Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 04/06/2024

Bệnh lác sữa/Chàm sữa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Nội dung chính
[Hiện]
17 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là trẻ dưới 1 tuổi. Những vùng da mẩn đỏ, khô căng, đau rát do chàm khiến các bé vô cùng khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm sữa/lác sữa để có giải pháp khắc phục hiệu quả cho bé nhé các mẹ.

I – Bị chàm sữa là gì?

Chàm sữa/lác sữa là gì? Hiện tượng bé bị chàm sữa hay còn gọi là bé bị lác sữa, bé bị viêm da cơ địa, viêm da thể tạng, chàm thể tạng, eczema là một căn bệnh viêm da mạn tính, tái phát nhiều lần, không lây lan.

Bệnh chàm sữa có tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis. Bệnh thường tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Tuy không lây và không quá nguy hiểm nhưng nếu có thể tiến triển thành chàm thể tạng khiến quá trình điều trị khó khăn và dễ để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Đối tượng thường gặp phải bệnh này là trẻ sơ sinh từ 3 tháng – 24 tháng tuổi. Theo thống kê có đến 20% tổng số trẻ sau khi sinh mắc chứng bệnh chàm sữa/lác sữa kể cả trẻ khỏe mạnh.

Bé bị chàm sữa là gìHình ảnh bé bị chàm sữa

II – Phân loại bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh

Chàm sữa thường bắt đầu xuất hiện ở hai bên má của trẻ sau đó có thể lan rộng sang chân tay hoặc toàn cơ thể. Lúc mới xuất hiện, chàm sữa chỉ là các nốt hồng nhỏ rồi dần dần chuyển thành mụn nước màu đỏ, khi vỡ ra sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc.

Chàm sữa ở trẻ em và trẻ sơ sinh được phân ra thành 3 loại gồm:

– Chàm sữa cấp tính là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm sữa, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 2 tuổi. Nó được đặc trưng bởi các mụn nước màu hồng, có thể vỡ ra và gây ngứa ngáy khó chịu. Các mụn nước thường xuất hiện trên mặt, má và da đầu của trẻ, nhưng cũng có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Hầu hết trẻ em sẽ hết chàm sữa cấp tính khi đến 2 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể tiếp tục mắc bệnh hoặc phát triển bệnh chàm da dị ứng sau này.

– Chàm sữa mãn tính: là giai đoạn thứ hai của bệnh chàm sữa, thường xuất hiện ở trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi. Nó được đặc trưng bởi da khô, sần sùi, có thể nứt nẻ và chảy máu. Da cũng có thể dày lên và đổi màu. Các triệu chứng của chàm sữa mãn tính thường tồi tệ hơn vào mùa đông khi không khí khô hơn.

– Chàm sữa bán cấp: Chàm sữa bán cấp là giai đoạn trung gian giữa chàm sữa cấp tính và chàm sữa mãn tính, thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi. Nó thể hiện các triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn so với chàm sữa cấp tính, nhưng không nặng nề như chàm sữa mãn tính.

Trẻ bị chàm sữa nặngHầu hết trẻ em sẽ hết chàm sữa cấp tính khi đến 2 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể tiếp tục mắc bệnh hoặc phát triển bệnh chàm da dị ứng sau này.

III – Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng có một số yếu tố được xem là có khả năng gây ra bệnh như:

1. Yếu tố di truyền

Trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử viêm da cơ địa làm tăng nguy cơ bé bị chàm sữa hơn là những trẻ khác.

Ngoài ra, nếu cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, nổi mề đay, dị ứng da… thì con cái cũng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Thông thường bệnh chàm sữa sẽ giảm dần và thuyên giảm khi trẻ trên 1 tuổi.

2. Cơ địa trẻ dễ dị ứng

Bé dễ bị dị ứng trước các tác nhân như khói bụi, thời tiết, lông thú, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ.

Bên cạnh đó, trẻ bị chàm sữa nếu đang bú mẹ cũng có thể là do nguồn thức ăn từ mẹ, nếu mẹ ăn nhiều đồ hải sản, thức ăn giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng gây dị ứng.

3. Da khô

Da khô có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến da dễ bị mất nước và kích ứng.

Khi da bị khô, nó có thể trở nên nứt nẻ và ngứa, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, dẫn đến viêm da và phát triển chàm sữa.

Trẻ em có làn da mỏng manh và dễ bị mất nước hơn người lớn, do đó da của trẻ dễ bị khô hơn.

4. Căng thẳng

Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline.

Những hormone này có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động quá mức, dẫn đến viêm da và các triệu chứng chàm sữa khác. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn gãi da nhiều hơn,

5. Các yếu tố bên ngoài

Các chất gây dị ứng có thể đến từ những thay đổi trong quá trình trao đổi chất bên trong và bên ngoài cơ thể như: bụi bặm, nấm mốc, lông thú cưng, rối loạn tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho con bú, trẻ nhiễm bệnh…

Ngoài ra, các yếu tố kích thích và làm trầm trọng thêm bệnh chàm ở trẻ em bao gồm: thời tiết khô, nóng, ẩm; thuốc tẩy, vải, khói thuốc lá; xà phòng tắm, giặt ủi…

Bệnh lác sữa là gìHiện nay, y học hiện đại vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh. 

IV – Biểu hiện bị chàm sữa ở trẻ

Việc nắm rõ biểu hiện bị chàm sữa ở trẻ sẽ giúp các mẹ có thể đánh giá xem có phải trẻ đang bị chàm sữa hay không. Từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách tránh bệnh trở nên nghiêm trọng. Thông thường, trẻ bị chàm sữa sẽ có các biểu hiện sau:

1. Dấu hiệu trên da

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện lần đầu tiên ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng. Chàm sữa ban đầu thường xuất hiện ở mặt, má và có thể lan ra toàn thân, tay, chân.

Ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, da có thể đỏ, khô và có vảy. Vết xước thường xuất hiện. Nếu da bị nhiễm trùng, nó có thể hình thành lớp vỏ màu vàng hoặc những “mụn mủ” rất nhỏ. Da của trẻ cũng có thể trở nên dày hơn, gọi là lichen hóa, do gãi và cọ xát quá nhiều. Triệu chứng chàm sữa có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Cụ thể:

– Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, sau đó chuyển thành mụn nước màu đỏ.

– Những mảng khô, đỏ này thường xuất hiện trên mặt và ở những vùng da bị gấp nếp như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối và mắt cá chân.

– Khi các mụn nước vỡ ra sẽ bị đóng mày kèm theo tróc vảy.

– Da khô và căng.

– Vùng da bị chàm sữa có các vảy nhỏ li ti, khi sờ vào sẽ thấy thô ráp.

– Da đỏ và sưng.

– Da mặt nhợt nhạt.

– Da mí mắt hoặc xung quanh mắt bị sẫm màu.

– Thay đổi vùng da quanh miệng, mắt hoặc tai.

– Các vùng da nổi lên, màu đỏ (phát ban).

Bệnh lác sữa ở trẻ nhỏBiểu hiện khi trẻ bị chàm sữa là da xuất hiện các nốt mẩn đỏ sau đó chuyển thành mụn nước màu đỏ. 

2. Triệu chứng khác

– Bé bị chàm sữa có thể xuất hiện triệu chứng của hen suyễn hoặc viêm mũi.

– Trẻ bị ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu nên thường xuyên dùng tay gãi, có thể khiến các mụn nước vỡ ra, gây chảy máu.

– Trẻ khó chịu, quấy khóc, ăn ít, ngủ không ngon và sâu giấc.

Nếu không vệ sinh tốt, vùng da chàm sữa bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng (hoặc bội nhiễm), gây khó khăn cho việc điều trị, để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

V – Vị trí bé thường hay bị bị lác sữa/chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ có thể xuất hiện ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu nhất là vùng mặt cụ thể là hai bên má, cằm, có thể ở da đầu, trán, cổ, ở các chi.
Mới đầu, nổi các mảng hồng ban, mụn nước li ti ở 1 hoặc cả 2 bên má. Những đám mụn này gây nứt da và rịn nước, dần dần sẽ đóng vảy và bong tróc.

1. Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, viêm da dị ứng thường bắt đầu ở mặt, khuỷu tay và đầu gối – những nơi dễ gãi và chà xát khi chúng bò. Nó có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể, nhưng không lan sang vùng tã lót, nơi độ ẩm bảo vệ da.

2. Ở trẻ lớn hơn

Ở trẻ lớn hơn, viêm da dị ứng thường xuất hiện ở các nếp gấp ở khuỷu tay, bàn tay và/hoặc đầu gối. Phát ban hoặc đỏ sau tai, trên bàn chân hoặc da đầu của trẻ cũng có thể là dấu hiệu của viêm da dị ứng.

Bé bị lác sữa ở mặtChàm sữa ở trẻ có thể xuất hiện ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu nhất là vùng mặt cụ thể là hai bên má, cằm

VI – Trẻ bị chàm sữa có nguy hiểm không?

Các vùng da bị chàm gây ngứa khiến trẻ bứt rứt gãi liên tục, có thể khiến mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, không chăm sóc đúng cách thì những vùng da bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời sẽ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Chàm sữa có thể khiến da dày lên, nhiễm trùng da do vi khuẩn và các bệnh viêm da liên quan đến dị ứng khác (viêm da dị ứng). Bệnh cũng có thể gây ra giấc ngủ kém vì ngứa dữ dội. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. Việc lạm dụng kem steroid có thể dẫn đến mỏng da và mô bên dưới da.

VII – Lác sữa ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán trẻ có đúng bị chàm sữa/lác sữa hay không, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu và xét nghiệm da.

1. Hỏi về triệu chứng và tiền sử

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của trẻ. Đồng thời cũng có thể hỏi xem ba mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có bị viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc dị ứng mũi như sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng hay không.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng dị ứng ở con bạn. Tiếp đó là thăm khám sức khỏe tổng quát và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng.

Không có xét nghiệm cụ thể cho bệnh chàm sữa/lác sữa. Việc kiểm tra thường không cần thiết, nhưng nó có thể được thực hiện trong một số trường hợp. Các xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm da.

Chẩn đoán lác sữa ở trẻ nhỏBác sĩ chẩn đoán bệnh chàm sữa ở trẻ.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ globulin miễn dịch E (IgE). IgE được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tỷ lệ này cao ở hầu hết trẻ em bị dị ứng và viêm da dị ứng.

Các xét nghiệm máu khác cũng có thể được thực hiện giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ.

3. Xét nghiệm da

Xét nghiệm da có thể được thực hiện để kiểm tra dị ứng hoặc các tình trạng da khác.

VIII – Trẻ bị chàm sữa phải làm sao? Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

Do chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm sữa nên việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng, kiểm soát bệnh tiến triển đồng thời ngăn ngừa biến chứng.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tuổi và sức khỏe của trẻ. Không có cách chữa trị bệnh chàm sữa. Mục tiêu của việc điều trị là giảm ngứa và viêm, bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:

1. Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

Cách trị chàm sữa tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên được nhiều mẹ áp dụng vì tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản. Có nhiều cách trị chàm sữa tại nhà như sau:

1.1. Cách trị chàm sữa bằng sữa mẹ

Theo nhiều người thì sữa mẹ có thể giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt cho việc trị lác sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chưa có thông tin y khoa xác thực về việc bị chàm sữa bôi sữa mẹ.
Vì vậy, khi áp dụng cách chữa chàm sữa bằng sữa mẹ thì cần cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này để trị chàm sữa cho bé vì có thể gây viêm nhiễm, dị ứng nặng hơn.

1.2. Bệnh chàm sữa bôi hồ nước

Hồ nước là một loại thuốc dạng dung dịch được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh ngoài da.

Tác dụng chính của hồ nước là làm mát da, tăng khả năng kháng khuẩn bảo vệ da. khuẩn, giảm tình trạng viêm sưng trên vùng da bị chàm sữa.

Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng hồ nước chữa chàm sữa, nhất là những bé có tiền sử dị ứng với các thành phần trong hồ nước như kẽm oxide, Calcium carbonate, Glycerin khiến bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn, điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Cách trị chàm sữa bôi hồ nướcTrẻ bị chàm sữa nên bôi hồ nước

1.3. Cách trị chàm sữa theo dân gian

Chữa chàm sữa bằng phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Dân gian có nhiều phương pháp chữa chàm sữa như dùng lá trà xanh, trầu không, lá ổi, lá khế… đun nước tắm, lau rửa cho bé hay dùng các loại củ quả đắp lên vùng da bị chàm như khoai tây, dưa leo,..

1.4. Hướng dẫn chữa chàm sữa bằng lá khế

Lá khế tính mát, có khả năng giải độc thanh nhiệt nên được áp dụng nhiều trong điều trị mẩn ngứa, dị ứng da. Ngoài ra, loại lá này còn có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên có thể giảm sưng, viêm, ngứa do chàm sữa.

Đun nước lá khế tắm cho bé là cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng. Ba mẹ chỉ cần đun 1 nắm lá khế với 2-3 lít nước sau đó pha nước tắm cho bé.

1.5. Cách chữa chàm sữa bằng đông y

Cách trị chàm sữa ở trẻ em với bài thuốc đông y như sau: Lấy củ nghệ già cùng với vỏ núc nác rửa sạch với nước, thái thành từng lát nhỏ rồi đem sao khô, tán thành bột mịn, cho ít dầu vừng, trộn đều tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị chàm. Thực hiện mỗi ngày để da của trẻ mau lành.

1.6. Mẹo chữa chàm sữa bằng lá kinh giới

Trong lá kinh giới chứa thành phần sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, bảo vệ các vết thương chống nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Vì thế, trị chàm sữa trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới trở thành một loại thảo dược tốt điều trị các bệnh về da như chàm sữa.

Có thể dùng lá kinh giới đun nước tắm cho bé là cách trị lác sữa tại nhà giúp làm dịu những vùng da bị chàm.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá kinh giớiChữa chàm sữa cho trẻ bằng cách tắm lá kinh giới.

1.7. Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây

Khoai tây khá lành tính, giúp làm mát, xoa dịu kích ứng ngay tức thì giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cách chữa bệnh lác sữa này thực hiện cũng rất đơn giản, cho khoai tây vào nồi nước đun đôi trong vòng 1 – 3 phút để loại bỏ vi khuẩn.

Sau khi vớt khoai tây ra ngoài, cắt khoai tây thành từng lát mỏng, giã đến khi khoai tây mịn đắp trực tiếp vào vùng da bị chàm sau khi vệ sinh da sạch sẽ. Đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

!Lưu ý: Mẹo trị lác sữa bằng khoai tây mẹ cần tránh các vết thương hở.

1.8. Rau sam trị chàm sữa

Rau sam theo Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa.

Dùng rau sam chữa chàm sữa bằng cách rửa sạch và giã nát rau sam, đắp vào vùng da bị chàm, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch giúp làm dịu da, giảm ngứa.

1.9. Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh webtretho chia sẻ

Chủ đề” Bệnh chàm sữa ở trẻ” luôn là chủ đề hot nhất trên diễn đàn webtretho. Rất nhiều mẹ chia sẻ về mẹo trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Cụ thể là:

Cách trị chàm sữa webtrethoMẹ dothuhien1995 chia sẻ về cách trị chàm sữa webtretho 

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh webtrethoMột mẹ khác có nickname Trangviettea cũng chia sẻ

( ** Tất cả những cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng)

 

 

>> Xem thêm VIDEO cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh <<
Video cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

1.10. Trị lác sữa ở trẻ em bằng kem Yoosun rau má

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi sử dụng cho bé bị chàm sữa. Để giúp cho vùng da bị chàm sữa ở trẻ không bị khô căng, rát, đau, ngứa ngáy khó chịu, các mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.

Tuy không phải phương pháp điều trị tận gốc bệnh chàm sữa nhưng Yoosun rau má vẫn được nhiều người sử dụng nhờ khả năng dưỡng ẩm rất tốt, chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng cách dưỡng ẩm vùng da bị chàm.

Kem Yoosun Rau má có thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E giúp làm mềm mát da, giảm ngứa, tái tạo da, giúp các vết thương mau lành.

Bên cạnh đó, hoạt chất Chlorhexidine và D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn. Đồng thời có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da rất tốt, giúp giảm khô ngứa các vết chàm.

Cách trị lác sữa ở trẻ emKem Yoosun Rau má.

Kem Yoosun Rau má có mặt trên thị trường hơn 15 năm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo người dùng về hiệu quả và tính an toàn dùng được cho trẻ từ sơ sinh.
Yoosun rau má hiện được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá rất bình dân, các mẹ có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng cho bé.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết về kem Yoosun Rau má.

(>> Xem thêm: Kem Yoosun rau má bán ở đâu?)

2. Điều trị bằng thuốc

Trường hợp đã áp dụng những mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh ở trên nhưng tình trạng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị phù hợp bằng thuốc. Thuốc có thể được sử dụng một mình hoặc cùng nhau.

Bệnh chàm sữa cách điều trịBa mẹ nên dùng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là các loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh chàm sữa/lác sữa:

– Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid: dùng bôi lên da, giúp giảm ngứa và sưng tấy.

– Thuốc kháng sinh: để điều trị nhiễm trùng.

– Thuốc dị ứng: giảm ngứa và cải thiện giấc ngủ. Thuốc có dạng lỏng hoặc dạng viên và được uống bằng đường uống.

– Kem hoặc thuốc mỡ ức chế calcineurin: bôi lên da để giảm ngứa và sưng tấy.

– Thuốc mỡ làm thay đổi hệ thống miễn dịch: bác sĩ có thể kê toa kem crisaborole để bôi lên da.

– Thuốc điều hòa miễn dịch: được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Thuốc này có thể có tác dụng phụ, vì vậy trẻ sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tác dụng phụ.

– Thuốc sinh học. Trong trường hợp nghiêm trọng, con bạn có thể cần một loại thuốc mới như dupilumab dưới dạng tiêm.

IX – Cách chăm sóc đúng cách giúp bé “sống chung” an toàn với bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa không có cách chữa trị dứt điểm nhưng nó thường sẽ thuyên giảm hoặc biến mất khi trẻ lớn lên. Có thể có những lúc trẻ có ít hoặc không có triệu chứng. Nhưng cũng có thể có những lúc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Điều này được gọi là bùng phát. Để giúp ngăn ngừa cơn bùng phát, hãy đảm bảo con bạn:

1. Giảm ngứa, kiểm soát việc gãi

Khi trẻ bị chàm sữa thường sẽ gãi vì da bị viêm và gây ngứa. Điều quan trọng là ba mẹ cần kiểm soát trẻ gãi để tránh làm bệnh nặng hơn và gây nhiễm trùng. Có thể giúp con giảm ngứa bằng cách đắp băng ướt và gạc ẩm lên vùng da bị tổn thương.

Hạn chế cho trẻ gãi, giữ tay trẻ sạch sẽ, cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh gãi có thể gây kích ứng và nhiễm trùng da.

2. Không tắm bằng nước quá nóng

Tắm nước nóng sẽ khiến da bị khô, gây ngứa nhiều hơn. Thay vào đó, hãy tắm bằng nước ấm và sữa tắm dưỡng ẩm.

Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm khi trẻ đang bị chàm sữa. Nếu muốn dùng thì nên chọn các loại sữa tắm không gây kích ứng da, phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh.

cách trị chàm sữa ở trẻ emBa mẹ cần kiểm soát trẻ gãi để tránh làm bệnh nặng hơn và gây nhiễm trùng.

3. Mặc quần áo mềm mại

Chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng da bé như cotton. Đừng mặc quần áo cho trẻ quần áo bằng len hoặc vải thô khác.

Với trẻ còn mặc tã bìm, hãy đảm bảo luôn giữ cơ thể của bé khô thoáng, thay tã thường xuyên và sử dụng các loại trang phục bằng chất liệu mềm mại, không gây tổn thương da.

4. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh xa các tác nhân

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh để lông thú cưng, bụi bẩn và các hóa chất gây kích ứng ảnh hưởng đến bệnh tật của trẻ.

Tránh xa các tác nhân gồm các chất kích thích như len, xà phòng hoặc hóa chất. Các tác nhân khác bao gồm các chất gây dị ứng như trứng, mạt bụi hoặc lông thú cưng. Căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây chàm sữa.

5. Dưỡng ẩm và giữ mát da

Thoa kem hoặc thuốc mỡ cho trẻ sau khi tắm. Cố gắng giữ cho trẻ mát mẻ nhất có thể. Vì nóng và đổ mồ hôi có thể làm cho trẻ khó chịu hơn.

6. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị chàm sữa ở trẻ và ngăn ngừa chàm sữa tái phát vì vậy mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp.

6.1. Con bị chàm sữa mẹ nên ăn gì?

Trẻ nhỏ bị chàm sữa chủ yếu là trong thời điểm còn bú mẹ vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp khi con mắc bệnh này.

Những thực phẩm rất tốt cho mẹ và bé trong thời điểm này còn có tỏi, rau xanh (cải, súp lơ, mồng tơi,..), thực phẩm giàu vitamin C (dâu tây, cam, dưa hấu, táo,..), thực phẩm giàu magie (hạt điều, hạnh nhân, tảo biển),…

Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ là những thực phẩm mẹ nên tăng cường ăn trong các thực đơn hàng ngày bởi đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít gây dị ứng.

Bên cạnh đó mẹ có thể ăn thêm cá hồi để tăng ARA – axít béo omega-3 giúp chống lại dị ứng rất tốt, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.

Nếu trẻ bị chàm sữa ở mặt, chàm sữa ở cổ trong độ tuổi ăn dặm và trẻ lớn đã ăn cháo, cơm thì mẹ cũng bổ sung những thực phẩm tương tự như ở trên cho trẻ sao cho vừa phù hợp độ tuổi, giàu dinh dưỡng lại có thể giúp bệnh mau khỏi.

Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gìTrẻ bị chàm sữa nên tăng cường ăn rau củ quả giàu vitamin C. 

6.2. Bé bị mẹ chàm sữa kiêng ăn gì?

– Các chế phẩm từ sữa: Bao gồm sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua, pho mát, kem… là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất.

– Đậu nành, lạc: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành, thực phẩm từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ, dầu thực vật) có thể khiến việc trị chàm sữa cho bé khó hơn và trầm trọng hơn. Lạc cũng tương tự như vậy.

– Trứng: Mẹ cần hạn chế ăn trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) khi con bị bệnh chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da.

– Hải sản và thịt bò: Là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ.

– Nội tạng động vật: Có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao, dễ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Trẻ bị lác sữa nên ăn gì

X – Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý về việc vệ sinh da, chế độ sinh dưỡng và môi trường sống của bé. Cụ thể như sau:

1. Về chế độ dinh dưỡng

– Mẹ nên cố gắng cho bé bú sữa mẹ lâu nhất có thể.

– Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm tốt nhất là khi bé được 6 tháng trở lên.

– Không nên cho bé ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, các thực phẩm lên men, lạc…

2. Về vấn đề vệ sinh

– Tắm rửa hàng ngày giúp da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.

– Nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ.

– Mặc quần áo làm từ các chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.

– Không cho bé tắm quá lâu với sữa tắm hoặc xà phòng.

– Tránh mắc quần áo bằng các chất liệu sợi tổng hợp và len vì sẽ khiến da bị bít tắc.=

3. Về môi trường sống

Mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của bé và nhà ở:

– Phòng ngủ của bé cần đảm bảo có độ ẩm cần thiết cũng như độ thông thoáng.

– Tránh thay đổi nhiệt độ trong phòng bé đột ngột.

– Hạn chế để bé tiếp xúc với chó, mèo.

Cách chữa lác sữa cho béVệ sinh da và môi trường sống sạch sẽ giúp phòng tránh bệnh chàm sữa ở trẻ.

( >> Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em )

XI – Giải đáp những thắc về về bệnh chàm sữa

Là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên có rất nhiều thắc mắc của các mẹ về bệnh chàm sữa. Dưới đây là giải đáp của Yoosun.vn cho một số thắc mắc của các mẹ về bệnh lý này:

1. Chàm sữa ở trẻ khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Ba mẹ nên đưa con đi thăm khám ngay khi:

– Các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

– Có dấu hiệu bị nhiễm trùng da: ví dụ như sưng, nóng, nẩm đỉ hoặc chảy dịch nhiều hơn.

– Xuất hiện triệu chứng mới.

2. Bệnh chàm sữa có lây không?

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh da liễu KHÔNG có khả năng lây từ người này sang người khác.

3. Bé bị chàm sữa có bị lan không?

Nếu chàm sữa không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận rất dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh.

4. Chàm sữa có tự hết không? Khi nào hết?

Hầu hết trẻ bị chàm ở má sẽ thuyên giảm hoặc khỏi bệnh khi lớn. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không kiểm soát và điều trị bệnh đúng cách, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.

5. Bệnh chàm sữa có để lại sẹo không?

Chàm sữa dạng nhẹ thường không để lại sẹo và da trẻ cũng rất nhanh lành vết thương. Tuy nhiên các vùng chàm sữa bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng cũng có khả năng để lại thâm sẹo.

6. Bị chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa là viêm da cơ địa, vì vậy bố mẹ không nên chủ quan khi con bị bệnh.

7. Chàm sữa và mụn sữa có giống nhau không?

Nhiều mẹ lầm tưởng bệnh chàm sữa và mụn sữa ở trẻ sơ sinh đều giống nhau. Tuy nhiên thực chất đây lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện của từng bệnh để không điều trị sai hướng nhé.

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, tuy không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ tạo thành chứng chàm thể tạng khó điều trị. Vì vậy, ngay khi bé có các triệu chứng của chàm sữa, ba mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị sớm, tránh để lâu gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu còn thắc mắc về bệnh chàm sữa, vui lòng liên hệ Hotline miễn cước: 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675
https://nationaleczema.org/eczema/children/atopic-dermatitis/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục