mọc ở gần mắt.

– Trẻ mọc mụn nhọt khi đang bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị tiểu đường.

III – Những vị trí bé bị mụn nhọt

Ban đầu, nhọt chỉ là một nốt nhỏ trên da nhưng dần dần nó sẽ lớn dần lên, sưng đỏ và lan rộng, thậm chí có thể sưng tấy sau vài ngày, gây đau đớn, khó chịu. Do phần lớn da được bao bọc bởi các nang lông nên bé có thể bị nổi nhọt ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Tuy nhiên, thông thường, mụn nhọt thường thích “cư ngụ” ở những nơi có nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc những nơi thường xuyên bị ma sát như mặt, cổ, nách, vai và mông.

1. Trẻ bị mụn nhọt trên đầu

Bé bị mụn nhọt trên đầu được hình thành do một loại vi khuẩn (tụ cầu) tích tụ trên da gây viêm nang lông. Vùng đầu dễ đổ mồ hôi và ma sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công, tạo thành mụn nhọt.

Trẻ bị mụn nhọt ở đầu phải làm saoBé bị nhọt ở đầu

2. Bé bị mụn nhọt ở mông

Trẻ bị nhọt ở mông chủ yếu là do tụ cầu. Nấm sợi cũng hay gặp ở những vùng nóng ẩm. Không những thế, mông là vị trí dễ ma sát với tã lót, quần áo, khi mẹ mặc tã hay quần áp quá chật cũng khiến trẻ bị mụn nhọt ở mông

3. Trẻ bị mụn nhọt ở chân

Mụn nhọt ở chân là tình trạng da chân bị nhiễm trùng. Triệu chứng bé bị mụn nhọt ở chân là da đỏ, ấm hơn vùng da xung quanh, mụn viêm đỏ xuất hiện, có mủ trắng ở bên trong, sưng nhẹ và đau nhức.

4. Trẻ bị mụn nhọt ở tay

Tay cũng là vị trí có thể xuất hiện mụn nhọt. Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da

5. Bé bị mụn nhọt ở mặt

Viêm nang lông do tụ cầu trùng, trứng cá bội nhiễm vi trùng Gram âm hoặc viêm nang lông do vi trùng Gram âm đơn thuần, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông. Điều này khiến cho lỗ chân lông sưng lên và hình thành những nốt mụn chứa đầy dịch mủ.

Bé bị mụn nhọt ở mặtTrẻ bị mụn nhọt ở mặt 

Tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, điển hình nhất là thanh thiếu niên, ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

6. Trẻ bị mụn nhọt ở mũi

Các lỗ chân lông đôi khi bị bít tắc do dầu nhờn và tế bào da chết. Mụn xuất hiện khi dầu nhờn và da chết bắt đầu tích tụ trong lỗ chân lông.

Mụn thường xuất hiện nhiều trên vùng mặt và vị trí bên trong mũi gây đau nhức, khó chịu khiến trẻ bị nhọt ở mũi

7. Trẻ bị nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài là một lý thường gặp, gây ra bởi vi trùng tụ cầu. Những chấn thương nhẹ (ngoáy tai), ec-ze-ma hoặc chảy mủ tai là nguyên nhân khởi phát khiến bé bị nhọt.

IV – Trẻ bị mụn nhọt phải làm sao? 5 Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em

Khi thấy trẻ bị nổi mụn nhọt, dù có bị sốt hay không, tốt nhất ba mẹ vẫn nên đưa con đi khám. Dưới đây là một vài cách điều trị mụn nhọt ở trẻ em mà phụ huynh có thể tham khảo:

1. Cách trị mụn nhọt ở trẻ em bằng nha đam

Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da rất tốt, giúp cải thiện tình trạng nóng rát, sưng viêm do các vết mụn nhọt gây ra.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ emNha đam giúp làm dịu da, giảm sưng viêm do mụn nhọt

( >> Xem thêm cách xử lý khi trẻ bị mụn nước TẠI ĐÂY)

Thực hiện:

– Rửa sạch và gọt vỏ lá nha đam để lấy phần gel.

– Bôi trực tiếp gel nha đam lên các nốt mụn.

– Để khoảng 15 phút rồi rửa lại.

– Mỗi ngày có thể áp dụng 2 lần.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em bằng nha đam chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có công bố nào về hiệu quả của phương pháp này.

2. Cách điều trị mụn nhọt ở trẻ em từ bã trà

Bã trà có chứa một hàm lượng antioxidants nhất định với tác dụng kháng khuẩn. Chính vì thế mà việc chườm túi trà sẽ giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây nhọt.

Cách trị bệnh mụn nhọt ở trẻ em này khá đơn giản:

– Dùng túi trà còn ướt (ấm) chườm trực tiếp lên các nốt mụn ngọt.

– Để trong 15 phút rồi vệ sinh sạch da bằng nước ấm.

– Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần

Cách  chữa mụn nhọt ở trẻ em này cũng mang tính chất tham khảo để ba mẹ thực hiện cho con đối với các nốt mụn nhọt nhỏ, nhẹ.

3. Làm gì khi trẻ bị mụn nhọt? Cách trị nhọt ở trẻ em từ kem đánh răng

Nhiều người sử dụng kem đánh răng để chữa mụn nhọt ở trẻ bằng cách: Dùng kem đánh răng bôi 1 lớp mỏng lên đầu mụn nhọt. Bôi trước khi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Cách trị mụn nhọt ở trẻ emBôi kem đánh răng giúp giảm sưng mụn

Trong kem đánh răng có chứa Triclosan với tác dụng làm giảm kích thước lỗ chân lông. Nên dùng các loại kem đánh răng có chứa bạc hà để giúp làm dịu da tốt hơn.

Các mẹ có thể tham khảo thực hiện cách này đối với nốt mụn mới bắt đầu xuất hiện.

4. Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em bằng bột nghệ

Bột nghệ có tác dụng chống viêm nên có hiệu quả tốt trong điều trị mụn nhọt và tránh thâm ngừa sẹo.

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ.

– Trộn bột nghệ với nước ấm để tạo thành hỗn hợp đặc mịn.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt rồi đắp bột nghệ lên.

Nên làm gì khi trẻ bị mụn nhọtBột nghệ giúp cải thiện mụn nhọt, tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả.

– Quấn vải mềm xung quanh để cố định bột nghệ trong 30 phút.

– Hết thời gian, mẹ gỡ bỏ bột nghệ và rửa sạch lại bằng nước ấm.

– Mỗi ngày thực hiện 2 lần để mụn nhọt nhanh chóng biến mất.

5. Cách xử lý khi trẻ bị mụn nhọt ở đầu, mông, mũi,… bằng Yoosun rau má

Ở các vị trí khác khi bị mụn nhọt như đầu, mông, tay, chân, lưng,… có thể tham khảo sử dụng Yoosun Rau má.

Đây là kem bôi da thành phần thiên nhiên có tính chất mát lành, bôi trực tiếp lên các nốt mụn nhọt giúp làm dịu da, giảm sưng viêm.

Và bôi khi các nốt mụn nhọt đã được chữa khỏi để giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, làm lành tổn thương.

Có được những công dụng này là nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.

Trẻ bị mụn nhọt ở đầu phải làm saoXử lý nhọt ở trẻ em bằng kem Yoosun rau má 

Đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.

Đặc biệt, kem rau má Yoosun được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da từ trẻ sơ sinh. Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.

>> Xem thêm VIDEO B/S chia sẻ cách trị mụn sữa cho bé <<Video cách chữa mụn nhọt ở trẻ em

V – Trẻ bị mụn nhọt – Những thắc mắc thường gặp

Mụn nhọt là bệnh lý nhiễm trùng da khá phổ biến ở trẻ em. Nếu chủ quan không điều trị sớm, mụn nhọt ở trẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điếc, viêm phổi, viêm màng não, thậm chí là tử vong. Do đó, khi con không may bị nổi mụn nhọt, có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc được các mẹ đặt ra.

1. Khi trẻ bị mụn nhọt tắm lá gì?

  • Lá kinh giới

Kinh giới là loại lá có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian, lá kinh giới tươi để nấu nước uống và tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày giúp chữa và đề phòng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn đỏ.

Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Hoặc có thể phơi khô lá kinh giới và để dùng dần. Mỗi lần tắm, lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé.

Khi trẻ bị mụn nhọt tắm lá gìTắm lá kinh giới giúp làm dịu da

  • Lá khế

Lá khế được nhiều người biết đến như một bài thuốc dân gian điều trị da bị mẩn ngứa, viêm da, dị ứng, rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ.

Mẹ có thể dùng nước lá khế để trị rôm sảy cho bé bằng cách:

Lấy một nắm lá khế ngâm, rửa thật sạch, đem xay hoặc giã nát với một chút muối hạt, lọc nước cốt pha vào chậu nước ấm rồi tắm cho bé hoặc cũng có thể đun lá khế cùng nước sạch để nguội rồi tắm cho bé cũng rất tốt.

  • Lá chè xanh

Trong là chè xanh chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn,  có hại cho da. Vì vậy, đây là loại lá rất tốt cho làn nha nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Nên đun sôi một lúc để lá chè ngấm, để nguội rồi tắm cho bé có thể làm dịu các nốt mụn nhọn, giảm ngứa, đau.

Trẻ bị nhọt ở đầu tắm lá gìTắm là chè xanh cho trẻ giúp làm sạch khuẩn

Lưu ý: Những phương pháp điều trị mụn nhọt bằng lá tắm theo kinh nghiệm dân gian chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì?

– Đồ nóng, dầu mỡ: Không chỉ riêng khi bị mụn nhọt mà những ngày thường bạn cùng hạn chế cho trẻ dùng các món ăn quá nhiều dầu mỡ vì chúng không những gây ra bệnh về tim mạch, béo phì… mà còn khiến làn da tăng bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bít kín gây viêm nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

– Những thực phẩm có tính nóng gây sinh nhiệt trong cơ thể như: rau hẹ, ớt, hành, tỏi, gừng tươi, sầu riêng, chôm chôm, vải ổi…

Khi trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gìTrẻ bị nhọt nên hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ

– Các loại đồ ngọt: Khi đang bị mụn nhọt, trẻ cần hạn chế tối đa bởi lượng đường có trong đồ ngột rất cao, khi được cơ thể hấp thụ sẽ khiến bã nhờn tăng tiết nhiều hơn.

– Đồ ăn nhanh: Cũng như các món chiên đầy dầu mỡ, fast food cũng chứa nhiều chất béo và chất bảo quản. Với trẻ có làn da nhạy cảm, khi gặp phải đồ ăn có chứa chất bảo quản sẽ gây ra dị ứng và mụn nhọt.

3. Bé bị nhọt trên đầu bôi thuốc gì?

Điều trị tại chỗ:

Ở giai đoạn sớm, chưa có mủ: không nặn, kích thích vào  thương  tổn; bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần

Giai đoạn có mủ: cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch thương tổn.

Dung dịch sát khuẩn: dùng một trong các dung dịch sau:

– Povidon-iodin 10%

– Hexamidin 0,1%

– Chlorhexidin 4%

Thuốc kháng sinh tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau:

– Kem hoặc mỡ axít fucidic 2%  bôi 1- 2 lần ngày.

– Mỡ mupirocin 2%  bôi 3 lần/ngày.

– Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

– Kem silver sulfadiazin 1% bôi 1-2 lần/ngày. Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

– Kháng sinh dùng toàn thân: dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tốt nhất, trẻ bị mụn nhọt bôi thuốc gì? bạn nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để dùng thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

VI – Cách phòng tránh mụn nhọt ở trẻ em

Để phòng tránh nổi mụn nhọt ở trẻ em, các mẹ cần:

– Vệ sinh và tắm rửa cho bé mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đồng thời tăng sức đề kháng cho da.

– Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn, đồ dùng và lau dọn phòng ngủ của bé sạch sẽ.

– Mặc cho bé quần áo rộng rãi, làm bằng vải mỏng, mềm mại và dễ thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo bó sát và làm bằng các chất liệu bí mồ hôi như nylon.

Cách phòng tránh bé bị nhọtVệ sinh và tắm rửa cho bé mỗi ngày là cách phòng ngừa mụn nhọt đơn giản và hiệu quả nhất.

– Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể để đủ sức chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng để nâng cao sức đề kháng.

– Cho bé uống đủ nước mỗi ngày.

– Kiêng ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ngọt như chúng tôi đã chia sẻ ở phần trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì.

– Khuyến khích bé vận động thường xuyên, không để bé thường xuyên thức khuya ngủ muộn.

Nếu còn thắc mắc nào khác về tình trạng mụn nhọt ở trẻ, hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 miễn cước để được dược sỹ tư vấn thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục