Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 14/06/2021

Bệnh chàm khô là gì? Có lây không? Cách chữa bệnh chàm khô tróc vảy

8 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh chàm khô gây khó chịu, ngứa rát ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày với triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa.  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

I – Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh chàm khô

Bệnh chàm khô là tên gọi dân gian của bệnh chàm da hay là bệnh viêm da cơ địa. Là bệnh mạn tính, diễn ra theo từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và tổn thương dạng chàm.

Bệnh chàm khô là gìChàm khô là bệnh gì? 

Bệnh thường xuất hiện trên những vùng da của cơ thể như da mặt, cánh tay, bàn chân… có thể khiến da bị tổn thương do thiếu ẩm dẫn đến bong tróc, ngứa và rát, thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng nếu không có biện pháp chữa trị da bị chàm khô khoa học và đúng cách.

II – Nguyên nhân bị chàm khô 

Cho đến nay những nguyên nhân bệnh chàm khô vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra: 

  • Di truyền

Viêm da cơ địa thường xảy ra ở bệnh nhân có đột biến gen fillagrin là gen mã hóa cho các protein cấu trúc của biểu bì.

Bệnh có tính chất gia đình rõ rệt, nếu cả hai cha mẹ bị bệnh dị ứng 79 % con cái bị viêm da cơ địa, 73% bé bị chàm khô có tiền sử gia đình bị viêm da cơ địa. 

  • Dị ứng

Một số yếu tố dị ứng như:

– Thời tiết: Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp.

– Thực phẩm: Cá, hải sản, trứng, sữa… là những loại thực phẩm có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng của bệnh nặng nề thêm.

– Hóa mỹ phẩm: Sản phẩm chăm sóc da, các chất tẩy rửa, … có thể gây kích ứng trên da khi tiếp xúc.

Nguyên nhân bị chàm khô ở tayKích ứng khi tiếp xúc với hóa mỹ phẩm khiến tay bị chàm khô ngứa

  • Tính chất da và cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh diễn tiến xấu như: Ảnh hưởng của vi khuẩn, chăm sóc da không đúng cách, tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, tác động của các bệnh lý khác (viêm da tiết bã, viêm da dị ứng…).

III – Dấu hiệu bị chàm khô

Việc nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô rất quan trọng trong việc giúp bạn phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị sớm kịp thời và phù hợp. Thông thường, chàm khô thường có các triệu chứng sau:

– Xuất hiện các mảng đỏ trên da.

Da khô, ngứa ngáy và khó chịu.

– Da dễ bị bong tróc, nặng hơn là nứt nẻ thành từng mảng.

Bệnh chàm khô ngứaXuất hiện các mảng đỏ trên da; da khô, ngứa ngáy và khó chịu là những triệu chứng điển hình của bệnh chàm khô.

– Rỉ máu tại các vùng da bị nứt nẻ.

– Có thể mọc mụn trắng li ti.

– Mụn trắng có thể phát triển thành mụn nước, khi vỡ  có dịch bên trong chảy ra.

IV – Vị trí thường gặp của bệnh chàm khô

Chàm khô có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như:

1. Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Biểu hiện của bệnh chàm khô ở tay có các đặc điểm như: Xuất hiện các mảng đỏ ở đầu ngón, da rất dễ bị bong tróc, khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy, rất dễ bị chảy máu.

Khi tiếp xúc với hóa chất hay môi trường hanh khô chàm khô da tay gây khó chịu khiến người bệnh đau đớn.

2. Chàm khô ở chân

Bị chàm khô ở chân xuất hiện với biểu hiện bị sưng đỏ da kèm mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da gây ngứa ngáy, khi chân bị chàm khô người bệnh gãi sẽ khiến các mụn nước vỡ ra gây bội  nhiễm, sau đó có thể gây nứt nẻ, khô ráp, bong tróc da.

3. Bệnh chàm khô ở mặt 

Chàm khô trên mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với biểu hiện da sưng đỏ, dày sừng, bong tróc, căng da khiến bé khó chịu, ngứa ngày.

Bệnh chàm khô ở trẻ emChàm khô vùng mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4. Bị chàm khô ở tay 

Đây cũng là vị trí chàm khô có thể xuất hiện, đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc.

5. Chàm khô ở cổ

Vùng da cổ cũng có thể bị chàm khô gây ngứa da, bong tróc da rất khó chịu.

V – Bệnh chàm khô và cách điều trị

1. Trị chàm khô bằng dầu dừa 

Trong dầu dừa còn có chứa các thành phần có khả năng giảm ngứa nhanh, ngăn ngừa tình trạng viêm loét, bong tróc ở da.

Thực hiện như sau:

  • Lấy một chút dầu dừa đổ lên lòng bàn tay, đồng thời dùng tay còn chấm dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm khô.
  • Tiến hành thoa và massage nhẹ nhàng làn da bị bong tróc trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Có thể để nguyên do dầu dừa tự khô trên da hoặc cũng có thể rửa lại bằng nước ấm.

Cách trị chàm khô bằng dầu dừaDùng dầu dừa làm dịu vùng da bị chàm

Thực hiện cách làm này mỗi ngày để giảm tình trạng đau rát da và giúp da nhanh lành, dễ liền da non.

2. Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em

Một số phương pháp điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em phổ biến như:

  • Kem dưỡng ẩm

Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để điều trị chàm khô cho bé. Mẹ nên bôi một lớp lên da của trẻ 2 lần/ngày. Việc dưỡng ẩm cho bé trong 3 phút sau khi tắm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Thuốc Steroid

Tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc corticoid với nồng độ thấp. Khi sử dụng thuốc corticoid để bôi cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.

  • Thuốc kháng Histamine

Đây là một loại thuốc được sử dụng rất phổ biến, có tác dụng giúp giảm triệu chứng ngứa

Cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và phác đồ mà bác sĩ chỉ định để tránh gây tác dụng phụ.

  • Mẹo dân gian 

– Dưa leo: Rửa sạch dưa leo, cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị chàm khô sẽ làm ẩm da, giảm khô nứt, giảm đau cho trẻ.

– Nha đam: Dùng dao tách lớp vỏ ngoài của nha đam, lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da bị chàm khô trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ nhỏDưa leo và nha đam cung cấp độ ẩm giúp làm mềm da 

Các cách làm trên dễ thực hiện và khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh và chưa được kiểm chứng về hiệu quả.

3. Chữa chàm khô ở trẻ sơ sinh

Việc chữa chàm cho đối tượng trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng do da bé còn rất mong manh, yếu, dễ tổn thương.

Các phương pháp chữa khi trẻ sơ sinh bị chàm khô chủ yếu là dùng kem bôi giúp dưỡng ẩm da, làm dịu triệu chứng khô rát, ngứa ngáy.

Các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng những sản phẩm kem bôi uy tín, chất lượng hoặc nếu sử dụng mẹo dân gian tại nhà cần thực hiện từ từ trên từng vùng da nhỏ để quan sát phản ứng của trẻ, tránh gây kích ứng, dị ứng khiến tình trạng chàm nặng thêm.

4. Chàm khô và cách chữa trị từ lá trầu không

Trong y học hiện đại cũng đã công nhận lá trầu không có chứa các hoạt chất kháng khuẩn chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn.

Những thành phần có trong lá trầu có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa, mụn nước, tấy đỏ do bệnh chàm khô gây ra.

– Thực hiện cũng khá đơn giản: Chọn những lá trầu bánh tẻ, rửa sạch, vò nát đun sôi cùng với chút nước trong vài phút rồi để nguội, chấm trực tiếp lên vùng da bị chàm mỗi ngày khoảng 2-3 lần.

Cách chữa chàm khô bằng lá chàm khô chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả.

5. Cải thiện chàm khô da cho mọi đối tượng bằng kem Yoosun rau má

Kem Yoosun rau má cũng được nhiều người sử dụng khi bị chàm khô bởi thành phần Yoosun rau má có nhiều hoạt chất mang lại hiệu quả đối với bệnh chàm.

Cách chữa bệnh chàm khô daCải thiện bệnh chàm khô tróc vảy, da khô rát do chàm với kem yoosun rau má

>> Xem VIDEO khám phá những công dụng của kem Yoosun rau má <<

Video chàm khô là bệnh gì

Trong đó, dịch chiết rau má chứa các thành phần Asiaticosid, Asiatic Acid, Madecassic Acid có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da.

Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa, giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng. 

Hoạt chất D-panthenol: làm trơn và mềm da, làm dịu da và giảm ngứa rát cho da.

Với bệnh chàm khi bệnh nhân bị khô da thì có thể sử dụng Yoosun rau má vì có thể cải thiện triệu chứng bằng cách dưỡng ẩm vùng da bị chàm, giảm khô rát, ngứa ngáy.

VI – Cách phòng tránh bênh chàm khô da

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh chàm khô. Các cách phòng tránh hiệu quả bệnh chàm khô tróc vảy có thể kể đến như:

– Tránh tiếp xúc với một số các yếu tố gây dị ứng như đã nêu ở trên.

–  Dưỡng ẩm cho da hàng ngày giúp làn da không bị thiếu độ ẩm và khô.

– Tắm rửa đều đặn hàng ngày bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước quá nóng.

– Sử dụng xà bông tắm dịu nhẹ, có khả năng giữ ẩm cho cơ thể. 

– Nên sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa nhẹ. Tránh dùng xà phòng có tính khử mùi và kháng chuẩn.

– Không nên sử dụng chất làm mềm vải.

Phòng tránh da bị chàm khôNên dưỡng ẩm cho da hàng ngày giúp làn da không bị thiếu độ ẩm và khô.

– Mặc quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát và có thể thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo chật, bó sát và làm từ các chất liệu thô cứng, gây trầy xước da.

– Uống đủ nước, một người bình thường nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước theo khuyến cáo.

– Có chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C và E trong chế độ ăn uống hàng ngày.

VII – Những thắc mắc thường gặp khi bị chàm khô da

1. Bệnh chàm khô có lây không?

Bệnh chàm khô không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên KHÔNG LÂY từ người này sang người khác. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh trên cơ thể nếu không được điều trị đúng cách.

2. Bị chàm khô kiêng ăn gì?

Việc kiêng khem là cần thiết nếu người bệnh mong muốn bệnh mau lành và không khởi phát theo chiều hướng xấu.

Bệnh chàm khô kiêng ăn gì? Sau đây là các loại thực phẩm người bệnh nên kiêng ăn nếu không muốn tình trạng dấu hiệu bệnh chàm khô chuyển nặng.

  • Thực phẩm gây dị ứng

Người bị bệnh chàm khô tróc vảy nên tránh xa những thực phẩm đã từng gây dị ứng cho cơ thể như lúa mì, sữa và các chế phẩm từ sữa, nấm, thực phẩm chứa chất bảo quản,.. 

Bị chàm khô kiêng ăn gìChế phẩm từ sữa rất dễ gây dị ứng cho người bị chàm

Bởi đây đều là những đồ ăn, thức uống chứa nhiều đạm, chất béo no hoặc chất tăng trưởng,… làm tăng nguy cơ dị ứng gây tổn hại da. 

  • Thức ăn có mùi tanh

Bệnh nhân bị chàm khô ngứa cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn có mùi tanh như trứng, tiết canh hoặc gỏi,… nếu không muốn bệnh trầm trọng thêm. 

  • Tinh bột, chất béo và đường

Việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo ở bệnh nhân bị chàm thường làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, làm cho hàm lượng insulin trong máu tăng nhanh và gây kích ứng viêm lan rộng. 

3. Bị chàm khô bôi thuốc gì? 

Bệnh chàm khô ở trẻ em và người lớn tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Từ đó, đưa ra loại thuốc trị bệnh chàm khô phù hợp

4. Chàm khô có nguy hiểm không?

Chàm khô không gây nguy hiểm đối với sức khỏe tuy nhiên khi để các vùng da lan bị tổn thương lan rộng thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy không nên chủ quan.

Bé bị chàm khô có nguy hiểm khôngChàm khô lan rộng có thể gây biến chứng nguy hiểm

5. Bệnh chàm khô có chữa được không?

Bệnh này hầu hết trẻ tự khỏi từ 18-24 tháng. Với trẻ em khoảng 50% sẽ khỏi khi trẻ khi được 10 tuổi

Với người lớn bệnh tiến triển mạn tính,.. cần đi khám và chữa trị sớm.

Nội dung trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm khô da. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục