Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân. Khi mắc bệnh, không chỉ gây nên những phiền toái mà còn có nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn.
I – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh lây lan qua đường hô hấp từ giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các bóng nước vỡ trên da.
Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể do lây nhiễm từ người bệnh.
Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ hơn 1 tuổi. Trường hợp trẻ sơ sinh bị thủy đậu thường hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu, bệnh lây lan nhanh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể do một số nguyên nhân sau:
– Bẩm sinh: Bé sơ sinh bị thủy đậu là hiện tượng trẻ bị mắc thủy đậu sau khi được sinh ra mặc dù không tiếp xúc với bất cứ nguồn lây nhiễm nào.
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị thủy đậu bẩm sinh có thể là do người mẹ trong quá trình mang thai bị thủy đậu. Đặc biệt, là bị bệnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi mẹ bầu bị thủy đậu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi gây sảy thai, bại não…
– Do bị lây nhiễm: Cũng tương tự như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với mầm bệnh qua da hoặc đường hô hấp. Do đó, nếu mẹ bị thủy đậu sau khi sinh thì hoàn toàn có khả năng lây cho bé.
II – Biểu hiện thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Khi bị nhiễm virus thủy đậu, trẻ sơ sinh sẽ trải qua 4 giai đoạn của bệnh. Tùy vào mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Xuất hiện các nốt phỏng nước trên cơ thể trẻ.
Bố mẹ có thể tham khảo một số triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh như sau:
1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này sẽ tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ cho tới khi phát bệnh. Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1 đến 3 tuần, trẻ không có dấu hiệu rõ ràng nên mẹ khó nhận biết được triệu chứng của bệnh.
2. Giai đoạn khởi phát
Khi bệnh khởi phát, sẽ có một số dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh như: Mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, sốt nhẹ… Đặc biệt, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các vết phát ban đỏ trên da với kích thước từ 1-3mm. Sau khoảng 12 đến 24 giờ, các nốt ban này sẽ phát triển thành mụn nước, chứa dịch trong suốt và tập trung nhiều ở vùng đầu, mặt, chân tay.
Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thủy đậu nêu trên cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán để có biện pháp điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh tiến triển phức tạp.
3. Giai đoạn toàn phát
Đến giai đoạn này, mụn nước sẽ có kích thước to và mọc toàn thân. Đây là dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh rõ rệt mà bạn có thể dễ dàng nhận biết.
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các nốt mụn nước dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, mụn sẽ có màu đục do chất dịch bên trong nốt mụn chuyển thành mủ.
4. Giai đoạn phục hồi
Sau khoảng 7 đến 10 ngày nếu không xảy ra các biến chứng thì mụn nước sẽ vỡ và bắt đầu khô lại. Chúng sẽ đóng thành vảy và bong tróc. Lúc này, trên da trẻ xuất hiện vùng da non màu hồng hoặc những đốm sẹo nhỏ. Do đó, bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi để chống lại sẹo thâm cho trẻ.
III – Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị hoặc để xảy ra biến chứng thì trẻ có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như bội nhiễm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nếu không điều trị đúng cách.
Khi trẻ bị thủy đậu bội nhiễm, các nốt mụn nước sẽ ăn sâu và gây khó khăn cho quá trình điều trị, nguy cơ để lại những vết sẹo cao. Mặc dù tỷ lệ viêm não do thủy đậu ở trẻ sơ sinh tương đối thấp nhưng không thể loại trừ được nguy cơ này.
Đối với những trẻ sơ sinh bị viêm não do thủy đậu còn gặp phải một số triệu chứng như: Sốt cao, hôn mê, co giật, rung nhãn cầu… Nếu không được xử lý kịp thời có thể bị tử vong.
Không chỉ vậy, thủy đậu còn là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề về sức khỏe cho bé như viêm gan, viêm phổi, viêm tai ngoài, viêm võng mạc…
Do đó, cha mẹ nên nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và nhanh chóng đưa bé đi thăm khám để có được biện pháp điều trị phù hợp.
IV – Trẻ sơ sinh bị thủy đậu bôi thuốc gì?
Để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nhiễm trùng bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi như:
1. Kem bôi kháng histamin
Sản phẩm này có tác dụng làm dịu các vết ngứa giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
2. Thuốc sát trùng ngoài da
Các nốt mụn nước là dấu hiệu đặc trưng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Chúng có thể vỡ ra bất cứ khi nào, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng, viêm loét tại vị trí này. Do đó, để giảm nguy cơ nhiễm trùng bạn có thể bôi thuốc sát trùng ngoài da cho trẻ.
Bôi thuốc trị thủy đậu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc sát trùng thường được sử dụng như thuốc xanh Methylen, thuốc tím Milian. Thuốc có thể gây ngứa ở một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng và gây mất thẩm mỹ khi bôi diện rộng. Ngoài 2 loại thuốc bôi nêu trên bạn cũng có thể sử dụng gel su bạc để bôi cho trẻ.
V – Trẻ sơ sinh bị thủy đậu tắm lá gì?
Rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị thủy đậu nên làm gì? Ngoài việc sử dụng thuốc bôi ngoài da, bạn có thể kết hợp tắm lá để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước.
Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu bạn có thể tắm cho bé một số loại lá như:
Tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu.
– Tắm lá chè xanh: Với hàm lượng chất chống oxy hóa, tannin, vitamin có trong lá chè xanh sẽ giúp làm dịu các nốt mụn nước.
Đồng thời thúc đẩy các vết thương mau lành hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 200g lá chè xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước. Sau khoảng 10 phút tắt bếp pha loãng nước rồi tắm cho bé.
– Tắm lá mướp đắng: Lá mướp đắng có tính mát, vị đắng nên giúp tiêu viêm, giảm mụn hiệu quả. Do đó, trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể sử dụng loại lá này để tắm rửa, giảm ngứa ngáy và viêm loét trên da. Bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá mướp đắng và kinh giới rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt pha loãng với nước ấm để tắm cho bé.\
Tắm lá khế: Bạn đang băn khoăn trẻ sơ sinh bị thủy đậu phải làm sao? Hãy thử ngay cách này. Lá khế có vị chát, tính mát giúp làm dịu miệng nốt mụn và giảm lở loét.
Đồng thời, với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn lá khế còn làm giảm tình trạng ngứa đáng kể. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế rửa sạch đun với nước và một chút muối. Đun sôi khoảng 15 phút bỏ phần bã đợi nước ấm rồi tắm cho bé.
– Tắm lá lốt: Trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất như Beta- caryophyllene, Flavonoid, Akaloit,… có lợi cho quá trình phục hồi các tổn thương trên da.
Không chỉ vậy, loại lá này còn có đặc tính kháng viêm, diệt vi khuẩn nên khi tắm cho trẻ bị thủy đậu sẽ giúp giảm ngứa, cấp ẩm cho da. Bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt rồi đun sôi với nước. Sau đó, vớt bã ra chờ cho ấm là có thể tắm cho bé.
VI – Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần kiêng gì?
Phần lớn, các trường hợp trẻ bị mắc bệnh thủy đậu được chữa khỏi thông qua việc chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh nên chế phẩm từ sữa.
– Trẻ sơ sinh cần kiêng sữa và chế phẩm từ sữa. Đây tuy là thực phẩm bổ dưỡng và cần thiết nhưng chúng có chứa các hoạt chất xúc tác kích thích tuyến mồ hôi sản xuất dầu tự nhiên, chất béo trong sữa. Do đó, khi sử dụng có thể làm tăng sự nhờn rít trên da, làm tăng các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, gây nên những biến chứng nguy hiểm, lở loét da, khiến cho bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh lâu khỏi hơn.
– Trẻ cần tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, các loại bánh chiên…Ngoài ra, trẻ không nên ăn một số loại thịt như thịt chó, thịt dê, thịt gia cầm, thịt lươn, hải sản…
– Cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà, không đến nơi đông người để hạn chế lây lan của bệnh. Ngoài ra, việc làm này còn giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có hại bên ngoài môi trường gây nên tình trạng bội nhiễm thủy đậu.
– Lưu ý, tránh không để bé gãi, chà hay tác động lên các nốt thủy đậu. Hành động này gây ra tình trạng loét vết thương, diễn biến viêm nhiễm nặng nè hơn. Đồng thời, viêm nhiễm cũng có thể lan rộng ra các vùng da khác kéo dài thời gian điều trị và phục hồi.
– Hạn chế cho trẻ vận động mạnh hoặc chơi đùa tốn sức khiến các vùng da, niêm mạc ở các cơ vận động bị tác động lực lớn. Từ đó, làm tăng nguy cơ vỡ, chảy dịch từ các nốt phỏng rộp thúc đẩy quá trình lây lan, viêm nhiễm vết thương.
– Trẻ cần kiêng xem tivi, chơi game, bấm điện thoại. Những việc làm này có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn và cảm nhận triệu chứng ngứa rát, đau nhức, mệt mỏi khiến trẻ cào, gãi, chà xát vết thương.
VII – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thủy đậu
Ngoài việc tuân thủ đúng cách chữa thủy đậu ở trẻ sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên tìm hiểu và nắm được một số biện pháp để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu bạn nên:
– Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ nên tích cực cho con bú và uống nhiều nước để tránh tình trạng bị mất nước do sốt cao. Các nguồn nước có lợi mà trẻ có thể uống được như: Nước lọc, nước dừa, trà thảo mộc, đồ uống có chất điện giải, nước ép trái cây…
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để thúc đẩy quá trình phục hồi, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể có sức chiến đấu lại với virus. Mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, mát và nhạt. Lựa chọn các loại trái cây, rau củ không chứa axit, để không gây kích ứng da và tốt cho quá trình điều trị phục hồi.
– Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động mạnh. Nên ngủ đủ giấc, hạn chế hoạt động, vận động mạnh để cơ thể được thư giãn, phục hồi năng lượng.
– Các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường như bụi bẩn, vi nấm, vi khuẩn… có thể bám vào tồn tại nhiều giờ trên bề mặt xung quanh môi trường sống. Do đó, bạn nên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc sản phẩm khử trùng chuyên dụng để loại bỏ tác nhân gây bệnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm thêm các tác nhân khác gây bội nhiễm.
– Cha mẹ cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trong lành bằng việc khử trùng đồ chơi, quần áp, khu vực vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi sinh hoạt của bé. Môi trường sống sạch sẽ cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm và cải thiện sức khỏe của trẻ.
– Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe và triệu chứng của bé thường xuyên. Ngay khi có các dấu hiệu bất thường đáng chú ý bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để đảm bảo trẻ nhận được sự can thiệp và chăm sóc y tế kịp thời.
– Nên vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn và giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Mẹ nên dùng nước ấm để tắm, không nên chà sát mạnh khiến các nốt phỏng bị vỡ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh mà bạn nên nắm được. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề trên cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!