Bệnh thủy đậu có ngứa không? Cách giảm ngứa thủy đậu nhanh chóng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, bé nhà em đang bị thủy đậu và ngứa rất nhiều, có những hôm không ngủ được. Dược sĩ cho em hỏi bị thủy đậu có ngứa không hay bé bị ngứa do bệnh lý khác gây ra. Rất mong dược sĩ giải đáp và nếu được em nhờ dược sĩ tư vấn thêm cách giảm ngứa thủy đậu. Em cảm ơn dược sĩ!”
Mụn thủy đậu có ngứa không?
Trả lời:
Chào bạn, sau đây dược sĩ của Yoosun Rau má sẽ giải đáp câu hỏi nốt thủy đậu có ngứa không? Mời bạn cùng các độc giả theo dõi nhé!
I – Bệnh thủy đậu có ngứa không?
Với câu hỏi, bị thủy đậu có bị ngứa không? thì câu trả lời là có.
Trong giai đoạn toàn phát của bệnh thủy đậu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nút ban đỏ chuyển thành mụn nước và tạo cảm giác ngứa ngáy.
Không chỉ là những nốt mẩn ngứa thông thường, nhiều trường hợp còn bị thủy đậu ngứa không ngủ được.
Lên thủy đậu có ngứa không ?
Tệ hơn, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, kèm theo gãi ngứa liên tục, có thể khiến các nốt thủy đậu vỡ ra và nhiễm trùng.
Việc này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm mô, nhiễm trùng huyết, áp xe dưới da…
II – Bị ngứa thủy đậu phải làm sao? Cách để giảm ngứa khi bị thủy đậu
Chúng ta đã biết triệu chứng thủy đậu có ngứa không rồi. Vậy mẩn ngứa thủy đậu sẽ khỏi trong bao lâu?
Nếu được vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận, ban ngứa thủy đậu sẽ khỏi cho 7 đến 10 ngày khởi phát.
Tuy nhiên, trị ngứa thủy đậu không đúng cách dẫn đến bội nhiễm, ngứa có thể kéo dài lâu hơn.
Vậy làm thế nào để chữa ngứa thủy đậu? Dưới đây là một số cách để giảm ngứa khi bị thủy đậu, bạn có thể tham khảo!
1. Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ hết ngứa thủy đậu
Người bị thủy đậu nên ăn các thực phẩm thanh mát, có khả năng giải nhiệt và lành tính.
Các loại đậu, trái cây và rau xanh khá phù hợp cho người bị thủy đậu.
Để tình trạng mụn ngứa thủy đậu không nặng thêm, người bệnh không nên ăn các thực phẩm có tính cay, nóng, mặn, đặc biệt là nhục quế.
2. Cắt móng tay và mang bao tay đối với trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc gãi ngứa sẽ làm vỡ các nốt thủy đậu.
Do đó, ba mẹ nên cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ để hạn chế làm vỡ nốt thủy đậu.
3. Thuốc bôi giảm ngứa thủy đậu
Khi bị ngứa thủy đậu, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn.
Trong đó, Xanh Methylen thường được khuyên dùng để bôi ngoài da cho người bị thủy đậu.
4. Uống thuốc trị ngứa thủy đậu
Nếu bị thủy đậu ngứa không ngủ được hoặc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống thuốc ngứa thủy đậu.
Lưu ý, bệnh ngứa thủy đậu không nên tự ý uống thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc uống giảm ngứa thủy đậu.
5. Sử dụng kem bôi da Yoosun rau má
Yoosun rau má sẽ làm dịu da khi bị ngứa do thủy đậu. Đồng thời còn hỗ trợ làm mờ thâm sẹo sau khi bị thủy đậu.
Tuýp rau má không chứa các thành phần gây hại cho da như corticoid, paraben nên ba mẹ có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Kem bôi da Yoosun rau má, hỗ trợ làm mờ thâm sẹo sau khi bị thủy đậu.
(>> Xem thêm: Yoosun Rau má có trị chàm sữa không? )
Như vậy chúng ta đã biết bệnh thủy đậu có bị ngứa không? Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!