Bệnh viêm da tróc vảy: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm da tróc vảy không chỉ là bệnh lý về da đơn thuần mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành nhiều thể khác nhau gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu bệnh viêm da tróc vảy là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh ra sao qua bài viết sau của Yoosun Rau Má!
I – Viêm da tróc vảy là gì?
Viêm da tróc vảy (Exfoliative dermatitis), còn có tên gọi khác là hội chứng đỏ da toàn thân (Erythroderma).
Bệnh viêm da bong vảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến và nhiều nhất là từ 40 đến 60 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ.
Hình ảnh bị bong tróc vảy.
II – Nguyên nhân gây bệnh viêm da tróc vảy
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm da bong tróc vảy nhưng chủ yếu là do các bệnh da có sẵn. Có thể phân nguyên nhân gây bệnh bong tróc vảy thành các nhóm như sau:
– Nhóm nguyên nhân từ các bệnh về da sẵn có trước đó: Các bệnh về da có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm da tróc vảy gồm có:
- Vẩy nến (chiếm 23%).
- Chàm (chiếm 20%).
- Viêm da tiết bã.
- Pemphigus thể lá.
- Da vảy cá.
- Liken phẳng.
- Vảy phấn đỏ nang lông.
– Nhóm nguyên nhân do các bệnh lý nhiễm trùng: Nguyên nhân này thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch. Các tác nhân cụ thể có thể kể đến như:
- Virus: HIV, sởi.
- Ký sinh trùng: Cái ghẻ.
- Vi nấm.
- Vi khuẩn: Tụ cầu vàng.
- Bệnh lý ác tính.
- Mycosis fungoid.
- Hội chứng Sezari.
– Nhóm nguyên nhân do dị ứng thuốc: Các loại thuốc có thể là nguyên nhân của bệnh bong tróc vảy như:
- Allopurinol.
- Carbamazepine.
- Beta-lactam antibiotics.
- Gold.
- Phenytoin.
- Phenobarbital.
- Sulfasalazine.
- Zalcitabine.
- Sulfonamides.
– Viêm da tróc vảy nguyên phát/vô căn: Khoảng 20% bệnh nhân mắc bong tróc vảy không rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm da tróc vảy do nhiều nguyên nhân gây ra.
III – Biểu hiện bị viêm da tróc vảy
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà viêm da tróc vảy sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi bị bong tróc vảy, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:
1. Các biểu hiện và triệu chứng trên da và niêm mạc:
– Ngứa ngáy râm ran.
– Nổi ban da, có thể là màu đỏ sậm, đỏ tươi, đỏ tím…
– Da khô và bị tróc vảy.
– Tổn thương móng, móng chân móng tay dày hơn.
– Khó chịu và đau rát khi cử động mạnh ở vùng da bị tổn thương.
2. Các biểu hiện và triệu chứng toàn thân:
– Sốt kèm gai rét, ớn lạnh.
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
– Hoa mắt, chóng mặt.
– Rối loạn nước, điện giải, loạn nhịp tim.
– Suy tim.
Viêm da tróc vảy không chỉ là bệnh lý về da đơn thuần mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành nhiều thể khác nhau gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Da bị nổi ban đỏ, khô và bong tróc kèm theo ngứa ngáy râm ran là triệu chứng khi bị bệnh bong da tróc vảy.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da tróc vảy như: suy tim, viêm phổi cấp; nhiễm khuẩn cơ xương, nội tạng; nhiễm khuẩn huyết. Do đó, ngay khi xuất hiện dấu hiệu bị bong tróc vảy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
( → Xem thêm: (Phồng da) Rộp da là bị gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị)
IV – Cách điều trị viêm da tróc vảy hiệu quả và an toàn
Việc điều trị viêm da tróc vảy gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
1. Điều trị triệu chứng
– Giảm ngứa: Kháng histamin.
– Chăm sóc da.
– Co cơ, lạnh run, co cơ: Sưởi ấm, chiếu đèn hồng ngoại.
– Phù: Bù đạm.
– Rối loạn điện giải: Truyền dịch.
– Nhiễm trùng: Kháng sinh liệu pháp.
– Thiếu máu: Sử dụng sắt, acid folic.
2. Điều trị nguyên nhân
– Nếu nguyên nhân do chàm: Dùng thuốc trị viêm da tróc vảy Corticoid để thoa lên vùng viêm, ngứa nhiều; dưỡng ẩm vùng da mỏng, ít ngứa,….
– Nếu nguyên nhân do vảy nến: Thoa bong sừng, dùng thuốc uống như thuốc ức chế miễn dịch, dẫn xuất Vitamin A…
– Nếu nguyên nhân do dị ứng thuốc: Ngừng thuốc đang uống, dùng Corticoid,…
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống trị viêm da bong tróc khi có chỉ định của bác sĩ.
Khi bị viêm da bong vảy, người bệnh đi khám bác sĩ và tuân thủ điều trị, khi đã điều trị viêm da bong vảy khỏi thì bạn có thể thoa kem Yoosun rau má để tránh thâm ngừa sẹo. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.
Với các thành phần chính là dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidine nên kem rau má Yoosun có tác dụng kích thích lên da non giúp phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, sản phẩm không chứa corticoid nên đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe người dùng.
Kem rau má Yoosun đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Sản phẩm được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên các bạn có thể dễ dàng tìm mua với giá bán phải chăng, chỉ từ 20.000 – 25.000 VNĐ/tuýp.
Thoa kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả.
Muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
V – Cách phòng tránh bệnh bong tróc vảy
Để phòng ngừa bệnh viêm da tróc vảy, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cách chăm sóc da, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
– Cấp ẩm cho da thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa hương liệu nhân tạo hoặc cồn.
– Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, massage nhẹ nhàng để loại bỏ các tế bào chết trên da.
– Thoa kem chống nắng cho da đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4-5 tiếng để bảo vệ da khỏi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.
– Uống đủ nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn cay nóng…
– Tránh lạm dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
– Hạn chế mặc quần áo bó sát, làm từ các chất liệu thấm hút kém, không đảm bảo chất lượng gây ngứa và kích ứng da.
Cấp ẩm cho da thường xuyên để phòng ngừa bệnh bong tróc vảy.
Tóm lại, ngay khi phát hiện thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi bị bong da tróc vảy, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ. Tránh chủ quan, trì hoãn việc thăm khám khiến tình trạng bệnh trở nặng và phức tạp, gây khó khăn cho việc điều trị và nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm da tróc vảy, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!