Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/03/2024

Bị chốc lở là gì? Nên dùng thuốc gì? Cách trị bệnh chốc lở

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chốc lở có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Vậy đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.

I – Chốc lở là bệnh gì? Hình ảnh bệnh chốc lở

Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Trẻ nhỏ hay bị chốc lở. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị.

Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vị trí thường gặp: Ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.

Đó là những giải đáp cho thắc mắc bệnh chốc lở là gì.

Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ emHình ảnh bệnh chốc lở ở các vị trí trên cơ thể

II – Nguyên nhân bị chốc lở

Chốc lở được phân thành 3 loại là chốc không có bọng nước, chốc bọng nước và chốc loét. Nguyên nhân chính gây bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn là do tụ cầu vàng hoặc khuẩn liên cầu. Cụ thể:

– Đối với loại chốc lở không có bọng nước: Nguyên dân có thể là do tụ cầu, khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da.

– Đối với loại chốc bọng nước: Thường là do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, khiến cho chúng bị bóc tách lớp nông của thượng bì và tạo thành hình giống như vảy lá.

– Đối vớ dạng chốc loét: Chủ yếu là do khuẩn liên cầu gây ra hoặc có thể kết hợp với tụ cầu vàng để hình thành bệnh. Chốc loét xảy ra phổ biến hơn cả ở những người mắc bệnh mãn tính, người già và người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Bệnh chốc lở thường tái phát vào mùa hè trong môi trường cư dân đông đúc và điều kiện sống thiếu vệ sinh.

Nguyên nhân bị bệnh chốc lở ở trẻ emBệnh chốc lở là do tụ cầu vàng hoặc khuẩn liên cầu gây ra.

III – Dấu hiệu bệnh chốc lở – Triệu chứng lâm sàng

Chốc hay gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Biểu hiện của bệnh chốc lở xuất hiện với một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.

– Chốc không có bọng nước thường bắt đầu là một dát hồng, tiến triển thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh, mau chóng dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Khi vảy tiết bong ra để lại nền da đỏ ẩm, khi lành để lại vết thâm.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự lành sau 2-4 tuần mà không có sẹo. Hạch ngoại vi thường to. Bệnh nhân có thể có chấn thương nhẹ, côn trùng cắn, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa tại vị trí bị chốc.

– Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét hoại tử lõm giữa, chậm lành, để lại sẹo.

– Chốc lở dạng bọng nước khởi phát với mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ trong 1 đến 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

Bệnh chốc lở dùng thuốc gìChốc bọng nước

IV – Bệnh chốc lở dùng thuốc gì?

Trước tiên, bệnh nhân cần được các bác sĩ chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị dựa trên các triệu chứng và cách thức phân loại của bệnh. Bệnh chốc lở được chia thành chốc không có bọng nước, chốc có bọng nước và chốc loét.

Để điều trị bệnh chốc lở, cần phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình xử lý vết thương và sử dụng thêm các loại thuốc khác như thuốc có tính sát khuẩn cao (hydrogen, chlorhexidine, povidone….), thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ,.. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi chốc lở bôi thuốc gì.

V – Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn

Nguyên tắc điều trị

– Kết hợp thuốc điều trị bệnh chốc lở tại chỗ và toàn thân.

– Chống ngứa: tránh tự lây lan.

– Điều trị biến chứng nếu có.

Điều trị cụ thể

– Tại chỗ:

+ Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.

+ Thuốc trị bệnh chốc lở bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu vào buổi sáng (milian, castellani, dung dịch eosin 2%…)

+ Trường hợp nhiều vảy tiết: Đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem axit fusidic, erythromycin…ngày hai đến ba lần.

– Toàn thân: Chỉ định khi tổn thương nhiều, lan tỏa. Cần kết hợp sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị chốc lở bôi gìSử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

– Kháng histamine tổng hợp nếu có ngứa.

– Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo kháng sinh đồ

– Nếu có biến chứng: Chú trọng điều trị các biến chứng.

1. Cách trị bệnh chốc lở đầu ở trẻ em

Khi trẻ bị chốc lở ở đầu, cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc kháng nấm và sử dụng dầu gội diệt nấm là hai cách thường được áp dụng đối với bệnh chốc lở da đầu.

2. Chữa chốc lở dạng phỏng

Dùng thuốc bôi sát khuẩn, thuốc mỡ, thuốc uống là cách chữa chốc lở dạng phỏng, bệnh chốc lở ngoài da. Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị, dùng thuốc theo đơn kê của bác sỹ chuyên khoa.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh chốc lở dạng phỏng, cần lưu ý:

– Giữ da luôn khô thoáng và sạch sẽ

– Bị chốc lở ở trẻ em không dùng tay tác động đến nốt mụn nước, mụn mủ.

– Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường.

3. Chữa chốc lở ở mũi

Sử dụng kháng sinh uống và thuốc bôi ngoài da. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc đối với bệnh chốc lở da ở trẻ em.

Bệnh chốc lở thể mủBiểu hiện chốc lở ở mũi

Trong quá trình điều trị bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ chú ý giữ vệ sinh da  mặt, đặc biệt là vùng mũi, tránh sờ, gãi ngứa mụn chốc lở gây viêm nhiễm nặng hơn.

4. Cách trị bệnh chốc lở ở chân

Chân cũng là vùng da hay xuất hiện tình trạng chốc lở, điều trị khi trẻ bị chốc lở chân cũng có thể kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống.

Bị bệnh chốc lở ở trẻ em quan trọng nhất là giữ vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, rửa tay trước khi tiếp xúc bôi thuốc lên vùng da bị chốc lở.

Để xác định trẻ bị chốc lở bôi gì cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ.

5. Cách cải thiện bệnh chốc lở ở trẻ em bằng kem Yoosun Rau má

Rau má từ xa xưa đã được dùng để chữa bệnh chốc lở nhờ có chứa chất Asiaticosid, Asiatic acid, Medecassic acid giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Thảo dược này là thành phần chính của kem Yoosun rau má vì thể có thể dùng bôi ngoài da cho trẻ khi bệnh chốc đã được chữa khỏi, giúp nhanh liền sẹo.

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏiThoa kem yoosun rau má cho bé sau khi đã chữa khỏi chốc giúp nhanh liền sẹo

>> Xem VIDEO review của mẹ kopo về kem Yoosun rau má <<
Video bệnh chốc lở là bệnh gì

Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc dùng được cho trẻ từ sơ sinh rất an toàn và hiệu quả.

Cách sử dụng như sau: Thoa trực tiếp kem Yoosun rau má lên vùng da từng bị chốc lở và giữ nguyên không cần rửa lại với nước.

Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh giúp giảm khô ngứa da, làm lành tổn thương.

(>> Xem thêm: Dùng Yoosun Rau má có bắt nắng không?)

VI – Bệnh chốc lở – Những thắc mắc thường gặp

Tưởng chừng là bệnh lý đơn giản nhưng bệnh chốc lở nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, có rất nhiều thắc mắc gửi tới Yoosun.vn về bệnh chốc lở, và dưới đây là giải đáp của chúng tôi:

1. Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Việc thăm khám kịp thời luôn là mấu chốt quan trọng để trị chốc lở cho bé và hạn chế tối đa mức độ rủi ro hay biến chứng của bệnh. Đặc biệt đối với bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ em, điều này được ưu tiên hàng đầu.

Thời gian chữa trị khỏi bệnh chốc lở thường diễn ra từ 7-10 ngày, các vết lở loét sẽ se dần và bong vảy, bệnh nhân sẽ không còn đau đớn.

Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng hơn như chốc lở thể mủ khi đã xuất hiện biến chứng thì thời gian hồi phục sẽ tăng lên từ 1-2 tuần điều trị.

2. Bệnh chốc lở có lây không?

Bệnh chốc có lây lan, chúng lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các nốt lở loét. Bệnh thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc.

Dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây truyền chốc lở. Ngoài ra, gãi cũng có thể làm các nốt lở loét lan ra các phần khác của cơ thể.

3. Bệnh chốc lở có nguy hiểm không?

Với các triệu chứng và diễn biến của bệnh, bệnh viêm da chốc lở không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên việc phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách sẽ hạn chế thấp nhất các biến chứng của bệnh.

4. Bị chốc lở tắm lá gì?

Tắm gội cho trẻ là cách giúp da luôn sạch sẽ, hỗ trợ điều trị chốc lở nhanh khỏi hơn. Có thể sử dụng các loại lá như sài đất, tía tô, lá đào tươi, quả mướp đắng để đun nước tắm gội cho trẻ.

Bị chốc lở tắm lá gìTắm lá cho trẻ khi bị chốc lở

Những loại lá này đều có thể làm sạch khuẩn trên da, chống viêm rất tốt. Được thực hiện trước các bước bôi kem, uống thuốc để trẻ khỏi bệnh.

VII – Cách phòng chống bệnh chốc lở

Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để giữ cho da luôn khỏe mạnh.

– Luôn rửa vết cắt, vết trầy xước, vết côn trùng cắn và các vết thương khác ngay lập tức.

– Tránh cho con tiếp xúc với người đang bị bệnh chốc lở

– Cắt móng tay và tóc của trẻ luôn gọn gàng và sạch sẽ để phòng viêm da chốc lở trẻ em.

– Trẻ cần rửa tay thường xuyên và tránh để trẻ chạm vào các vết loét.

– Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút như sởi. Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.

– Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.

– Tránh để côn trùng đốt.

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng vệ sinh môi trường kém và ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh chủ yếu hay gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi, trường hợp bệnh chốc lở ở người lớn cũng không hiếm gặp. Vì thế cần nắm rõ những thông tin cơ bản về bệnh này để phòng ngừa, nhận biết và điều trị viêm da chốc lở đúng cách.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục