Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 13/09/2023

Tay chân miệng cấp độ 3 và mức độ nguy hiểm không thể xem nhẹ!

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tay chân miệng cấp độ 3 được xem là bệnh tay chân miệng ở mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khó phục hồi. Mặc dù tỷ lệ mắc tay chân miệng độ 3 không cao, nhưng chúng ta không nên chủ quan.

I – Tay chân miệng độ 3 là gì? Hình ảnh bệnh tay chân miệng độ 3

Bệnh tay chân miệng được chia thành bốn cấp độ dựa theo mức độ nặng nhẹ. Dưới đây là mô tả sơ bộ về các cấp độ bệnh tay chân miệng.

– Cấp độ 1: xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như nhiệt miệng, loét miệng, phát ban da dưới dạng phỏng nước. Bệnh có thể điều trị ngoại trú và khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.

Bệnh tay chân miệng độ 3Bệnh tay chân miệng cấp độ 3.

– Cấp độ 2: bắt đầu có các dấu hiệu biến chứng nhẹ liên quan đến thần kinh và hô hấp.

– Cấp độ 3: các biến chứng nặng hơn.

– Cấp độ 4: bệnh cực kỳ nặng, có thể gây sốc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Như vậy, bệnh tay chân miệng cấp độ 3 rất đáng báo động, cần được nhập viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao mạch đập, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, tri giác…

Qua đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

II – Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng độ 3

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là virus đường ruột.

Hai chủng virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 là hai chủng gây bệnh chính.

Các con đường chủ yếu lây bệnh tay chân miệng là:

– Dịch mũi họng bắn ra do ho, sổ mũi

– Dịch từ các bọng nước do phát ban da.

– Phân của người bệnh

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3Chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay sạch sẽ.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Do đó, để ngừa bệnh chúng ta lên phòng ngừa dựa trên ba con đường lây nhiễm.

Chẳng hạn như: rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn; đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với nguồn bệnh; xịt khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc; cách ly với người bị bệnh…

III – Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cấp độ 3

Trước tiên bệnh tay chân miệng cũng có các biểu hiện điển hình của bệnh như tổn thương trên niêm mạc miệng, họng, xuất hiện các nốt ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cổ chân, mông,…

Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cấp độ 3 còn có nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao gặp các biến chứng về thần kinh, hô hấp,…

Dưới đây là những biểu hiện rõ hơn của bệnh tay chân miệng độ 3 để ba mẹ có thể nhận biết:

– Trẻ sốt cao trên 39° C liên tục trong nhiều ngày, dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Trẻ bị run tay chân, đi đứng không vững, loạng choạng.

– Trẻ giật mình rất nhiều, hơn hai lần trong vòng 30 phút.

– Trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn.

– Trẻ quấy khóc rất nhiều, người mệt mỏi.

Cách điều trị tay chân miệng độ 3Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3 thường có xu hướng ngủ nhiều hơn.

– Mạch đập nhanh hơn 170 lần/phút.

– Cũng có trường hợp mạch chậm hơn bình thường.

– Trẻ có thể bị lạnh toàn thân, đổ nhiều mồ hôi.

– Rối loạn tri giác

– Huyết áp tăng

IV – Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3 có nguy hiểm không?

Cấp độ ba của bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Do đó ngay khi có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, theo dõi và điều trị.

V – Phương pháp điều trị tay chân miệng độ 3

Ở cấp độ 3, trẻ bị tay chân miệng cần được điều trị tích cực và hồi sức tại bệnh viện.

Một số phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng độ 3 được các bác sĩ chỉ định là:

– Hạ sốt tích cực bằng thuốc hạ sốt đặc biệt.

– Điều trị bệnh co giật nếu có.

– Theo dõi sát sao mạch đập, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, lượng oxy trong máu, thân nhiệt. Ngoài ra có thể yêu cầu theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.

– Điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết.

– Cân đối mất cân bằng điện giải và bù nước.

– Tiêm một số loại thuốc cần qua đường tĩnh mạch.

– Hạn chế lượng dịch trong cơ thể và cho trẻ nằm gối cao 30° để ngăn ngừa phù não.

Áp dụng phương pháp nào sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Như vậy chúng ta đã biết chi tiết hơn về bệnh tay chân miệng cấp độ 3. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của kem bôi rau má quá hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục