Nổi mề đay có được tắm không? Người lớn và trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Sử dụng các loại lá có sẵn trong vườn nhà để tắm khi nổi mề đay là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng và cho hiệu quả tích cực. Vậy bị nổi mề đay tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất!
I – Người bị nổi mề đay có được tắm không?
Rất nhiều người đặt câu hỏi thắc mắc: “Dị ứng nổi mề đay có được tắm không? Trẻ bị nổi mề đay có được tắm không?”
Bởi theo quan niệm dân gian, người bị nổi mề đay sẽ phải kiêng nước và kiêng gió để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn. Vậy lời khuyên này có thực sự đúng không?
Bệnh mề đay gây ngứa ngáy khó chịu
→ Các chuyên gia sức khỏe cho biết:
“Lời khuyên kiêng gió không hoàn toàn đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai, chỉ đúng một nửa. Khi bị nổi mề đay làn da vốn đã bị tổn thương nên sẽ dễ bị nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và gió.
Nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh sẽ phải ở trong phòng kín và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Người bệnh vẫn có thể ra ngoài, nhưng cần che chắn và bảo vệ da cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, gió và ánh nắng mặt trời.”
Còn về lời khuyên kiêng nước và không được tắm thì lại chưa đúng. Bởi khi bị nổi mề đay, nhất là vào mùa hè nóng nực, cơ thể tăng tiết mồ hôi và tích tụ rất nhiều các tế bào chết trên da.
Nếu không tắm rửa sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nhiễm trùng các nốt mề đay.
Vì vậy, bệnh mề đay có được tắm không? việc kiêng tắm không những không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm mà có thể khiến nghiêm trọng hơn.
Nổi mề đay được tắm không? Người bị nổi mề đay vẫn có thể tắm rửa bình thường
Nổi mề đay tắm được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị nổi mề đay vẫn được tắm bình thường. Tuy nhiên khi làn da khi bị nổi mề đay rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi tắm bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Nên tắm bằng nước ấm vừa phải, không quá lạnh và không quá nóng để tránh gây kích ứng da.
– Không gãi và chà xát mạnh trong khi tắm vì sẽ khiến tình trạng tổn thương da nặng hơn.
– Mỗi ngày chỉ nên tắm 1 lần, không tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong thời gian 5-10 phút.
– Không nên tắm bằng sữa tắm, xà phòng các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng.
II – Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?
Như vậy các bạn đã biết người bị mề đay có được tắm không? Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề được rất nhiều bố mẹ tìm hiểu hiện nay: Trẻ bị mề đay tắm lá gì?
1. Bé nổi mề đay tắm lá khế
Theo Y học cổ truyền, lá khế có tính bình, vị chua, có thể hỗ trợ giảm ngứa, tiêu viêm và lợi tiểu. Do đó, dân gian thường sử dụng lá khế để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng, viêm do bệnh mề đay, viêm da cơ địa và bệnh chàm.
Một số nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, lá khế chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin có tác dụng hỗ trợ hồi phục các mô da bị tổn thương đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hại.
Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá khế
(→ Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm gì cho hết)
Cách nấu nước lá khế như sau:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá khế tươi, muối tinh.
– Thực hiện: Ngâm lá khế trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá khế vào nồi đun cùng 3 lít nước. Khi nước sôi đun nhỏ lửa khoảng 15 phút. Cho chút muối tinh vào và đun sôi trở lại là được.
– Sử dụng: Pha nước lá khế với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé. Không cần tắm lại bằng nước sạch, dùng khăn bông thấm khô người và mặc quần áo cho bé. Nên tắm cho trẻ bằng lá kế 2-3 lần/tuần để đẩy lùi bệnh nổi mề đay.
2. Bé bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm lá ngải cứu
Lá ngải cứu là đáp án tiếp theo cho câu hỏi: Trẻ em nổi mề đay tắm lá gì hiệu quả? Đông y xem ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.
Theo Đông y, ngải cứu là loại dược liệu có tính ấm, vị đắng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng tán phong, giải độc và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, hiện nay hoạt chất của ngải cứu chưa được xác định, mặc dù ngải cứu được dùng cả trong đông và tây y.
Chỉ mới biết trong ngải cứu có tinh dầu, ít tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải cứu là xineol và &-thuyon.
Ngoài ra còn một ít adenin, cholin … Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn tốt nên rất thích hợp để điều trị nổi mề đay, giúp giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu.
Trẻ bị nổi ngứa mề đay nên tắm lá ngải cứu
Cách nấu nước lá ngải cứu như sau:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Muối tinh, 1 nắm lá ngải cứu.
– Thực hiện: Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá ngải cứu vào nồi đun cùng 4 lít nước. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa khoảng 15 phút. Cho chút muối tinh vào và đun sôi trở lại là được.
– Sử dụng: Pha nước lá ngải cứu với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé. Không cần tắm lại bằng nước sạch, dùng khăn bông thấm khô người và mặc quần áo cho bé. Nên tắm cho trẻ bằng lá ngải cứu 2-3 lần/tuần để đẩy lùi bệnh nổi mề đay.
3. Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Bé bị mề đay tắm lá tía tô
Cả Đông y và Tây y đều công nhận tác dụng tốt của lá tía tô trong việc điều trị bệnh nổi mề đay.
Theo tài liệu cổ tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá.
Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.
Trong khi đó, các nhà khoa học lại tìm thấy trong lá tía tô có các thành phần như limonen, hydrocumin, perillaldehyd, các khoáng chất và vitamin có thể giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tác dụng với bệnh nổi mề đay.
Sử dụng lá tía tô tắm cho bé khi bị nổi mề đay
( → Xem thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì nhanh khỏi? Top 5 loại lá tắm cho bé bị ngứa)
Cách nấu nước lá tía tô như sau:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Muối tinh, 1 nắm lá tía tô.
– Thực hiện: Ngâm lá tía tô trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá tía tô vào nồi đun cùng 3 lít nước. Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa khoảng 15 phút. Cho chút muối tinh vào và đun sôi trở lại là được.
– Sử dụng: Pha nước lá tía tô với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé. Không cần tắm lại bằng nước sạch, dùng khăn bông thấm khô người và mặc quần áo cho bé.
Nên tắm cho trẻ bằng lá tía tô 2-3 lần/tuần để đẩy lùi bệnh nổi mề đay. Nếu mẹ đang phân vân không biết trẻ bị mề đay tắm lá gì tốt thì hãy sử dụng ngay lá tía tô nhé.
III – Người lớn nổi mề đay tắm lá gì?
Còn với người lớn thì sao? Khi bị nổi mề đay tắm lá gì để mang lại hiệu quả như mong muốn?
1. Người lớn bị mề đay tắm lá gì? Tắm lá trầu không
Y học cổ truyền cho biết, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm độc tố và kháng khuẩn hiệu quả.
Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.
Phân tích y học hiện đại đã tìm thấy trong lá trầu không nhiều hợp chất quý: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…
Do đó, lá trầu không có tác dụng tốt trong việc ức chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm lành các tổn thương trên da.
Người lớn bị nổi mề đay nên tắm lá trầu không
Các bước thực hiện như sau:
– Ngâm 1 nắm lá trầu không tươi cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
– Vớt lá trầu không ra rồi cho vào nồi đun cùng 5 lít nước.
– Nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút.
– Cho một nắm nhỏ muối tinh vào rồi đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
– Hòa nước lá trầu không với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tiến hành tắm.
– Dùng khăn bông lau khô người nhẹ nhàng.
– Nên tắm hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị bệnh mề đay như mong muốn.
2. Nổi mề đay tắm gì? Người lớn nổi mề đay tắm lá chè xanh
Là chè xanh là đáp án tiếp theo cho câu hỏi người lớn ngứa mề đay tắm lá gì tốt? Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá chè xanh có chứa nhiều tinh dầu, acid amin và các hoạt chất flavonoid, tanin với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên thường sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu. Vì vậy, tắm lá chè xanh cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nổi mề đay hiệu quả.
Không chỉ vậy, thành phần EGCG trong lá chè là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng cải thiện sức khỏe của làn da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Bị mề đay nên tắm lá gì? Người lớn bị nổi mề đay nên tắm lá chè xanh
Các bước thực hiện như sau:
– Ngâm 1 nắm lá chè xanh tươi cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
– Vớt lá chè xanh ra rồi cho vào nồi đun cùng 5 lít nước.
– Nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút.
– Cho một nắm nhỏ muối tinh vào rồi đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
– Hòa nước lá chè xanh với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tiến hành tắm.
– Dùng khăn bông lau khô người nhẹ nhàng.
– Nên tắm hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị bệnh mề đay như mong muốn.
3. Dị ứng mề đay tắm lá gì? Người lớn nổi mề đay tắm lá kinh giới
Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, thuộc kinh phế can có tác dụng cầm máu, giảm các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Ngoài ra, lá kinh giới có thành phần chủ yếu Menthone, d- Menthone, d – Limonene,… Có chứa khoản 1.8% là tinh dầu. Tinh dầu này có thể hỗ trợ cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, khử trùng một cách tự nhiên và cắt giảm nhanh cơn ngứa do mề đay gây ra.
Tắm nước lá kinh giới hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị bệnh mề đay như mong muốn.
Các bước thực hiện như sau:
– Ngâm 1 nắm lá kinh giới tươi cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
– Vớt lá kinh giới ra rồi cho vào nồi đun cùng 5 lít nước.
– Nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút.
– Cho một nắm nhỏ muối tinh vào rồi đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
– Hòa nước lá kinh giới với nước mát sao cho có độ ấm vừa phải rồi tiến hành tắm.
– Dùng khăn bông lau khô người nhẹ nhàng.
– Nên tắm hàng ngày với nước lá kinh giới để đạt hiệu quả điều trị bệnh mề đay như mong muốn.
(**Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và được sử dụng trong dân gian.)
IV – Những lưu ý khi sử dụng lá tắm chữa mề đay
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khi sử dụng lá tắm chữa mề đay, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Trước khi tắm lá chữa mề đay, nhất là cho trẻ nhỏ tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
– Các loại lá tắm chỉ phù hợp với các trường hợp bị nổi mề đay nhẹ. Trường hợp bị nổi mề đay nặng, da phù nề và lở loét tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp khoa học và hiệu quả hơn.
– Sử dụng các loại lá tắm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nếu có sẵn trong vườn nhà thì càng an toàn.
– Chọn lá tắm còn tươi, không bị dập nát, vàng úa hay bị sâu để có hiệu quả chữa mề đay tốt nhất.
– Rửa sạch thật kỹ lá tắm, ngoài rửa bằng nước bạn nên ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn. Tránh tình trạng vi khuẩn còn tồn tại trên lá có thể xâm nhập vào da gây nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Trước khi tắm lá chữa mề đay, nhất là cho trẻ nhỏ tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
– Sau khi chế biến sạch sẽ, bạn nên nấu sôi các loại lá rồi mới tắm.
– Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm trước khi tắm lá. Điều này giúp lỗ chân lông thông thoáng, có thể hấp thu các tinh chất có trong các loại lá tắm dễ dàng hơn.
– Không nên chà xát hoặc gãi mạnh trong khi tắm vì có thể khiến da bị tổn thương.
– Tránh tắm bằng nước quá nóng vì có thể khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn, thậm chí là làm bỏng da.
– Ngừng tắm lá ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu kích ứng như da nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy. Đồng thời tắm lại bằng nước sạch để giảm tình trạng kích ứng da.
– Không tắm lá trị mề đay khi cơ thể cơ mụn nước hoặc vết thương hở.
!Có thể bạn chưa biết:
Sử dụng kem rau má Yoosun hiện đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay. Với dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidine, kem Yoosun rau má có tác dụng làm dịu mẩn ngứa, làm dịu sưng nhức ở vùng da bị mề đay nhanh chóng.
Kem Yoosun rau má còn có tác dụng dưỡng ẩm, giảm tình trạng da bong tróc, khô ráp, đồng thời kích thích lên da non giúp phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau: Rửa sạch tay và làm sạch vùng da bị nổi mề đay. Dùng khăn sạch để thấm khô da.
>> Xem VIDEO Quỳnh Trần JP phản hồi về kem Yoosun rau má <<
Lấy một lượng kem Yoosun rau má vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da bị nổi mề đay. Xoa nhẹ nhàng để kem ngấm sâu vào trong da phát huy tối đa tác dụng. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.
Yoosun rau má có tác dụng giảm ngứa, dưỡng ẩm. Với bệnh mề đay người bệnh cần đi khám bác sỹ sớm để được điều trị phù hợp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về thắc mắc người lớn và trẻ em nổi mề đay tắm lá gì? Bị bệnh mề đay có tắm được không? Nếu nhận thấy bệnh mề đay không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!