Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 13/12/2024

Biểu hiện da mặt nứt nẻ vào mùa đông và cách xử lý

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Da mặt nứt nẻ khiến da không đảm nhận được các chức năng quan trọng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Một quy trình chăm sóc da tốt bằng cách dưỡng ẩm và sử dụng các sản phẩm được bào chế dành riêng cho da khô nứt nẻ có thể giúp phục hồi làn da trở lại trạng thái khỏe mạnh.

I – Da mặt nứt nẻ là tình trạng gì?

Da mặt nứt nẻ được mô tả là các vết nứt hoặc vết cắt thường xuất hiện trên da khô hoặc bị kích ứng.

Đối với nhiều người, tình trạng nứt nẻ da mặt xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn vào mùa đông, khi không khí hanh khô có thể dẫn đến tình trạng khô tay, môi hoặc chân. Đôi khi da nứt nẻ xảy ra do tình trạng da, chẳng hạn như bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc do da tiếp xúc với chất gây kích ứng.

Bị nứt nẻ mặt Hình ảnh da mặt nứt nẻ bong tróc.

Da mặt bị nứt nẻ bong tróc cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

II – Dấu hiệu và triệu chứng bị nứt nẻ mặt

Khi da mặt bị nứt nẻ, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Da khô trở nên thô ráp, nứt nẻ.

– Da mặt sần sùi, bong tróc.

– Cảm giác căng da.

– Một số mảng da bị đổi màu, xỉn màu.

– Có thể gây ngứa.

Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng khô da nứt nẻ không gây ra nhiều khó chịu. Nhưng nếu bỏ qua và không điều trị, tình trạng da nứt nẻ có trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân nứt nẻ da mặt là gìDa mặt bị nứt nẻ, khô ráp có thể kèm theo cảm giác ngứa.

III – Nguyên nhân gây nứt nẻ da mặt

Tình trạng da mặt nứt nẻ bong tróc có thể xuất hiện hoặc phát triển vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:

1. Da khô

Tình trạng da mặt bị nứt nẻ xảy khi da không có đủ nước hoặc dầu. Da mặt khô có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào và nó thường không chỉ ảnh hưởng đến da mặt. Bạn có thể bị khô và nứt nẻ da mặt quanh năm hoặc chỉ trong những tháng thời tiết lạnh, khi nhiệt độ giảm và độ ẩm cũng giảm.

Nhiệt độ mùa đông khắc nghiệt và gió có thể gây kích ứng da. Khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí giảm xuống, da mặt có thể bị khô và bắt đầu nứt nẻ. Thói quen rửa mặt bằng nước ấm có thể khiến tình trạng nứt nẻ môi trở nên trầm trọng hơn.

Làn da của trẻ em chưa có lớp bã nhờn, khả năng đàn hồi của da còn yếu nên dễ gặp phải tình trạng nứt nẻ, tập trung chủ yếu ở má và phổ biến vào mùa đông.

2. Do bị mất nước

Da nhận nước thông qua cơ thể nên phụ thuộc vào sự cân bằng nước của cơ thể. Khi mất nước, cơ thể sẽ giảm cung cấp độ ẩm cho da, làm chậm dòng chảy tự nhiên của nước qua da, có thể góp phần làm da khô nứt nẻ.

3. Do uống nước ít

Cơ thể không được cấp nước đầy đủ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày khiến cho các hoạt động trao đổi chất dưới da bị đình trệ. Hậu quả là da mặt và các vùng da khác trở nên khô, nứt nẻ, bong tróc kèm ngứa.

4. Đặc tính da khô nứt nẻ tự nhiên

Quá trình tái tạo tế bào của làn da khô thường diễn ra nhanh hơn so với da dầu hoặc hỗn hợp. Khi không được cung cấp đủ độ ẩm, lớp tế bào da bị thiếu nước có thể dẫn tới tình trạng bong tróc, nứt nẻ.

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban da khô, ngứa phát triển khi một người tiếp xúc với một chất cụ thể. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra do một người bị dị ứng, trong khi viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra do chất độc hại hoặc gây kích ứng.

Ví dụ, người bị dị ứng với mủ cao su có thể bị viêm da tiếp xúc khi đeo găng tay cao su. Trong mùa cúm, việc rửa tay thường xuyên cũng có thể gây khô, ngứa hoặc nứt nẻ.

Da mặt nứt nẻ mùa đôngNguyên nhân khiến da mặt nứt nẻ là do da khô, bị mất nước hoặc cũng có thể do bệnh lý.

6. Bệnh chàm

Những người bị bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng có làn da khô và ngứa. Việc gãi sẽ khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh chàm xảy ra khi hàng rào bảo vệ da cho phép quá nhiều độ ẩm thoát ra ngoài. Việc thiếu độ ẩm dẫn đến khô da và đôi khi là nứt nẻ. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng nó có thể di truyền trong gia đình.

7. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến da. Những người mắc bệnh vẩy nến có các mảng da cực kỳ khô, nứt nẻ. Các mảng da này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Một số người mắc bệnh vẩy nến cũng bị đau.

8. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, góp phần khiến da mặt bị khô và nứt nẻ gồm;

– Sử dụng sữa rửa mặt mạnh trên da sẽ làm mất đi lớp lipid tự nhiên và độ ẩm của da, khiến da mặt khô và nứt nẻ.

– Tắm rửa và rửa mặt thường xuyên với nước nóng cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng da khô và nứt nẻ.

– Tắm bồn và tắm vòi sen với nước quá nóng và quá lâu sẽ khiến lipid tự nhiên của da và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên bị rửa trôi khỏi da, làm giảm khả năng giữ ẩm của da.

– Thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

– Rối loạn tuyến giáp hoặc nội tiết.

– Liên tục sử dụng hệ thống sưởi ấm.

– Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

– Hút thuốc lá khiến da bị lão hóa sớm và dễ bị khô nứt.

– Tiếp xúc với hóa chất khắc nghiệt trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác.

– Rửa mặt quá mức.

– Một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc trị mụn dạng uống .

IV – Các biến chứng của da mặt nứt nẻ là gì?

Da mặt bị nứt nẻ bong tróc nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể khiến các vết nứt sâu hơn dưới da. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trên da do hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ. Vi khuẩn và các vi trùng khác có thể xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng.

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ. Các triệu chứng nhiễm trùng da thường gặp bao gồm:

– Đau khi chạm tay vào.

– Da ấm khi chạm vào.

– Xuất hiện vùng da đỏ bất thường.

– Da nứt nẻ sâu, có thể chảy mủ, chảy máu.

– Ngứa dữ dội, khó chịu ở vùng da mặt bị nứt nẻ.

Nguyên nhân nứt nẻ da mặt là gìDa mặt bị nứt nẻ nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu không được điều trị.

Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng da có thể kèm theo sốt. Nếu nhiễm trùng nặng hơn, có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

– Rộp: mọc các mụn nước chứa dịch ở trên da mặt.

– Mủ: dịch mủ chảy ra từ vết thương nhiễm trùng.

– Bong tróc da: da bị bong tróc, tróc vảy.

– Vùng da tối màu: đây có thể là dấu hiệu của chết mô hoặc hoại tử.

– Đau, da đổi màu: vùng da nhiễm trùng đau nhiều hơn có thể đổi màu sắc.

– Sưng lan rộng: vùng da nhiễm trùng sưng to đồng thời lan rộng ra xung quanh.

Chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng khác.

V – Da mặt bị nứt nẻ phải làm sao?

Điều trị da mặt nứt nẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Cụ thể:

1. Cách chữa nứt nẻ mặt tại nhà

Điều quan trọng trong điều trị là giữ ẩm cho da. Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giải quyết tình trạng da mặt nứt nẻ bao gồm:

– Dưỡng ẩm cho da mặt: Khi chọn kem dưỡng da mặt nứt nẻ, mọi người nên tìm kiếm những thành phần sau: dầu jojoba, bơ hạt mỡ, axit lactic, axit hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin và dầu khoáng. Nếu gặp phải tình trạng da mặt nứt nẻ mùa đông thì dưỡng ẩm là bước chăm sóc da không thể bỏ qua.

Lưu ý: Hiện nay có khá nhiều loại kem chống nứt nẻ da mặt, kem trị nứt nẻ da mặt được bày bán trên thị trường nhưng không phải sản phẩm nào cũng hiệu quả và an toàn. Vì vậy, trước khi chọn mua bất kỳ sản phẩm nào, dù là kem chống nứt nẻ da mặt của Nhật, Hàn, Việt Nam hay Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn phù hợp.

– Lời khuyên khi tắm rửa, rửa mặt: Nên tránh rửa mặt bằng nước nóng vì có thể làm tình trạng da khô hoặc nứt nẻ trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, không rửa mặt quá lâu, rửa mặt nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh, thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt…

– Sử dụng máy tạo độ ẩm: Các biện pháp khắc phục khác có thể giúp kiểm soát da mặt khô nứt nẻ gồm: sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà nếu không khí khô, nhất là vào mùa đông; đeo khẩu trang và bảo vệ da mặt mỗi khi đi ra ngoài…

Tại sao da mặt bị nứt nẻDưỡng ẩm kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cải thiện tình trạng da mặt nứt nẻ.

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày; giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời. Nên sử dụng kem chống nắng có tác dụng ngăn chặn tia UV và chứa hợp chất dưỡng ẩm.

– Dầu ô liu: Dầu ô liu là chất tẩy rửa và dưỡng ẩm tự nhiên cho da tuyệt vời. Thoa một ít dầu lên mặt, sau đó phủ khăn mặt ấm, ẩm lên mặt cho đến khi khăn nguội. Lau sạch dầu thừa sau đó.

Một lựa chọn khác cho cách chữa nứt nẻ da mặt bằng dầu ô liu là trộn 1/4 cốc đường với 1 thìa canh dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết. Nhẹ nhàng chà hỗn hợp tẩy tế bào chết lên da, sau đó rửa sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm.

– Yến mạch: Yến mạch có thể được sử dụng để làm mặt nạ tẩy tế bào chết, làm dịu và dưỡng ẩm da tuyệt vời. Cách trị nứt nẻ mặt tại nhà bằng yến mạch khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn 2 thìa yến mạch với 1 thìa mật ong và một ít nước ấm sau đó đắp lên da mặt. Để trong 15 phút sau đó rửa sạch mặt.

– Sữa tươi không đường: Sữa có đặc tính chống viêm và chống ngứa tự nhiên, cũng như axit lactic – một chất tẩy tế bào chết tự nhiên nhẹ. Ngâm một chiếc khăn mặt sạch trong một bát sữa mát và giữ nguyên trên vùng da khô nứt nẻ trong 5 đến 10 phút.

Bên cạnh đó, với trường hợp da mặt nứt nẻ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để hỗ trợ làm giảm cảm giác khô căng, rát và ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa nứt nẻ mặtKem Yoosun Rau Má có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da tốt.

Kem Yoosun Rau má có thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E giúp làm mềm mát da, giảm ngứa, tái tạo da, giúp các vết thương mau lành. Bên cạnh đó, hoạt chất Chlorhexidine và D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn. Đồng thời có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da tốt, giúp giảm khô ngứa.

2. Cách trị nứt nẻ mặt bằng thuốc

Phương pháp điều trị y tế cho da mặt nứt nẻ có thể phụ thuộc vào nguyên gây ra tình trạng này. Điều trị trực tiếp tình trạng này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng da nứt nẻ.

Ví dụ, những người mắc bệnh chàm, bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc có thể cần điều trị để kiểm soát cơn bùng phát. Chúng có thể bao gồm các loại kem corticosteroid và các loại thuốc khác.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nứt nẻ mặt nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết sản phẩm có phù hợp, an toàn và hiệu quả cho tình trạng da mặt nứt nẻ của mình không.

VI – Cách ngăn ngừa tình trạng da mặt nứt nẻ

Để ngăn ngừa tình trạng khô mặt da trong tương lai, hãy thực hiện thói quen chăm sóc da lành mạnh dưới đây:

– Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, tránh dùng nước nóng.

– Chọn sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp với loại da của bạn.

– Bảo vệ da mặt bằng cách bôi kem chống nắng phổ rộng với ít nhất SPF 30 mỗi ngày.

– Thoa kem dưỡng ẩm cho da mặt sau khi rửa mặt để khóa độ ẩm.

– Giữ nước cho da bằng cách uống nhiều nước.

– Hạn chế uống caffeine, bỏ hút thuốc lá.

– Hạn chế thời gian dưới ánh nắng trực tiếp.

Da mặt bị nứt nẻ phải làm saoNên rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước lạnh với sữa rửa mặt dịu nhẹ.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm

– Nếu bạn bị khô da mặt vào một thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn như trong những tháng lạnh, hãy điều chỉnh thói quen chăm sóc da của mình.

– Có thể cần phải thay đổi sản phẩm hoặc thói quen tắm trong những thời điểm nhất định trong năm để tránh bị khô nứt da mặt.

VII – Câu hỏi thường gặp về da mặt nứt nẻ

Một số thắc mắc về tình trạng da mặt nứt nẻ sẽ được giải đáp dưới đây:

1. Da mặt khô nứt nẻ là biểu hiện của bệnh gì?

Nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến nứt nẻ da mặt. Một số trong số này có thể bao gồm thời tiết lạnh, khô, hóa chất khắc nghiệt trong các sản phẩm chăm sóc da mặt hoặc một số tình trạng da nhất định, chẳng hạn như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, vảy nến…

2. Tại sao mặt khô nứt nẻ ngay cả khi đã dưỡng ẩm?

Da mặt của một người vẫn có thể cảm thấy khô sau khi dưỡng ẩm vì nhiều lý do. Những điều này có thể bao gồm không tẩy tế bào chết, rửa mặt quá nhiều, mất nước hoặc suy dinh dưỡng, sử dụng các sản phẩm có tính tẩy mạnh hoặc do một số tình trạng da hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Nếu một người thường xuyên bị nứt nẻ da mặt kèm bong tróc ngay cả sau khi dưỡng ẩm, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

3. Khi nào da mặt nứt nẻ nên đi khám bác sĩ?

Nếu việc dưỡng ẩm thường xuyên và tránh mọi tác nhân kích thích không giúp kiểm soát làn da nứt nẻ, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ. Những người có dấu hiệu bị biến chứng do nứt nẻ da cũng cần đi thăm khám ngay.

Các nguyên nhân khiến da mặt nứt nẻ bao gồm da khô, da bị mất nước, cơ địa da khô hoặc do bệnh lý viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, bệnh vẩy nến. Dưỡng ẩm thường xuyên và sau khi rửa mặt có thể giúp kiểm soát làn da nứt nẻ. Mọi người cũng nên tránh sử dụng nước nóng và hóa chất mạnh để rửa mặt. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nhiễm trùng da.

Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng da mặt bị nứt nẻ hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Dry, Flaky Skin on Your Face? Here’s What to Do About It
https://share.upmc.com/2018/04/dry-flaky-skin-on-face/

2. Causes of cracked skin and how to treat it
https://www.medicalnewstoday.com/articles/cracked-skin

3. In this article
https://www.eucerin.co.za/skin-concerns/dry-skin/rough-and-cracked-body-skin

4. How to prevent dry skin
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/skin-care

5. Top 6 remedies to treat dry skin on the face
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324935

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục