Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 07/05/2024

Có Vacxin tay chân miệng không? Nên tiêm Vacxin HFMD khi nào?

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có vacxin tay chân miệng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hiện đã có một công ty xin cấp phép vắc xin phòng bệnh tay chân miệng và Bộ Y tế đang xem xét. Nếu được duyệt, vắc xin này dự kiến sẽ tiêm vào năm 2024 với hình thức dịch vụ.

I – Tổng quan về bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng (HFMD) xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 12. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa mưa (tháng 5-10).

Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Các triệu chứng điển hình là sốt, giảm cảm giác thèm ăn, lở miệng, nổi mụn nước trong miệng, đau họng và phát ban trên da. Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng là khoảng 1 tuần sau khi tiếp xúc. Vì vậy, tay chân miệng có thể lây nhiễm mà không có triệu chứng.

Bệnh tay chân miệng do virus thuộc họ Enterovirus gây ra. Hầu hết trong số đó là Coxsackievirus A16, Coxsackievirus A6 và Enterovirus 71. Trong tuần đầu tiên tiếp xúc thường là giai đoạn dễ lây lan nhất.

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan dễ dàng cả qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt, đờm, chất nhầy và qua hệ tiêu hóa khi chạm vào phân của người bệnh. Hơn nữa, nó cũng có thể được tiếp xúc thông qua việc chạm vào đồ chơi, nước và thực phẩm bị nhiễm virus.

Thông thường, bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ và các triệu chứng mới khởi phát có thể được điều trị tại nhà. Hầu hết những người mắc bệnh sẽ khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày.

Tiêm vacxin tay chân miệng cho trẻ em Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Không có phương pháp điều trị y tế cụ thể nào cho bệnh HFMD. Người bệnh có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng một số cách sau:

– Sử dụng thuốc giảm đau như: Paracetamol, Ibuprofen. Tránh sử dụng Aspirin ở trẻ em.

– Giảm sốt, hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) nếu sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

– Bổ sung nước bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite). Nếu không thể cung cấp đủ nước, người bệnh có thể phải truyền chất lỏng qua tĩnh mạch.

– Với bệnh nhân tay chân miệng bị sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C và kẽm.

– Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat kết hợp lau sạch miệng trước và sau ăn.

– Khi có triệu chứng não – màng não: người bệnh cần dùng thuốc chống co giật phenobarbital.

– Tránh đồ uống nóng, soda, thực phẩm có tính axit, thực phẩm mặn và thực phẩm cực kỳ cay.

– Súc miệng sau khi ăn hoặc dùng thuốc xịt họng để giảm vết loét trong miệng.

– Nên ăn thức ăn lỏng, không cần nhai nhiều để giảm việc sử dụng thức ăn đường miệng trong việc nhai.

– Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí là tử vong nếu xuất hiện trụy mạch và phù phổi cấp.

Tiêm vaccine ngừa tay chân miệngBệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

Hầu như năm nào, dịch bệnh tay chân miệng cũng xuất hiện vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 12. Bệnh gây nhiều phiền toái đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em đang trong độ tuổi học lớp mẫu giáo. Vì thế, nhiều ba ma thắc mắc không biết có vắc xin tay chân miệng không?

II – Có vacxin tay chân miệng không?

Đa phần bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Nhưng không vì thế mà không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Theo ghi nhận, có nhiều trường hợp tay chân miệng biến chứng nặng dẫn đến viêm não, viêm màng não, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm phổi,… thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo trang ncbi.nlm.nih.gov, tỷ lệ nhập viện của ca bệnh tay chân miệng có triệu chứng là 6%, trong đó 18,7% phát triển các biến chứng. Khoảng 5% trong số những trường hợp có biến chứng gây tử vong, nâng tỷ lệ tử vong trong tổng số ca bệnh lên là 52,3 (24,4–92,7) trên 100.000 ca nhiễm trùng có triệu chứng.

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em đang độ tuổi đi mẫu giáo. Vì ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng chưa biết cách bảo vệ mình trước nguồn lây bệnh. Do vậy, rất nhiều người băn khoăn không biết hiện nay đã có vắc xin tay chân miệng chưa.

1. Việt Nam chưa có vacxin tay chân miệng

Về thắc mắc này đã có vacxin phòng bệnh tay chân miệng hay chưa, các chuyên gia cho biết: Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có vaccine ngừa tay chân miệng. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực phát triển vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh tay chân miệng trong tương lai.

khi nào có vacxin tay chân miệngHiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng.

2. Thông tin đáng mừng

Tuy nhiên, có một số thông tin đáng mừng cho những người đang có nhu cầu tiêm vacxin tay chân miệng đó là:

– Từ tháng 12/2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Trung Quốc đã phê chuẩn vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng. Đến tháng 1/2016, một loại vaccine EV71 thứ hai được sản xuất bởi Sinovac Biotech đã được phê chuẩn. Cả hai hiện đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc.

– Trang bumrungrad.com cho hay, vacxin chân tay miệng hiện có ở Thái Lan là vắc xin enterovirus loại 71 (EV71) bất hoạt. Vắc-xin này có thể tạo ra khả năng miễn dịch chống lại EV71 để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng chỉ do nhiễm EV71. Loại vắc xin này không thể được sử dụng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng do các loại enterovirus khác gây ra (bao gồm cả Coxsackievirus A16).

Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh tay chân miệng liên quan đến EV71 là 97,3% sau khi tiêm chủng cơ bản trong một năm và 93,77% trong năm thứ hai sau tiêm chủng cơ bản.

Vắc-xin EV71 thích hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tiêm chủng cơ bản là 2 liều tiêm bắp, cách nhau một tháng.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin EV71 phòng bệnh tay chân miệng là:

– Rất phổ biến ( ≥10%): sốt

– Phổ biến (1-10%): Phản ứng tại chỗ (đau, ban đỏ, sưng tấy, chai cứng); phản ứng toàn thân: chán ăn, khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, mệt mỏi

– Không phổ biến (0,1-1%): Phản ứng tại chỗ: ngứa

III – Khi nào có vacxin tay chân miệng tại Việt Nam?

Hiện tại, chúng tôi cũng chưa có câu trả lời chính xác và cụ thể cho câu hỏi khi nào có vacxin tay chân miệng.

Tuy nhiên, vẫn có một tin đáng mừng mà ít người biết đó là, vắc xin tay chân miệng đăng ký Bộ Y tế đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Đơn vị phối hợp nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng là viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

Được biết, giai đoạn 3 là giai đoạn then chốt giúp đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Với tín hiệu đáng mừng này, hy vọng rằng vacxin tay chân miệng sẽ sớm được lưu hành.

Trang thanhnien.vn cũng đưa tin: Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, đã có một công ty xin cấp phép vắc xin phòng bệnh tay chân miệng và Bộ Y tế đang xem xét. Nếu được duyệt, vắc xin này dự kiến sẽ tiêm vào năm 2024 với hình thức dịch vụ.

Đây có thể nói là tin vui, bởi nhiều năm qua tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nguy cơ trẻ em tử vong rất cao nếu mắc tay chân miệng do chủng Enterovirus 71 (EV71).

có vacxin tay chân miệng khôngVẫn chưa xác định được thời điểm có vắc xin tay chân miệng.

Vậy nếu chưa có vacxin chân tay miệng thì chúng ta phòng ngừa bệnh như thế nào? Dưới đây là các biện pháp phòng tay chân miệng, đừng bỏ qua nhé!

IV – Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan. Nhưng bạn vẫn có thể chủ động ngăn ngừa mắc hoặc lây lan bệnh tay chân miệng bằng cách làm theo các bước đơn giản dưới đây.

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước

Rửa tay thường xuyên có thể giúp tránh mắc bệnh tay chân miệng hiệu quả đến mức Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) gọi việc rửa tay là “vắc-xin tự làm”.

Do đó, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.

Đặc biệt, cần chú ý rửa tay trong các trường hợp sau:

– Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.

– Trước khi nấu ăn, chế biến thực phẩm.

– Trước khi bế ẵm trẻ.

– Trước khi ăn.

– Trước khi cho trẻ ăn.

– Sau khi thay tã và vệ sinh cho bé.

– Sau khi sử dụng nhà vệ sinh, đi vệ sinh.

– Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

– Sau khi tiếp xúc với mụn nước

Với trẻ nhỏ, ba me cần giúp trẻ rửa tay. Hướng dẫn trẻ cách rửa tay và đảm bảo chúng rửa tay thường xuyên dưới vòi nước bằng xà phòng nhiều lần trong ngày.

2. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

Bệnh tay chân miệng thường lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Vì vậy, hãy tránh chạm hoặc tiếp xúc gần vào người mắc bệnh tay chân miệng, chẳng hạn như ôm hoặc hôn. Không dùng chung đồ đạc, các vật dụng cá nhân với người bệnh.

Hầu hết mọi người không còn khả năng lây nhiễm sau 7 đến 10 ngày, nhưng có thể lâu hơn. Vì virus có thể lây lan khi tiếp xúc gần nên việc ngừng hôn, ôm và chia sẻ đồ ăn với người nhiễm bệnh sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả.

tiêm vacxin tay chân miệng cho bé Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh chân tay miệng.

3. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng

Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua miệng, mắt hoặc mũi. Vì vậy, bạn có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu tay bạn có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, đừng chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.

4. Làm sạch và khử trùng

Vi-rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này sang người khác khi bạn chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh.

Do đó, làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và các vật dụng dùng chung, chẳng hạn như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, bàn học, tay vịn cầu thang… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường có thể giúp ngăn ngừa bệnh lây lan.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi, phòng ngủ. Riêng với đồ chơi của trẻ, cần thực hiện vệ sinh theo hướng dẫn sau:

– Đối với đồ chơi dùng chung (tại trường mẫu giáo, trường học): nên thực hiện khử trùng hàng ngày hoặc mỗi buổi. Rửa đồ chơi bằng xà phòng và nước, khử trùng bằng chất tẩy rửa, rửa sạch bằng nước và lau bằng khăn lau khử trùng.

vacxin chân tay miệngVệ sinh không gian sinh hoạt thường xuyên để ngăn ngừa tay chân miệng cho bé.

– Với đồ chơi có thể giặt bằng nước: Ngâm (bằng nước ấm) với xà phòng, xả lại bằng nước sạch, lau khô. Hoặc ngâm vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng theo tỷ lệ 1:50, rửa sạch bằng nước và lau khô. Cũng có thể lau bề mặt bằng tăm bông cồn.

– Với những đồ chơi không thể rửa bằng nước: có thể lau bằng khăn tẩm cồn, chú ý đến các góc, cạnh, vết nứt.

5. Thu gom và xử lý chất thải

Chất thải cần được xử lý trong một nhà tiêu đảm bảo vệ sinh. Tã bỉm sau khi sử dụng cần vứt đúng nơi quy định.

Vứt bỏ khăn giấy, tã lót đã qua sử dụng bằng cách xử lý rác đúng nơi quy định, tránh xả rác bừa bãi ra môi trường chung;

6. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống

Thực phẩm cần được nấu chín kỹ trước khi ăn. Bên cạnh đó, vật dụng ăn uống cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

Không mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ bốc, mút thức ăn bằng tay khi chưa rửa tay sạch sẽ.

Thực phẩm cần được nấu chín kỹ trước khi ăn.

7. Phát hiện bệnh sớm

Cần thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Từ đó, đưa ra phương án điều trị và cách ly phù hợp.

Người bị tay chân miệng nên đi khám bác sĩ ngay nếu có 1 trong các dấu hiệu sau: sốt cao kéo dài hơn 3 ngày; các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày hoặc nghiêm trọng hơn, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi; người có hệ miễn dịch bị suy yếu không thể chống lại vi trùng và bệnh tật…

8. Cách ly và điều trị ngay khi phát hiện bệnh

Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây truyền qua dịch tiết mũi họng, phân, dịch của các bọng nước… nên khi bị mắc bệnh cần cách ly với cộng đồng để tránh lây nhiễm cho người khác.

Không nên đi làm, đi học hoặc đến nơi công cộng hoặc nơi có đông người. Chú ý che miệng, mũi khi hắt hơi, ho, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước.

Bên cạnh đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe.

Khi chăm sóc hoặc sống chung với người bị tay chân miệng, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây để tránh nguy cơ bị lây nhiễm:

– Vệ sinh cá nhân đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

– Cần giặt quần áo, khăn mặt và vật dụng cá sau đó ngâm với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần giặt và để riêng, không giặt chung quần áo với người khỏe mạnh.

– Không dùng tay bốc trực tiếp thức ăn đút cho người bệnh.

vacxin ngừa chân tay miệng cho béNgười mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly với cộng đồng để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Tránh dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh, khử trùng.

– Nên cho người bệnh đi trong vệ sinh trong bồn cầu có sẵn chất khử trùng như cloramin B.

– Phân của người bệnh tay chân miệng cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

– Nhà vệ sinh của những gia đình có người mắc bệnh tay chân miệng cần được thường xuyên vệ sinh, lau chùi bằng xà phòng, sát trùng.

Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh, cũng chưa có vacxin tay chân miệng cho trẻ và người lớn. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, giữ vệ sinh tốt, đảm bảo vệ sinh ăn uống và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

Qua bài viết này, chúng ta đã có thêm thông tin về việc vacxin tay chân miệng. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125 để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

Báo thanh niên: Vắc xin tay chân miệng sắp cấp phép tại Việt Nam hiệu quả ra sao?
Trung tâm tiêm chủng VNVC: Có vac xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không?
https://www.bumrungrad.com/en/health-blog/august-2023/hand-foot-mouth-disease-keep-your-kids-safe-by-vaccination
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hand-foot-mouth-self-care
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/prevention.html
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5859810/

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục