Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 12/05/2021

Da bị bỏng lạnh là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bỏng lạnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Loại bỏng này rất nguy hiểm và nghiêm trọng, cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Cùng Yoosun.vn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, các cấp độ và cách trị da bị bỏng lạnh qua bài viết dưới đây!

Da bị bỏng lạnh là gìHình ảnh bị bỏng lạnh 

I – Bị bỏng lạnh là gì?

Bị bỏng lạnh là như thế nào? Bỏng lạnh tiếng Anh là Cold Burns. Là tình trạng mô sống ở người bị tổn thương và đông cứng do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp dưới 0 độ C. Các vị trí thường bị bỏng lạnh gồm:

– Bỏng lạnh da mặt/bỏng lạnh ở mặt.

– Bỏng lạnh ở chân.

– Tay bị bỏng lạnh, bỏng lạnh ngón tay.

Bỏng lạnh ở tai.

– Bỏng lạnh ở môi.

Bỏng lạnh ở mũi.

– Lưỡi bị bỏng lạnh.

Bỏng lạnh ở cằm.

II – Tại sao bị bỏng lạnh?

Các nguyên nhân chính khiến da bị bỏng lạnh gồm: 

– Bỏng lạnh thời tiết: Do tiếp xúc với thời tiết lạnh quá lâu, nhất là khi nhiệt độ giảm xuống -150 độ C.

– Tiếp xúc trực trực tiếp với nước đá, chườm đá bị bỏng lạnh.

Tiếp xúc với vật ướp lạnh.

Tiếp xúc với kim loại lạnh.

Tiếp xúc với các chất lỏng rất lạnh.

– Bỏng lạnh khí co2 do khí nén bên trong bình Co2 có nhiệt độ khí -79 độ C.

– Bỏng lạnh độ amoniac khi amoniac hóa lỏng ở -33.4°C.

– Bỏng lạnh kem khói vì nhiệt độ cực thấp, -196 độ C.

– Bỏng lạnh đá khô vì nhiệt độ đá khô rất thấp, – 78.5 độ C.

Bỏng lạnh nito lỏng.

Tại sao bị bỏng lạnh da mặtBỏng lạnh xảy ra do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh gồm: 

Uống đồ uống có cồn.

Uống thuốc ức chế beta – loại thuốc dành cho bệnh tim.

Bị mất nước.

Hút thuốc

Mắc một số bệnh lý như: bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên, hội chứng Raynaud.

( → Xem chi tiết bỏng hơi nước là như thế nào TẠI ĐÂY)

III – Biểu hiện bị bỏng lạnh

Tùy từng cấp độ mà da bỏng lạnh có những dấu hiệu và biển hiện khác nhau. 

Cấp độ 1:

Các triệu chứng và biểu hiện bỏng lạnh da ở cấp độ 1 gồm:

Da lạnh.

Nhói đau.

Có cảm giác tê, bị kim châm.

Mất cảm giác nóng – lạnh.

Da đỏ.

Sưng nhẹ.

Tróc da.

Cấp độ 2:

Vết bỏng lạnh ở giai đoạn thứ 2 sẽ có các triệu chứng và biểu hiện như sau:

Da tái đi và chuyển sang màu nhạt hoặc màu trắng.

Xuất hiện các đốm màu tím hoặc màu xanh trên bề mặt da.

Sưng, đau nhói và rát.

Xuất hiện các vết phồng rộp và các mô chết màu xanh, màu đen hoặc màu xám đậm.

Cấp độ 3:

Ở cấp độ nặng nhất, bỏng lạnh đã gây ảnh hưởng tới tất cả các lớp da, kể cả các mô nằm ở bên dưới. Dấu hiệu và triệu chứng lúc này thường là:

Mất cảm giác lạnh.

Đau và khó chịu ở vùng da bị bỏng.

Các khớp tại vị trí bị bỏng không còn hoạt động bình thường.

Xuất hiện các vết phồng hợp lớn sau khi vết bỏng được làm ấm lại từ 24 – 48 tiếng. Sau đó, vùng da sẽ chuyển thành đen và cứng như các mô chết.

Người bị bỏng lạnh cần đến gặp bác sĩ khi thấy có bất kỳ biểu hiện nào kể trên hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Da tái nhạt.

Cảm giác tê.

Sưng, đỏ.

Đau buốt.

Hạ thân nhiệt.

Da mặt bị bỏng lạnhMỗi cấp độ bị bỏng lạnh có biểu hiện khác nhau

IV – Bị bỏng lạnh có nguy hiểm không? 

Đây là loại bỏng rất nghiêm trọng và nguy hiểm, các mô bị tổn thương cần mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Các mô bị chết do bỏng lạnh sẽ không nhận được máu nên rất dễ bị nhiễm trùng.

Nguy hiểm hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể lan vào máu gây nhiễm trùng huyết. Người bệnh có thể bị mất da, ngón chân, ngón tay hoặc bị đổi màu và dị tật, hạ thân nhiệt. 

Da bị bỏng lạnh có nguy hiểm khôngBỏng lạnh nguy hiểm không? Bỏng lạnh có thể khiến người bệnh bị mất da, ngón chân, ngón tay dị tật, hạ thân nhiệt

Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của bỏng lạnh phụ thuộc vào từng cấp độ bỏng:

– Bỏng lạnh độ 1: Các thương tổn khi bỏng lạnh chỉ xuất hiện trên bề mặt da. Người bị bỏng lạnh thường bị đau, ngứa, vùng da bị bỏng từ màu trắng chuyển sang đỏ vàng. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn này, người bệnh chỉ bị sưng đau nhẹ và tróc da.

– Bỏng lạnh độ 2: Ở cấp độ bỏng lạnh này, các tổn thương ở trên da đã bị cứng lại. Đồng thời,vùng da bị bỏng lạnh nổi mụn nước, bóng nước, da cứng lại và có màu đen; mất cảm giác nóng lạnh. Tổn thương da ở cấp độ 2 này rất khó hồi phục trước 1 tháng.

– Bỏng lạnh độ 3: Mức độ tổn thương da ở cấp độ này rất nghiêm trọng và nặng nề. Vết bỏng ăn sâu vào mô, gân, cơ, mạch máu, thần kinh… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới cụt chi, bỏng lạnh hoại tử.

Bỏng lạnh có để lại sẹo không? Bỏng lạnh cấp độ 1 hầu như không để lại sẹo; trong khi đó bỏng lạnh độ 2 và 3 có nguy cơ để lại sẹo bỏng lạnh rất cao.

V – So sánh bỏng lạnh và bỏng nóng

Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết bỏng lạnh và bỏng nóng giống và khác nhau thế nào. 

1. Giống nhau

Bỏng lạnh và bỏng nóng đều gây ra các tổn thương trên da khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt.

2. Khác nhau

– Bỏng lạnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp dưới 0 độ C như nitơ lỏng, băng đá lạnh, amoniac hóa lỏng ở -33.4°C, đá khô, khí co2, kem khói, kim loại lạnh, chất lỏng rất lạnh…. 

– Bỏng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, bề mặt nóng, hơi nóng hoặc lửa. Bỏng nóng gồm có 2 loại là bỏng nóng nhiệt ướt (nước nóng, nước sôi, thức ăn nóng sôi, nhựa đường, dầu mỡ sôi, hơi nước; bóng nóng nhiệt khô (kim loại nóng, bàn là, bỏng bô xe máy, khí nóng).

Bỏng lạnh và bỏng nóng

VI – Bị bỏng lạnh phải làm sao? Cách xử lý khi bị bỏng lạnh

Bỏng lạnh cực nguy hiểm nếu không được sơ cứu đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vết bỏng lạnh mà người bệnh có cách xử lý phù hợp.

1. Trường hợp bỏng lạnh nhẹ

Bỏng lạnh sơ cứu thế nào? Trường hợp bị bỏng lạnh nhẹ, các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bỏng lạnh và cách sơ cứu dưới đây: 

– Lập tức đưa người bị bỏng đến với nơi nhiệt độ ấm áp hơn để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt.

– Nếu quần áo người bệnh bị ướt, hãy thay ra để tránh bị nhiễm lạnh và khó làm tăng nhiệt độ cơ thể.

– Để người bệnh nằm bất động hoặc có thể băng kín để ngăn chặn các tổn thương lan rộng.

– Ngâm vùng da bị bỏng lạnh trong nước ấm từ 38 đến 42 độ C. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng ngâm vết bỏng.

– Tuyệt đối không để người bệnh tiếp xúc với lò sưởi, lửa vì có thể khiến tổn thương nặng hơn.

– Nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bị bỏng lạnh phải làm saoBị bỏng lạnh nên làm gì? Nên ngâm vùng da bị bỏng lạnh trong nước ấm từ 38 đến 42 độ C

Nếu được chẩn đoán vết bỏng lạnh chỉ ở mức độ nhẹ như da đỏ và sưng nhẹ, bạn có thể tham khảo và sử dụng Kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu vết bỏng, giảm ngứa ngát, tránh để lại vết thâm và sẹo.

Thành phần dịch chiết rau má trong Yoosun rau má khi kết hợp với các thành phần khác như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rát, kích thích lên da non giúp làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại vết thâm và sẹo. 

Ngoài ra, sản phẩm còn giúp ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa, giữ ẩm cho la luôn mịn màng và mềm mại.

Bỏng lạnh bôi thuốc gìKem bôi da Yoosun rau má làm dịu vết bỏng nhẹ, tránh thâm và ngừa sẹo

2. Trường hợp bỏng lạnh nặng

Trường hợp da mặt bị bỏng lạnh, bỏng lạnh chân, bỏng lạnh lưỡi hoặc bỏng lạnh ở bất kỳ vị trí nào ở mức độ nặng, tốt nhất bạn nên đưa người bệnh tới ngay bệnh viện. Không nên sơ cứu tại nhà vì nếu thực hiện không đúng cách còn có thể khiến vết bỏng lan rộng và nặng nề hơn gây khó khăn cho việc điều trị.

Bỏng lạnh bôi thuốc gì? Sau khi tiến hành sơ cứu, khám lâm sàng triệu chứng trên da và có thể làm các xét nghiệm (nếu cần) để xác định mức độ nghiêm trọng của vết bỏng lạnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh bỏng lạnh bôi gì và cách chữa da bị bỏng lạnh phù hợp, hiệu quả và an toàn.

>> Xem VIDEO cách trị bỏng nhà bếp, bỏng bô xe máy <<

video bỏng lạnh bôi gì

VII – Cách chăm sóc da bị bỏng lạnh

Trong quá trình chăm sóc da bị bỏng lạnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nên uống thật nhiều nước. 

– Hạn chế cử động và để vùng da bị bỏng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua thêm thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa được bác sĩ kê.

– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và xử lý kịp thời các triệu chứng bất thường xảy ra.

Cách chăm sóc da bị bỏng lạnh co2Người bị bỏng nên uống thật nhiều nước

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bỏng lạnh, nên làm gì khi da bị bỏng lạnh, đồng thời biết được bỏng lạnh và cách chữa thế nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bỏng lạnh hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục