Bé bị tay chân miêng không chịu ăn: Nguyên nhân và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bé bị tay chân miệng không chịu ăn là một trong những lo lắng thường xuyên xuất hiện ở những ba mẹ có con bị bệnh này. Vậy phải làm thế nào để bé ăn ngon miệng và nhanh khỏe hơn? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ biết cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng không chịu ăn.
I – Nguyên nhân bé bị tay chân miệng không ăn được
Loét miệng là một trong những triệu chứng đầu tiên và rất điển hình của bệnh tay chân miệng. Triệu chứng này sẽ khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu, nhất là khi nuốt thức ăn. Do vậy, trẻ sẽ lười ăn tâm lý khi bị tay chân miệng.
Nếu như trẻ tiếp tục không ăn được, cơ thể sẽ không được nuôi dưỡng bởi một lượng dinh dưỡng đầy đủ. Lúc này, trẻ dễ mệt mỏi và càng chán ăn hơn.
Bé bị chân tay miệng không chịu ăn.
Ngoài ra, virus gây bệnh tay chân miệng cũng có thể tấn công hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường cũng tạo ra cảm giác chán ăn ở trẻ bị tay chân miệng.
II – Cách xử lý khi trẻ bị chân tay miệng không chịu ăn
Như vậy chúng ta đã biết nguyên nhân vì sao trẻ bị chân tay miệng không ăn được. Dưới đây sẽ là các cách xử lý tình trạng trẻ tay chân miệng biếng ăn mẹ nên biết.
– Đa dạng thực đơn các bữa ăn và cho bé chọn ăn những món yêu thích.
– Nên chuẩn bị cho bé những thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, sữa, súp…
– Vì bé đang trong trạng thái chán ăn nên mỗi bữa bé không ăn được nhiều. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và tăng số bữa ăn cho bé.
Cách xử lý khi trẻ bị chân tay miệng không chịu ăn.
– Đồ ăn nóng sẽ làm các vết loét nặng hơn, do đó mẹ nên để đồ ăn nguội hoặc làm mát trước khi cho bé ăn.
– Các bữa ăn phụ có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, phô mai… sẽ cần thiết cho trẻ vào lúc này.
– Khi trẻ không muốn ăn nữa, ba mẹ không nhất thiết phải ép trẻ ăn thêm Vì như vậy sẽ tạo ra cảm giác chán ăn tâm lý.
– Có thể bổ sung vitamin, kẽm thông qua dạng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc nếu trẻ không ăn được. Vì vitamin và kẽm giúp làm lành vết loét trên niêm mạc miệng nhanh hơn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Nếu trẻ bị tay chân miệng đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ có thể tăng số lần cho bé bú trong ngày.
– Lưu ý, đồ ăn cần được nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn.
– Đồ dùng ăn uống cần được rửa sạch sau khi sử dụng.
– Trước khi cho bé ăn hoặc trước khi nấu ăn cho bé mẹ cần rửa tay thật kỹ.
III – Cách chăm sóc trẻ đang bị tay chân miệng
Bên cạnh duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý để trẻ không còn chán ăn, ba mẹ nên lưu tâm đến một số vấn đề sau đây khi chăm sóc trẻ:
– Không cần kiêng tắm, vì làm như vậy sẽ khiến trẻ bị bí bách, thậm chí gây nhiễm trùng da. Thay vào đó, mẹ có thể tắm cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cần tắm nhanh và không kỳ cọ quá lâu, nhằm hạn chế vỡ các bọng nước trên da.
Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng tắm.
– Nếu bé bị sốt do chân tay miệng, mẹ có thể chườm ấm cho bé. Ngoài ra có thể cho bé uống paracetamol nếu sốt cao trên 38,5 độ.
Trong trường hợp sốt kéo dài, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ có thể sẽ kê cho trẻ thuốc hạ sốt đặc biệt.
– Cho bé uống nhiều nước và chất điện giải để ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy và nôn ói.
– Chú ý các dấu hiệu bất thường như khóc liên tục, giật mình hơn hai lần trong vòng 30 phút, sốt cao và kéo dài… với các dấu hiệu này mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Như vậy chúng ta đã biết tại sao trẻ bị tay chân miệng không ăn được. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!