Bệnh á sừng – Nguyên nhân và cách chữa bệnh á sừng ở tay, chân, mặt
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Bệnh á sừng là bệnh ngoài da kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh á sừng qua nội dung dưới đây.
I – Tìm hiểu về bệnh á sừng
1. Bệnh á sừng là gì? Hình ảnh của bệnh á sừng ở tay, chân, đầu,..
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa. Tình trạng này diễn ra khi lớp sừng bị chuyển hóa dở dang, các tế bào da còn nhân và nguyên sinh.
Bệnh này thường xảy ra ở bàn chân hoặc da đầu hoặc bệnh á sừng da tay khiến những vùng da này trở nên khô cứng, dày hơn, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí là chảy máu.
Đặc biệt, người bị bệnh á sừng sẽ trở nặng hơn vào mùa đông vì thời điểm này thời tiết rất hanh khô, có nhiệt độ, độ ẩm thấp.
Hình ảnh của bệnh á sừng ở tay, chân, đầu
2. Vì sao bị bệnh á sừng? Nguyên nhân bệnh á sừng
Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về nguyên nhân bị bệnh á sừng nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh xảy ra có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc bệnh á sừng thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 45% so với những người bình thường. Đây cũng là 1 lý giải vì sao bị bệnh á sừng.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Có rất nhiều những loại vitamin có vai trò chăm sóc làn da như vitamin A, C, D, E. Do đó khi cơ thể thiếu các vitamin này sẽ gây ra tình trạng giảm chức năng của làn da, chúng trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, trong đó có bệnh á sừng.
- Do thời tiết
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là bước vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp khiến cho da dễ bị mất nước, mất độ ẩm. Cùng với việc không chú trọng chăm sóc, dưỡng da thì đây chính là cơ hội để bệnh á sừng phát triển.
Thời tiết mùa đông dễ khiến bệnh khởi phát
- Thay đổi nội tiết tố
Thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Khi hormone trong cơ thể người mẹ bị thay đổi đột ngột khiến cho làn da bị ảnh hưởng và dễ bị á sừng hơn, trong đó có nhiều trường hợp bị bệnh á sừng sau sinh.
3. Bệnh á sừng biểu hiện như thế nào?
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh á sừng ở trẻ em và người lớn là:
- Khô da
Tình trạng khô da sẽ xuất hiện ngay từ lúc bệnh mới bắt đầu khởi phát. Khi sờ vào vị trí bị bệnh á sừng ở mặt, bệnh á sừng ở môi,… bạn sẽ cảm thấy vùng da này trở nên sần sùi, hơi cứng hơn so với các vùng da khác. Dấu hiệu này rất hay khiến cho chúng ta nhầm tưởng với tình trạng da dẻ khô nứt do thời tiết mùa đông.
- Cảm giác ngứa ngáy
Ngứa ngáy, khó chịu chính là cảm giác mà bất kỳ ai cũng gặp phải khi bị bệnh á sừng viêm da cơ địa.
- Khô rát, nứt nẻ, chảy máu
Hầu như người bệnh nào cũng hay dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị á sừng để giảm bớt sự khó chịu, ngứa ngáy.
Tuy nhiên, hành động này có thể gây ra nhiễm trùng, vì nếu chảy máu, tạo ra vết thương hở sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây ra nhiều bệnh da liễu khác.
Da khô rát, nứt nẻ
- Triệu chứng bệnh á sừng như thế nào? – Xuất hiện các đốm mụn nước
Khi các vùng da bị á sừng chuyển biến xấu có thể sẽ gây ra các đốm mụn nhỏ li ti, tình trạng này xảy ra sau quá trình gãi ngứa ngáy kéo dài. Và khi các đốm mụn này vỡ ra sẽ càng gây ngứa hơn nữa.
- Mệt mỏi, mất ngủ triền miên
Người bệnh sẽ rất khó chịu vì ngứa, điều này dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
4. Bệnh á sừng có ngứa không?
Khi bị bệnh á sừng, người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu. Việc gãi ngứa sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương xuất hiện trên da.
5. Bệnh á sừng có lây không? lây qua đường nào?
Á sừng là bệnh lý da liễu khá phổ biến tuy nhiên nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác tuy nhiên nó có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Vì vậy, người bị bệnh á sừng hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường với những người khác. Đây là giải đáp cho thắc mắc bệnh á sừng có bị lây không? bệnh á sừng lây qua đường nào?
6. Bị bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ da liễu thì bệnh á sừng bản chất không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó lại gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ, chảy máu, đau nhức.
Đặc biệt bệnh lại xuất hiện phổ biến là bệnh á sừng bàn tay, bệnh á sừng bàn chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày. Vậy bệnh á sừng ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh á sừng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân
Khi các triệu chứng này không được khắc phục sớm và đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và nặng hơn, thậm chí là dẫn đến các biến chứng như: gây nhiễm trùng, bội nhiễm da, suy giảm chức năng bảo vệ da, gây tổn thương đến xương khớp,…
Do đó, để có thể ngăn ngừa được các biến chứng hậu quả của bệnh á sừng này thì tốt nhất người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có những triệu chứng bệnh để được điều trị kịp thời.
7. Bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì?
➣ Thực phẩm nên kiêng:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng
Gồm có đậu phộng, tôm, trứng, thịt bò… Các loại thực phẩm này có thể kích thích cơ thể giải phóng lượng histamin, một chất trung gian hóa học gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi bệnh á sừng nên kiêng gì.
- Thức ăn cay nóng
Người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm có chứa nhiều gia vị, nhiều ớt, tiêu, tỏi… có thể là nguyên nhân khiến bệnh á sừng khô nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cay nóng dễ khiến bệnh nghiêm trọng hơn
- Thịt đỏ
Một số nghiên cứu cho rằng, thịt bò, thịt dê, thịt các loại gia cầm có màu đỏ có liên quan đến việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng kèm tổ đỉa.
- Dưa cải muối chua
Hàm lượng muối và axit cao trong các loại dưa cải muối chua có thể làm chậm tiến trình tái tạo và phục hồi của da.
- Thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ
Các loại thực phẩm này cũng khiến các tổn thương ngoài da lâu lành hơn, tạo điều kiện thuận lợi gây ra bội nhiễm vi khuẩn, chảy dịch, mưng mủ…
- Bệnh á sừng nên kiêng những gì? – Hải sản và đồ ăn lạ
Hải sản và những đồ ăn lạ cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh á sừng nên cẩn trọng.
- Các chất kích thích
Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, cà phê, cacao, thuốc lá.. vì chúng làm tăng phản ứng viêm dưới da, đồng thời làm cơ thể mất nước và dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc da nghiêm trọng.
➣ Thực phẩm mà người bệnh á sừng nên ăn:
- Các loại rau củ và trái cây
Sử dụng rau xanh, trái cây là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất, từ đó thải độc tố cho da.
Đây là yếu tố quan trong giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da, đồng thời tăng cường quá trình tái tạo và phục hồi.
Rau củ quả là thực phẩm nên ăn
- Bệnh á sừng nên ăn gì? – ngũ cốc nguyên cám
Bao gồm bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… không chỉ có nhiều chất xơ và protein mà ngũ cốc còn mang lại nguồn omega 3 phong phú, giúp cân bằng dinh dưỡng và cải thiện chức năng tái tạo da.
- Các loại hạt
Một số loại hạt như hạnh nhân, đậu xanh, đậu hà lan, mè đen, hạt óc chó,… có chứa hàm lượng omega 3 cao.
Các loại hạt còn cung cấp thêm một lượng chất xơ và chất béo lành mạnh để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là á sừng tái phát.
- Chanh tươi
Với hàm lượng vitamin A, B, C, kẽm và axit nitric dồi dào, chanh rất cần cho quá trình trao đổi và tái tạo thông thường của da.
- Uống nhiều nước
Uống đủ nước giúp làn da được bổ sung độ ẩm tự nhiên, tăng độ đàn hồi cho da, từ đó giúp ngăn ngừa khô ngứa và bong tróc da.
Uống nhiều nước sẽ có lợi cho người bệnh
II – Bệnh á sừng có chữa được không?
Việc điều trị á sừng trước nay gặp nhiều khó khăn. Người bệnh dễ bị tái phát do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như xà phòng, hoá chất, và các chất tẩy rửa… Đồng thời khiến tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị tích cực, đúng cách, á sừng có thể khỏi được.
Để điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám, nắm được nguyên nhân bệnh á sừng và cách chữa, tuân thủ các hướng dẫn điều trị và phòng tránh tái phát.
Đó là những giải đáp cho câu hỏi bệnh á sừng có chữa khỏi được không? Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh á sừng và cách điều trị.
III – Những vị trí thường bị á sừng
Những triệu chứng á sừng thường xuất hiện ở các vùng da tay, chân, đầu gây ra bệnh á sừng tay, bệnh á sừng trên da đầu, ở chân. Cụ thể là:
1. Bệnh á sừng ngón tay
Bệnh á sừng ở tay được điển hình bởi tình trạng da khô, nứt nẻ, các lớp sừng hình thành nhiều, bong tróc, xù xì, có thể rướm máu gây ngứa ngáy, đau đớn… tại một số vị trí bàn tay, đầu các ngón tay, khuỷu tay gây ra bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bệnh á sừng móng tay, bệnh á sừng ở ngón tay.
2. Bệnh á sừng ở chân
Bệnh á sừng chân thường xuất hiện vào mùa đông, gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt nhất là khi bị bệnh á sừng gót chân.
Á sừng da đầu
3. Bệnh á sừng ở da đầu
Bệnh á sừng da đầu xuất hiện với các vảy trắng trên đầu và thường bong tróc với một mảng lớn. Bệnh á sừng ở đầu mang tính dai dẳng, dễ phát triển thành giai đoạn bệnh á sừng mãn tính và thường tái phát.
IV – Làm sao để chữa bệnh á sừng? 9 cách chữa bệnh á sừng tại nhà
1. Cách chữa bệnh á sừng trẻ em
Dưỡng ẩm là điều cực kỳ quan trọng khi điều trị các bệnh ngoài da. Có thể sử dụng sản phẩm kem hoặc thuốc mỡ bôi da dành riêng cho trẻ em khi dưỡng ẩm cho bé cải thiện bệnh á sừng ở trẻ nhỏ.
Nên lựa chọn những sản phẩm kem dưỡng ẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, đảm bảo.
2. Cách chữa bệnh á sừng ở tay, chân
Dùng thuốc tây trị á sừng ở chân tay là một giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc bệnh á sừng dùng thuốc gì.
Giải pháp này tập trung điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác khó chịu và khắc phục các tổn thương trên da. Thông thường bệnh nhân có thể được kê đơn các loại thuốc như:
– Kem hoặc thuốc mỡ bôi dưỡng ẩm giúp chống khô da.
– Thuốc bôi acid salycilic hoặc các loại kem chứa steroid nhằm giảm viêm.
– Trường hợp nhiễm nấm cần sử dụng thêm thuốc chống nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
– Thuốc kháng histamin giúp làm giảm cơn ngứa cho bệnh nhân.
– Trường hợp nặng có thể phải sử dụng thêm corticoid dạng uống hoặc tiêm.
– Một số loại vitamin khác như vitamin A, E, C…
3. Thuốc đông y chữa bệnh á sừng
Bệnh á sừng uống thuốc gì? Thực tế, trong Đông y cũng có nhiều vị thuốc, bài thuốc có tác dụng đẩy lùi bệnh á sừng.
Các vị thuốc Đông y
(→ Xem thêm: Cách trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh)
Trong đó, bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên được xem là cách chữa bệnh á sừng theo đông y, gồm có:
– Tang bạch bì: Là loại dược liệu có tính hàn, vị đắng chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
– Trầu không: Vị cay nồng, tính ấm, tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị giúp tiêu viêm, sát trùng hiệu quả.
– Kim ngân hoa: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, tán độc.
– Bồ công anh: Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, có tác dụng tăng cường chức năng gan, thận, tăng sản xuất mật và lợi tiểu, dưỡng da, bổ máu rất hiệu quả.
Mỗi vị thuốc trong Thanh bì dưỡng can thang được điều chế theo tỷ lệ nhất định, nhờ đó tăng dược tính của dược liệu. Bài thuốc được bào chế dưới 3 dạng: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.
4. Bệnh á sừng bôi thuốc gì? Thuốc chữa bệnh á sừng
Các loại thuốc bôi dùng trong điều trị bệnh á sừng phổ biến hiện nay là nhóm các thuốc chống bạt sừng (acid salicylic, dibetalic, diprosalic, betnoval..), nhóm steroid chống viêm steroid (Fucicort, Gentrisone, Dermovate, Eumovate…), các loại kem dưỡng da (Cream ure 5 – 10%, Lacticare HC, Vaseline, Skincare U và Lacticare…)…
Chú ý: Bôi thuốc mỗi ngày từ 1 đến 3 lần vào những phần da đang bị tổn thương vì á sừng, điều trị bệnh á sừng ở mặt hay bất kỳ vị trí nào cũng tránh không bôi thuốc sang những vùng da lành dễ gây tác dụng phụ.
Không tự ý mua, sử dụng, ngừng thuốc khi triệu chứng giảm hoặc đổi thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Thuốc bôi giúp giảm triệu chứng bệnh á sừng
5. Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Trong Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kháng viêm, giảm đau, giúp cải thiện các bệnh ngoài da và ngăn ngừa các nguy cơ bội nhiễm. Đây là chữa bệnh á sừng rẻ tiền được nhiều người áp dụng.
Sử dụng lá lốt có 2 cách:
- Đắp lá lốt
Tiến hành theo các bước sau:
– Lấy một nắm lá lốt tươi rửa thật sạch rồi đem giã thật nhỏ.
– Vệ sinh da rồi đắp lá lốt lên vùng da bị bệnh á sừng. Dùng vải cố định khoảng 30 phút.
– Rửa lại bằng nước sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm lên. Áp dụng mỗi ngày một lần.
- Ngâm rửa bằng lá lốt
Thực hiện cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt theo từng bước như sau:
– Lấy khoảng 100g lá lốt đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối.
– Vò nát lá lốt rồi bỏ vào nồi nấu với khoảng 1,5 lít nước trong khoảng 10 phút cho các tinh chất của lá tan trong nước.
– Đợi nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da mắc bệnh, nhớ dùng bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương để tăng thêm công dụng. Có thể kết hợp gội đầu nếu bị bệnh á sừng vẩy nến da đầu.
Giải pháp này tuy không phải cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn nhưng có thể giảm triệu chứng bệnh, nên áp dụng mỗi ngày 1 lần.
Dùng lá lốt để giảm triệu chứng bệnh á sừng
( → Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh bị khô da? Cách xử lý da trẻ sơ sinh bị khô)
6. Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng, dân gian có rất nhiều cách áp dụng lá trầu không khác nhau. Dưới đây là 1 số cách phổ biến nhất:
- Mẹo trị bệnh á sừng bằng việc uống nước lá trầu không
– Rửa sạch lá trầu bằng nước muối pha loãng để loại bỏ sạch tạp chất và hóa chất nếu có. Vớt ra để ráo nước
– Thái nhỏ lá trầu và đem nấu sôi kỹ trong 10 phút
– Chắt nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Phần nước dư có thể tận dụng làm nước rửa vùng bị bệnh á sừng da để sát trùng, giảm ngứa da.
- Cách điều trị bệnh á sừng bằng lá trầu không dạng ngâm rửa
– Vò nhẹ lá trầu cho hơi dập rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước
– Khi nước trong nồi sôi, vặn nhỏ lửa để thêm 10 phút nữa cho các hoạt chất trong lá trầu tiết hết ra nước
– Pha loãng với nước sạch để tắm gội.
– Thực hiện mẹo chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không theo cách này 1 lần/ ngày.
Lá trầu không là mẹo trị triệu chứng bệnh á sừng
- Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng thuốc đắp từ lá trầu không
– Sau khi rửa sạch lá trầu không, cắt nhỏ và cho vào cối giã nát
– Đắp lá trầu trực tiếp lên khu vực bị á sừng
– Dùng gạc y tế băng kín lại để lá trầu không bị rớt ra ngoài
– Giữ nguyên khoảng 30 phút rồi rửa sạch da với nước
Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
7. Chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng ngoài chữa bệnh á sừng ở móng tay bằng lá trầu không, cách trị bệnh á sừng hiệu quả bằng lá lốt còn có phương pháp dùng tỏi.
Chữa á sừng bằng tỏi bằng cách lấy nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị á sừng trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
8. Chữa bệnh á sừng da đầu webtretho chia sẻ
Trên webtretho, bệnh á sừng da đầu cũng được nhiều người quan tâm. Trong đó có những kinh nghiệm, chữa bệnh á sừng webtretho được chia sẻ hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người:
Chia sẻ kinh nghiệm trị á sừng da đầu
9. Thực phẩm chữa bệnh á sừng
- Mật ong:
Mật ong chứa rất nhiều vitamin tốt cho da như vitamin nhóm B, C, K, E. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài việc ăn mật ong thường xuyên, dân gian còn kết hợp dùng mật ong nguyên chất bôi lên vùng da bị á sừng để làm dịu da, chống nứt nẻ.
- Ăn rau củ
Thường xuyên sử dụng rau củ trong các bữa ăn sẽ giúp làm tăng sức đề kháng cho da, cải tạo các tế bào da bị sừng hóa, giúp các tế bào da nhanh bình phục.
Bệnh á sừng và cách chữa? Nên ưu tiên ăn các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau bina, súp lơ xanh, bắp cải, cà chua,.. Khi chế biến các loại rau nên luộc hoặc nấu canh.
(→ Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị mụn sữa là gì? Khi nào hết? Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh)
V – Cách phòng chống bệnh á sừng ở trẻ em và người lớn
Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định, vì thế, để tránh bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và người lớn tái phát hoặc nặng hơn bệnh nhân cần lưu ý các cách phòng tránh dưới đây:
– Tránh làm tổn thương lớp sừng bằng cách không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải.
Tránh gãi làm tổn thương da
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu…
– Hạn chế tiếp xúc vùng bị bệnh với hóa chất, dầu mỡ, nước bẩn,…
– Không nên đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi vì nó sẽ kích thích bệnh nặng thêm.
– Cần bôi kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn.
– Giữ vệ sinh móng tay, chân sạch sẽ.
– Tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà, đồ ăn lên men.
– Không nên ngâm rửa tay chân nhiều.
Những thông tin trên về bệnh á sừng nguyên nhân và cách điều trị, bệnh á sừng da đầu là gì? bệnh á sừng da đầu có lây không? bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn không? chắc hẳn sẽ giúp ích cho nhiều người trong việc tìm hiểu về bệnh này.
Nếu còn câu hỏi về bệnh á sừng liên cầu, bệnh á sừng nang lông, bệnh á sừng tổ đỉa,…Hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!