Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 27/05/2024

Lở mép/chốc mép là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

13 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ gây mất thẩm mỹ và cản trở nhiều tới sinh hoạt. Bệnh có thể trở thành mãn tính và có nguy cơ lây lan cao nên bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách chữa trị nhanh chóng tại nhà.

I – Bệnh lở mép miệng/chốc mép là gì?

Mép miệng là vị trí 2 đầu môi nối liền với nhau để tạo thành khóe miệng. Đây là vị trí nhạy cảm, dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.

Lở mép hay còn được gọi là chốc mép có tên tiếng Anh là Angular cheilitis. Đây là bệnh ở da/niêm mạc. Chúng xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mép.

Bệnh lở mép thường thấy các vết chốc xung quanh vùng mép và miệng. Chúng có thể tiếp tục lây lan khắp mặt gây mất thẩm mỹ và khiến cho người bệnh thiếu tự tin.

Bị chốc mép là bệnh gìHình ảnh bệnh lở mép.

Bệnh có thể xuất hiện vài ngày hoặc kéo dài chuyển sang mãn tính. Chốc mép có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến vẫn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chốc mép được chia thành 2 loại đó là:

– Chốc mép nguyên phát: Tác nhân gây bệnh trên làn da khỏe mạnh bình thường.

– Chốc mép thứ phát: Tác nhân gây lở mép là do mắc phải các bệnh về da khác như ghẻ, chàm…

Chốc mép không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ. Để bệnh nhanh khỏi và không để lại sẹo bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi mà còn hạn chế lây lan sang cho người khác.

II – Tại sao bị lở mép miệng? Nguyên nhân bị lở mép miệng

Có rất nhiều nguyên nhân chốc mép ở miệng như:

1. Chốc mép do nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm candida là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Loại nấm này có mặt ở nhiều nơi trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục.

Bình thường, vẫn có một lượng nhỏ nấm Candida sống trong khoang miệng mà không gây hại. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ giúp kiểm soát candida.

Nếu như cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, nấm candida sẽ có cơ hội tấn công xâm nhập và phát triển mạnh mẽ gây viêm da. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, xử lý dứt điểm sẽ dẫn tới chốc mép, miệng.

Nguyên nhân chốc mép là gìChốc mép có thể do nhiễm nấm Candida.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho nấm candida phát triển quá mức như:

– Nguyên nhân khiến cho nấm candida phát triển quá mức có thể do sử dụng một số loại thuốc. Từ đó, khiến cho số lượng vi sinh vật có lợi trong cơ thể bị giảm, chẳng hạn như thuốc kháng sinh.

– Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị và hóa trị cũng có thể làm hỏng hoặc tiêu diệt đi những tế bào khỏe mạnh. Điều này khiến cho bạn dễ bị tưa miệng hoặc mắc một số bệnh nhiễm trùng khác.

-Các tình trạng làm suy yếu hệ miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ phát triển của nấm candida. Nấm miệng là bệnh tương đối phổ biến ở những người bị nhiễm HIV.

2. Lở mép do nhiễm virus herpes

Virus herpes cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây lở mép. Virus herpes là một loại virus thích da và thần kinh thường gây nên tình trạng nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng tới da, miệng, môi, mép, mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Nếu chốc mép do virus herpes người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Vùng da quanh miệng, môi, mép cảm thấy ngứa ran, nóng rát và đau, sưng đỏ. Sau đó, mụn nước dần hình thành và xảy ra hiện tượng lở loét xung quanh hoặc bên trong khoang miệng. Cơn đau có thể tăng dần lên theo diễn tiến của bệnh gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ.

Sau vài ngày, mụn nước mọc thành từng chùm trên nền da đỏ và vỡ ra, dịch chảy ra bên ngoài tạo thành vết loét trợt nông. Sau đó, vết loét này sẽ bắt đầu khô lại và đóng mài. Thi thoảng người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Virus herpes miệng thường có tần số tái phát khác nhau với mỗi người và khởi phát thành từng đợt.

3. Thiếu hụt vitamin B

Một số trường hợp bị chốc mép do thiếu hụt vitamin B. Khi thiếu hụt bất cứ loại vitamin B nào cũng có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe. Bởi loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng để đảm thiếu hụt vitamin B thường do bạn ăn không đủ trái cây, rau xanh, thực phẩm nguyên cám…

Bệnh chốc mép do đâuThiếu hụt vitamin B là nguyên nhân gây chốc mép.

Bạn có thể nhận biết tình trạng thiếu hụt vitamin B qua một số dấu hiệu sau:

– Da nổi những mảng đỏ gây ngứa ngáy và dễ bong tróc do quá trình tổng hợp collagen bị thiếu vitamin B6.

– Thiếu vitamin B còn khiến cho môi bị khô, nứt khóe miệng, mép sưng đỏ gây đau đớn.

– Sự thiếu hụt vitamin B còn phá vỡ đi hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng sản xuất kháng thể chống lại những mầm bệnh.

4. Một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân chốc mép ở miệng có rất nhiều, ngoài virus herpes, nấm candida hay thiếu hụt vitamin B, tình trạng này xảy ra còn có thể do một số yếu tố sau:

– Khô mép: Mép là vị trí mà nước bọt đọng lại lâu nên khu vực này thường ẩm ướt. Tuy nhiên, khi nước bọt bay hơi, vùng da miệng, mép dễ bị khô và gặp phải tình trạng kích ứng. Nếu bạn có thói quen liếm môi, liếm mép để giảm bớt khô càng làm gia tăng tình trạng và là chốc lở mép trở nên nghiêm trọng hơn.

– Thời tiết nóng ẩm: Khi thời tiết nóng ẩm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da bởi một số nguyên nhân như tác động tia UV, độ ẩm cao… Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và khiến cho bệnh chốc mép xuất hiện.

– Thiếu chăm sóc đúng cách: Chăm sóc vùng miệng, mép không đúng cách cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh lở mép. Đặc biệt, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày vùng da này dễ bị nhiễm khuẩn và nấm gây nên tình trạng ngứa ngáy, sưng đau…

– Tuổi tác: Trẻ em trong độ tuổi từ 2- 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu nên các tác nhân gây hại có thể dễ dàng tấn công, xâm nhập và gây bệnh.

Ngoài ra, nếu như vùng mép có vết thương sẵn, vết thương hở cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, xâm nhập gây bệnh.

>> Xem VIDEO B/S da liễu chia sẻ các vấn đề thường gặp ở da bé <<

Video cách chữa chốc mép tại nhà

III – Dấu hiệu của lở mép miệng

Khi bị bệnh lở mép, người bệnh thường sẽ gặp một số dấu hiệu sau:

– Màu da ở quanh mép tấy đỏ rồi sau đó xuất hiện vết nứt.

– Xuất hiện mụn nước li ti ở quanh mép.

– Cảm giác ngứa, đau, sưng, nóng rát và khó chịu ở khóe miệng.

– Bị đau khi cười to hoặc há miệng; cảm giác đau tăng lên khi ăn đồ ăn cay, nóng và có tính axit cao.

Dấu hiệu của tróc mép miệngLở mép khiến người bị có cảm giác ngứa, đau, sưng, nóng rát và khó chịu ở khóe miệng.

– Chảy máu.

– Bị tróc mép miệng khiến vị giác thay đổi.

– Gặp khó khăn khi ăn uống dẫn tới sụt cân.

– Môi khô và nứt nẻ cũng là triệu chứng khi bị lở mép môi.

– Da khô ráp và sần sùi.

– Trẻ bị tróc mép sẽ xuất hiện một lớp vảy vàng ở quanh mép; lưỡi hơi bóng.

IV – Bị lở mép miệng phải làm sao? Cách chữa chốc mép tại nhà

Chốc mép có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng có nhiều cách hiệu quả để giảm đau và thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh chóng hơn. Nếu như không điều trị, chốc mép có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi bị chốc mép cần xử trí đúng, tránh để lây lan.

Dưới đây là một số phương pháp trị chốc mép bạn có thể tham khảo:

1. Chữa chốc mép bằng phương pháp dân gian

Bệnh chốc mép tuy không nguy hiểm nhưng có nguy cơ lây lan nhanh nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu bạn chưa biết cách chữa lở mép hãy tham khảo những bài thuốc dân gian dưới đây:

Mẹo chữa chốc mépDùng nha đam trị chốc mép.

– Dùng nha đam: Các thành phần có trong nha đam có thể dưỡng ẩm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da, chống ngứa và làm mềm da giúp giảm đau và khó chịu do chốc mép gây ra. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy gel nha đam thoa lên vết chốc. Hoặc bạn cũng có thể ăn nha đam, uống nước ép nha đam hàng ngày. Việc làm này rất tốt cho cơ thể cũng như giúp cho vết chốc nhanh khỏi hơn.

– Mật ong: Mật ong có thể kháng khuẩn và chống lại virus Staphylococcus và Streptococcus gây bệnh chốc lở . Có thể thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị chốc mép, để nguyên trong vài phút sau có thể rửa lại với nước sạch. Bị chốc mép bôi mật ong tuy dễ thực hiện nhưng chưa được kiểm chứng về hiệu quả trị bệnh.

Bé bị chốc mép bôi mật ongThoa mật ong để cải thiện tình trạng chốc mép

– Dùng dưa leo: Dưa leo có tính mát nên có tác dụng làm dịu da. Chữa chốc mép bằng dưa leo rất đơn giản bạn chỉ cần thái dưa leo thành những lát mỏng. Sau đó chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị chốc cơn đau rát, nhức sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn dưa leo để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Mang thai bị lở mép miệng phải làm saoĐắp dưa leo làm dịu vùng da bị chốc mép

– Uống nước dừa: Đây cũng là một trong những cách trị chốc mép tại nhà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu những tổn thương. Ngoài ra, chúng còn cung cấp nước, vitamin cho cơ thể.

– Dùng tỏi trị chốc mép: Trong tỏi còn có chứa allicin và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy có thể dùng tỏi để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm và đặc biệt là chốc mép.

Có thể thoa trực tiếp tỏi lên vùng da bị lở mép miệng hoặc trộn chung với mật ong để bôi lên da. Cần chú ý bôi với lượng nhỏ để quan sát biểu hiện, hiệu quả của phương pháp này vì vẫn chưa có kiểm chứng nào về tác dụng của tỏi khi dùng trị lở mép miệng.

Cách chữa chốc mép tại nhàTỏi có nhiều công dụng trong việc điều trị nhiễm trùng

– Chốc mép bôi kem đánh răng: Những kem đánh răng có thành phần tự nhiên như đinh hương, trà xanh… sẽ giúp chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, kem đánh răng còn có tính chất chống nhiễm trùng. Khi sử dụng một ít kem đánh răng thoa lên vùng da bị mụn, lở do chốc loét sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn.

– Bôi mật ong và chuối: Trong chuối và mật ong đều có các thành phần giúp giảm viêm nhiễm, làm lành vết thương. Có thể sử dụng cách chữa chốc mép tại nhà bằng chuối và mật ong bằng cách nghiền vài lát chuối chín cùng với 1 thìa nhỏ mật ong tạo thành hỗn hợp bôi trực tiếp trên da, để nguyên khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

2. Dùng thuốc bôi trị lở mép

Trước khi dùng thuốc trị chốc mép, cần xác định nguyên nhân lở mép là gì. Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc bôi phù hợp với người bệnh. Cụ thể như sau:

– Thuốc bôi chốc mép do virus: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus dạng bôi tại chỗ để làm giảm các triệu chứng, giảm cường độ và tiến triển của bệnh. Thuốc nên sử dụng ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê như Acyclovir, Penciclovir. Nên dừng thuốc trong trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng hoặc không lành sau 15 ngày.

– Chốc mép do vi khuẩn: Người bệnh có thể sử dụng loại kem bôi chứa kháng sinh như erythromycin. Nếu sau khi thoa kem mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nhiễm trùng có dấu hiệu lây lan bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường uống.

bé bị chốc mép bôi thuốc gìSử dụng thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

( >> Xem thêm cách điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY)

– Lở mép do nấm: Trong trường hợp này bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc kháng nấm như clotrimazol, ketoconazole để bôi lên vùng tổn thương.

Khi sử dụng thuốc bôi chốc mép để đạt được kết quả tốt cũng như ngăn ngừa những trường hợp không đáng có bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

– Chỉ nên sử dụng các loại thuốc bôi lở mép khi có chỉ định từ bác sĩ. Thực hiện đúng theo chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.

Trước và sau khi bôi thuốc bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn bám trên tay.

– Không nên gãi vào vùng da bị chốc mép, bởi hành động này có thể khiến cho virus có cơ hội lây lan sang các vị trí khác của cơ thể. Sau mỗi lần tiếp xúc với vết chốc mép bạn nên rửa tay. Tuyệt đối không nên chọc vỡ các mụn nước và không bóc vảy khi những nốt mụn đã đóng vảy.

– Trong quá trình sử dụng bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng tại chỗ. Lúc này bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị phù hợp.

V – Bệnh chốc mép/lở mép – Những thắc mắc thường gặp

Nếu không có cách trị tróc mép đúng cách và kịp thời, người lớn và trẻ bị lở mép có thể gặp phải tình trạng bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm khác.

Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống, chốc mép còn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt nên có rất nhiều thắc mắc của người bệnh khi không may bị mắc căn bệnh này.

1. Bị chốc mép kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Tìm hiểu bị chốc mép nên làm gì cần chú ý những thực phẩm sau:

Mép miệng bị lở NÊN ĂN những thực phẩm sau:

– Thịt gia cầm

Thịt gia cầm cũng rất có lợi trong việc chữa bệnh chốc lở mép. Một số loại thịt gia cầm bạn nên ăn như thịt ngan, thịt vịt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

– Dưa leo

Dưa leo cũng là một loại quả có tính mát, chứa vitamin C, E có lợi cho da, hỗ trợ giúp các tổn thương nhanh lành. Có thể ăn trực tiếp dưa leo hoặc chế biến thành các món ăn.\

– Cà chua

Cà chua có vị chua, làm mát vì vậy bạn nên bổ sung nguồn thực phẩm cà chua hàng ngày khi bị lở mép. Bạn có thể ăn sống nấu chín hoặc uống nước ép cà chua mỗi ngày.

– Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng. Người bệnh chốc lở bị nứt 2 bên mép miệng nên bổ sung rau xanh hàng ngày.

Bị chốc mép kiêng ăn gì và nên ăn gìBị chốc mép nên ăn rau xanh hàng ngày

Một số loại rau xanh nên ăn như: rau má, diếp cá… Bạn có thể ăn sống hoặc nấu canh để ăn, xay lấy nước uống hàng ngày cũng vô cùng hiệu quả.

Chốc mép nên KIÊNG ĂN các thực phẩm:

– Hoa quả có nhiều acid như cam chanh, quýt… có thể gây xót, đau, khiến tổn thương do chốc mép trở nên trầm trọng hơn.

– Thức ăn cay nóng cũng là thực phẩm cần tránh để không làm tình trạng chốc mép nặng thêm

– Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, đồ hộp,.. cũng nên hạn chế khi đang bị chốc mép.

– Người bị chốc mép cần tránh sử dụng cà phê, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn

Bé bị lở khóe miệng Tránh sử dụng đồ uống có ga, có cồn

2. Bệnh chốc mép có để lại sẹo không?

Chốc mép có thể để lại sẹo nếu không được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Vì:

– Các tổn thương do chốc mép thường là các mụn nước nhỏ, nếu không bị bội nhiễm sẽ tự vỡ và bong tróc, để lại da mới nhẵn mịn.

– Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bội nhiễm và thúc đẩy quá trình lành da.

Tuy nhiên, khả năng để lại sẹo có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:

– Bệnh nhân gãi hoặc bóc vảy: Hành động này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm, dẫn đến hình thành sẹo.

– Bệnh bị bội nhiễm: Vi khuẩn khác xâm nhập vào vết thương hở do chốc mép gây ra có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, làm tăng nguy cơ để lại sẹo.

– Thể ecthyma: Đây là dạng chốc mép nặng hơn, với các tổn thương sâu hơn, có thể hình thành sẹo lõm sau khi lành.

3. Bà bầu bị chốc mép có sao không?

Nếu bà bầu bị chốc mép trong suốt thai kỳ, virus có thể lây sang thai nhi. Từ đó gây nên những ảnh hưởng về vấn đề sức khỏe. Do đó, việc điều trị và phòng ngừa bệnh trong giai đoạn này rất quan trọng.

4. Trẻ em bị lở mép phải làm sao?

Thuốc thường được dùng để điều trị khi bé bị chốc mép là dạng thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da. Nếu nguyên nhân lở mép miệng là do virus thì cần thuốc kháng virus cần bôi thuốc ngay từ khi phát hiện tổn thương cho đến khi bong vảy hoàn toàn, giúp giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh.

Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nguyên nhân gây bệnh liên quan tới vi khuẩn hoặc khi các mụn nước loét bội nhiễm. Các mẹ nên nhớ bé bị chốc mép bôi thuốc gì cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

VI – Cách phòng ngừa bệnh chốc mép

Tuy không quá nguy hiểm nhưng chốc mép lại gây nhiều phiền toái, khó chịu và mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh ngay từ khi chưa xuất hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Giữ vùng da quanh mép luôn sạch sẽ

Trước tiên bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da quanh mép luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Đặc biệt, khi có vết thương hay côn trùng cắn, đốt tại vùng cần vệ sinh thật kỹ và chăm da tốt.

Sau khi ăn xong nên dùng khăn thấm nước để lau sạch vùng mép, tránh việc thức ăn hoặc dầu mỡ bám lại vị trí này.

Phòng ngừa bệnh lở mép miệngVệ sinh vùng miệng, mép sạch sẽ.

Bạn nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng miệng, mép mỗi ngày.

2. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cũng được xem là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng chốc mép xảy ra. Bởi như đã đề cập phần trên, nếu chế độ ăn thiếu hụt vitamin B sẽ làm tăng nguy cơ bị lở mép.

Trong thực đơn ăn hàng ngày bạn nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12. Một số thực phẩm giàu vitamin bạn có thể lựa chọn như: Rau củ tươi, hoa quả.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc chứa nhiều axit… Bởi những thực phẩm này thường khiến cơ thể bị nóng, làn da dễ bị kích ứng nên làm tăng nguy cơ bị lở mép.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng là cách giúp bạn hạn chế tình trạng chốc mép xảy ra.

3. Thoa kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng khô da, bảo vệ làn da nhạy cảm. Đồng thời, cải thiện kết cấu da, che dấu những khuyết điểm.

Do đó, để tránh bị chốc mép bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thoa 1-2 lần mỗi ngày. Điều này giúp cho vùng da mép trở nên mềm mại, không bị khô rát.

Để dưỡng da, làm mát da bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Sản phẩm có có chứa D-panthenol và vitamin E, Chlorhexidine digluconate giúp: Làm dịu da, mềm da, cung cấp độ ẩm giúp da luôn mịn màng. Đồng thời, Bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn một một cách hiệu quả.

4. Loại bỏ một số thói quen xấu

Để tránh bị chốc mép bạn cũng nên loại bỏ ngay một số thói quen xấu như:

– Không nên đưa tay cậy, gãi vào vết thương. Hành động này sẽ khiến cho vết thương lâu khỏi và trở nên nghiêm trọng hơn. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây chốc mép.

– Không liếm môi, mép.

– Không nên sử dụng chung đồ cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.

– Nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên mặt.

– Không nên giặt chung đồ, quần áo, chăn mền, gối với người đang bị bệnh.

– Đối với trẻ nhỏ nên cắt móng tay để trẻ tránh cào xước da.

Tất cả những thông tin về bệnh chốc mép/lở mép bao gồm nguyên nhân bị chốc mép, bị lở mép miệng bôi thuốc gì, cách chữa bệnh chốc mép nhanh nhất, trẻ em bị chốc mép bôi thuốc gì … Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Mọi thắc mắc có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được dược sỹ tư vấn và giải đáp.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21470-angular-cheilitis
https://dermnetnz.org/topics/angular-cheilitis
https://www.webmd.com/oral-health/angular-cheilitis

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục