Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 22/09/2023

Thủy đậu lây qua đường nào? Phòng tránh bệnh thủy đậu ra sao?

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Chào dược sĩ, năm nay tôi cũng bắt đầu cho con đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, tôi vẫn hay lo lắng về các dịch bệnh thường gặp khi trẻ đi học như là thủy đậu, chân tay miệng… Vì vậy tôi xin gửi đến dược sĩ câu hỏi bệnh thủy đậu có lây không? Nếu lây thì lây qua đường nào?”

Sau đây dược sĩ của kem bôi da Yoosun Rau Má sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi bị thủy đậu có lây không và bị thủy đậu lây qua đường nào?

I – Bệnh thủy đậu lây qua những đường nào?

Với câu hỏi bệnh thủy đậu có lây không (bị phỏng dạ có lây không) thì câu trả lời là CÓ.

Hơn nữa bệnh thủy đậu còn rất dễ lây nên hay bùng phát thành dịch bệnh. Trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ lây truyền bệnh.

Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella Zoster gây nên, tạo ra các nốt phỏng nước ở da.

Quá trình lan truyền virus sẽ phát tán bệnh thủy đậu trong cộng đồng.

bệnh thủy đậu có lây khôngBệnh phỏng dạ có lây không?

Thủy đậu lây qua những đường nào? Hô hấp là con đường chính lây nhiễm bệnh thủy đậu.

Virus sẽ bắn ra ngoài không khí thông qua nước bọt, nước mũi của bệnh nhân.

Người khỏe mạnh hít phải nước bọt và nước mũi của bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu.

Ngoài ra, bệnh thủy đậu có thể lây do tiếp xúc với vật trung gian.

Người khỏe mạnh khi tiếp xúc với các phỏng nước hoặc vật dụng cá nhân của người bị thủy đậu cũng có thể bị lây bệnh.

bệnh thủy đậu lây qua đường nàoThủy đậu lây qua những đường nào?

Thời gian ủ bệnh thủy đậu có lây không? Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu.

Ở giai đoạn ủ bệnh, bệnh thủy đậu vẫn có thể lây với tỷ lệ không cao.

II – Khi nào thì bệnh thủy đậu dễ lây nhất?

Bệnh thủy đậu dễ lây nhất là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Vào khoảng thời gian này, các nốt phỏng nước sẽ xuất hiện khắp cơ thể.

Khi các nốt phỏng nước đã đóng vảy, nhiều người thường chủ quan. Nhưng giai đoạn này, bệnh thủy đậu vẫn có thể lây lan.

Bệnh phỏng dạ có lây khôngTrẻ bị thủy đậu có lây không?

Có thể thấy, trẻ em là đối tượng dễ bị lây thủy đậu nhất. Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

III – Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu

Hầu hết những người chưa từng bị hoặc chưa tiêm vắc xin đều có khả năng thủy đậu. Vì thế, bạn nên tham khảo các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu dưới đây:

– Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.

– Từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh, người bị thủy đậu nên nghỉ học hoặc nghỉ làm ít nhất 7 đến 10 ngày để không lây bệnh cho người khác.

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Không sử dụng đồ dùng cá nhân của người khác.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

– Nếu phải tiếp xúc với người bệnh, nên đeo khẩu trang và không chạm tay vào các nốt phỏng nước.

– Trẻ 12 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu.

– Chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung các loại vitamin.

Qua đây chúng ta đã biết các con đường lây nhiễm và cách phòng ngừa bệnh thủy đậu. Nếu bạn có băn khoăn gì, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục