Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 16/11/2023

Bị thủy đậu uống cà phê được không? Dược sĩ giải đáp

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ, tôi được bác sĩ chẩn đoán bị thủy đậu. Trước đây tôi hay có thói quen uống cà phê mỗi ngày. Vậy dược sĩ cho tôi hỏi khi bị thủy đậu uống cà phê được không?”

Trả lời:

Chào bạn, thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm có thể gây nên những nốt sẹo nếu không được chăm sóc và kiêng khem đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi bị thủy đậu có được uống cà phê không?

I – Bị thuỷ đậu uống cà phê được không?

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh thủy đậu. Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn tránh gặp phải những vết sẹo thiếu thẩm mỹ không đáng có.

Bị thủy đậu uống cà phê được không? Là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Bởi cà phê là thức uống phổ biến, quen thuộc được yêu thích.

Bị thủy đậu uống cà phê được khôngKhông nên uống cà phê khi bị thủy đậu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra cà phê mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Cung cấp năng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường, cải thiện tư duy, chống trầm cảm, bảo vệ gan… Tuy nhiên, cà phê lại là thức uống mà người bị thủy đậu cần tránh xa để nhanh khỏi bệnh hơn.

II – Tại sao không uống được cà phê khi bị thủy đậu?

Khi mắc thủy đậu người bệnh nên tránh xa cà phê. Bởi khi mắc bệnh, cơ thể cần làm mát từ bên trong để bệnh nhanh chóng hồi phục. Trong khi đó, nếu như bạn tiêu thụ cà phê sẽ kích thích các tổn thương da, khiến cho nốt mụn lan rộng hơn.

Không chỉ vậy, uống cà phê khi bị thủy đậu còn có thể khiến cho những cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh rất khó kiểm soát được việc đưa tay lên gãi. Hành động này có thể khiến cho các mụn nước bị vỡ, nhiễm trùng gây khó khăn cho quá trình điều trị. Đặc biệt, còn có thể để lại sẹo gây mất tính thẩm mỹ.

Bị thủy đậu có được uống cà phê khôngCà phê có thể khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Với những lý do nêu trên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên uống cà phê. Chúng có thể cản trở quá trình hồi phục bệnh, giảm hiệu quả điều trị.

III – Cách chăm sóc bệnh thủy đậu khi điều trị tại nhà

Thủy đậu kéo dài vài tuần tùy vào thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, những tiệu chứng như khó chịu, ngứa ngáy có thể kéo dài hơn.

Thủy đậu có nên uống cà phê khôngKhông gãi khi bị thủy đậu.

Trong quá trình điều trị, người bệnh không nhất thiết phải lưu trú lại bệnh viện, hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau để đảm bảo tiến độ lành bệnh cũng như không lây lan cho người khác.

– Trước tiên, cần cách ly với người và không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm… vì có thể lây bệnh thông qua các vết mụn nước.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, luôn giữ cho da khô thoáng để giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, khi cơ thể được làm sạch sẽ giúp tâm trạng người bệnh được thoải mái và dễ chịu hơn.

– Mặc quần áo rộng rãi, hạn chế cọ xát và đặc biệt không gãi các vết mụn nước. Mụn nước khá dễ vỡ, nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục, thậm chí để lại vết sẹo sau này.

– Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để làm tăng quá trình trao đổi chất. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh.

– Nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khác.

– Nếu bệnh không thuyên giảm và xuất hiện biến chứng nguy hiểm nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề bị thủy đậu uống cà phê được không? Đồng thời, nắm được một số cách chăm sóc khi điều trị tại nhà để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào muốn được tư vấn thêm về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục