Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 09/06/2021

Bệnh đậu mùa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh đậu mùa là một trong các căn bệnh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người từng mắc phải, với tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Năm 1980, bệnh đầu mùa đã được khống chế khi y học hiện đại đã nghiên cứu thành công vắc xin phòng ngừa đậu mùa. Hãy cùng Yoosun.vn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa bệnh đậu mùa qua bài viết dưới đây!

hình ảnh bệnh đậu mùa thời xưaHình ảnh bệnh đậu mùa.

I – Bệnh đậu mùa là gì? 

Bệnh đậu mùa tiếng Anh là gì? Bệnh đậu mùa tiếng Anh là Smallpox. 

Bệnh đậu mùa là gì? Là bệnh lý truyền nhiễm xuất hiện hàng nghìn năm về trước, khoảng 10.000 năm trước công nguyên. 

Theo thống kê, đã có tới hơn 300 triệu người trên toàn cầu bị tử vong vì bệnh đậu mùa trong thế kỷ 20. Bệnh đậu mùa thời xưa có tỷ lệ tử vong lên tới 30% trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh, 1/3 số người sống sót bị mù và đều bị sẹo biến dạng.

Năm 1980, bệnh mụn đậu mùa đã được khống chế khi y học hiện đại đã nghiên cứu thành công vaccine đậu mùa, xóa sổ hoàn toàn đại dịch đậu mùa gây ám ảnh lịch sử loài người.

Bị bệnh đậu mùa là gìBệnh đậu mùa thời xưa có tỷ lệ tử vong lên tới 30% trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh.

II – Nguyên nhân bị bệnh đậu mùa

Nguyên nhân gây đậu mùa bệnh là do virus Variola (VARV). Virus Variola có kích thước khoảng 300 micromet, thuộc loài Orthopoxvirus, chủng Poxvirus. Loài virus này có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường. VARV có thể sống đến 15 tháng ở ngoài môi trường với điều kiện nhiệt độ từ 2 đến 200 độ C.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thủy đậu như: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; người bị rối loạn về da như chàm; người có hệ miễn dịch suy yếu…

Bị đậu mùa là bệnh gìNguyên nhân gây đậu mùa bệnh là do virus Variola (VARV).

( → Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị)

III – Biểu hiện bệnh đậu mùa

Đậu mùa triệu chứng nhận biết thế nào? Các dấu hiệu bệnh đậu mùa điển hình và thường gặp là:

– Sốt cao đột ngột.

– Mệt mỏi, khó chịu.

– Đau lưng.

– Đau đầu dữ dội.

– Đau bụng và nôn.

Phát ban da, ngứa ngáy là triệu chứng bệnh đậu mùa ở người lớn và trẻ em.

– Ban phát triển qua những giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy.

– Tổn thương trên da sau khi bong tróc vảy sẽ để lại sẹo.

Biểu hiện bệnh đậu mùa ở trẻ emBệnh đậu mùa gây phát ban da kèm theo ngứa ngáy.

IV – Bệnh đậu mùa có lây không? 

Đậu mùa là bệnh lý truyền nhiễm nên có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Các con đường lây lan chính của bệnh đậu mùa gồm:

– Trực tiếp từ người sang người: Bạn có nguy cơ bị nhiễm virus đậu mùa rất cao nếu thường xuyên tiếp xúc trực tiếp và trong thời gian dài với người bị bệnh.

– Gián tiếp từ người bệnh: Virus đậu mùa tồn tại trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho có thể khiến người khỏe mạnh lây nhiễm khi tiếp xúc.

– Qua các vật dụng có chứa virus: Việc tiếp xúc với các đồ vật của người bệnh có chứa virus cũng khiến bạn có khả năng bị đậu mùa.

Bị bệnh đậu mùa có lây khôngĐậu mùa là bệnh lý truyền nhiễm nên có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác.

V – Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không? 

Như chúng tôi đã thông tin ở trên, dịch đậu mùa trong lịch sử đã khiến hơn 300 triệu người thiệt mạng. Tỷ lệ tử vong lên đến 30% trong tổng số các trường hợp nhiễm bệnh, 1/3 số trường hợp sống sót bị mù lòa; hầu hết người bị mắc đậu mùa sống sót đều để lại sẹo đậu mùa trên cơ thể.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa gồm:

– Nhiễm trùng, lở loét tại các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. 

– Viêm não, viêm màng não: Thường xuất hiện sau 1 tuần kể từ khi mọc mụn nước. Biến chứng viêm não và viêm màng não có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng người lớn dễ gặp hơn. 

– Viêm phổi: Xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành với các biển hiện như ho ra máu, ho nhiều, tức ngực và khó thở.

– Viêm thận, viêm cầu thận cấp: Biến chứng này có triệu chứng là suy thận và tiểu ra máu.

bệnh đậu mùa có nguy hiểm khôngBiến chứng nhiễm trùng, lở loét tại các vết mụn nước sau khi vỡ ra.

Ngoài các biến chứng trên, bệnh đậu mùa gây vô sinh cũng là biến chứng mà nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định và chứng minh thủy đậu có thể gây vô sinh. Những nốt thủy đậu ở vùng kín hay dương vật lành tính và không gây  ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

( → Xem thêm: Mang bầu bị thuỷ đậu có sao không?)

VI – Bệnh đậu mùa và cách điều trị

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn hiệu quả. Trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu bị bệnh đậu mùa, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để tìm cách điều trị và khắc phục.

Phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng chủ yếu là tiêm vắc-xin đậu mùa trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc cũng có thể ngăn chặn bệnh. 

vaccine đậu mùaĐiều trị bệnh đậu mùa bằng cách tiêm vắc-xin đậu mùa trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời bù nước cho cơ thể. 

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ và chỉ định điều trị của bác sĩ. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

VII – So sánh bệnh đậu mùa và thủy đậu

Do các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khá tương đồng với triệu chứng của bệnh thủy đậu nên rất nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh lý này là một. Bảng so sánh điểm giống và khác nhau của bệnh đậu mùa và thủy đậu dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được 2 bệnh này khác nhau thế nào.

1. Giống nhau

Bệnh đầu mùa và thủy đậu giống nhau: 

– Một số triệu chứng chung như mụn nước, nốt mủ, làm tổn thương da từ 2-4 ngày.

– Gây tổn thương da.

– Người bệnh bị sốt, mệt mỏi và chán ăn.

– Khả năng lây nhiễm cao.

– Tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Có thể phòng tránh bằng vắc xin.

bệnh đậu mùa và thủy đậuĐậu mùa và thủy đậu là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

2. Khác nhau

Bệnh đậu mùa khác thủy đậu: 

Tiêu chí so sánhBệnh đậu mùaBệnh thủy đậu
Nguyên nhân– Virus Variola (VARV), thuộc chủng Poxvirus.Virus Varicella Zoster, thuộc chủng Herpes.
Biểu hiệnCác nốt đậu mùa nhỏ hơn, lượng dịch trong các nốt nhiều hơn.Các nốt thủy đậu to hơn, nhìn giống bong bóng nước, dễ vỡ và nhiễm trùng.
Khả năng lây nhiễmRất cao Cao
Thời gian ủ bệnh7-14 ngày10-21 ngày
Mức độ nguy hiểmBệnh đầu mùa có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh cao hơn bệnh thủy đậu.Mức độ nguy hiểm thấp hơn so với bệnh đậu mùa.
Phương pháp chẩn đoánDựa vào xét nghiệm dịch mụn nước và sự gia tăng tế bào trong nuôi cấy môDựa vào triệu chứng và xét nghiệm mụn nước

VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân đậu mùa

Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh đậu mùa, trong quá trình chăm sóc người bị bệnh đậu mùa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng này:

1. Thực phẩm

– Người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước.

– Nên ăn các thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa  như cháo, súp…

– Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C như lê, dưa leo, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, kiwi giúp tăng sức đề kháng, ngăn nhiễm trùng, kích thích sản xuất collagen và phòng ngừa hình thành sẹo.

– Nên ăn các thực phẩm lành tính và ít chất đạm như chuối, đậu đỏ, đậu xanh, khoai tây, cà rốt, rau ngót, mướp đắng, rau sam, cải thảo…

– Một số món ăn tốt cho người bị bệnh đậu mùa như cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo gạo lứt,cháo đậu xanh thịt heo; các loại nước uống như kim ngân hoa, rau sam, nước tam đậu cam thảo; các loại canh thanh nhiệt.

Bệnh đậu mùa kiêng gì? Tránh ăn các loại thịt như thịt dê, thịt chó; các loại hải sản như ốc, sò, tôm, ngao.

Bị đậu mùa nên kiêng gì? Nên kiêng ăn các loại hoa quả có tính nóng như mít, xoài, mận.

Bị đậu mùa kiêng ăn gì? Cần kiêng ăn các gia vị cay nóng như mù tạt, hạt tiêu, gừng, ớt, tỏi…

2. Hoạt động hàng ngày

– Tránh đi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người khi đang bị bệnh. 

– Cách ly tại phòng riêng từ 7-10 ngày, đảm bảo phòng thoáng khí và có ánh nắng mặt trời.

– Không sử dụng chung đồ hoặc vật dụng với người khác.

Thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc bị đậu mùa có nên tắm không.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.

3. Cách phòng tránh sẹo 

Sau khi đã điều trị bệnh đậu mùa khỏi hoàn toàn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để tránh thâm ngừa sẹo.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da cần tác động rồi thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên. Sau khi bôi không cần rửa lại bằng nước. Nên dùng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày.

Thành phần của kem Yoosun rau má hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt nhất phải kể đến dịch chiết rau má. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, trong dịch của rau má chứa 3 thành phần asiaticoside, madecassic acid và asiatic acid nên có công dụng kích thích lên da non, phục hồi và chữa lành các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.

Seo đậu mùaThành phần dịch chiết rau má trong kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm ngừa sẹo.

Đậu mùa là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. Cách phòng tránh bệnh đậu mùa hiệu quả và lâu dài nhất chính là tiêm vắc xin đậu mùa. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đầu mùa hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục