Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/09/2021

Bị chai ở lòng bàn chân phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Vết chai ở lòng bàn chân là tình trạng thường hay xảy ra, có thể gây đau hoặc khó chịu cho người mắc phải. Bên cạnh đó, lòng bàn chân bị chai sần có thể cảnh báo bệnh lý nào đó bên trong cơ thể. Ở bài viết này, Yoosun Rau Má sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp xử lý chai lòng bàn chân hiệu quả.

Bị chai ở lòng bàn chânHình ảnh vết chai ở lòng bàn chân. 

I – Tại sao lòng bàn chân bị chai?

Bệnh chai lòng bàn chân nói riêng và chai ở các vị trí khác trên cơ thể nói chung là phản ứng bảo vệ cơ thể không bị tổn thương hay không bị bóng nước khi phải chịu áp lực tì đè thường xuyên và liên tục.

Nguyên nhân bị chai ở lòng bàn chân là do đi giày quá rộng hoặc quá chật khiến vùng da lòng bàn chân bị cọ sát thường xuyên. Hậu quả là vùng da lòng bàn chân sẽ dày lên và phát triển thành vết chai.

Nhưng ngay cả khi đã lựa chọn một đôi giày có kích thước vừa vặn thì vết chai lòng bàn chân vẫn có thể xuất hiện bởi các lý do sau:

– Đứng hoặc đi bộ quá nhiều.

– Đi chân trần.

– Đi giày không mang tất.

Tóm lại, bất kỳ hành động hoặc công việc nào gây ma sát nhiều lên vùng da ở lòng bàn chân cũng có thể tạo nên vết chai.

Vết chai lòng bàn chânChai ở lòng bàn chân hình thành do vùng da này chịu áp lực trong thời gian dài.

( Xem thêm: Vết chai tay làm sao hết? Nguyên nhân và cách làm hết vết chai tay )

II – Biểu hiện chai lòng bàn chân

Các dấu hiệu và triệu chứng lòng bàn chân bị chai gồm:

– Lòng bàn chân xuất hiện các vết chai, sần.

– Da ở lòng bàn chân chân dày hơn.

– Khi sờ vào có cảm giác cứng, thô ráp.

– Vùng da có màu xám hoặc màu vàng.

– Thông thường da lòng bàn chân bị chai không gây đau. Nhưng khi đi bộ quá lâu, bị đè ép chặt hoặc bị nhiễm trùng thì cảm giác đau sẽ xuất hiện.

Đa phần mụn chai ở lòng bàn chân thường lành tính và không quá nghiêm trọng. Nhưng một vài trường hợp bị bị cục chai ở lòng bàn chân có thể cảnh báo bệnh lý bên trong cơ thể. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Lòng bàn chân bị chai sầnNên đi khám bác sĩ nếu vết chai ở lòng bàn chân bị đau nhức nhiều và sưng to.

Các dấu hiệu nổi cục chai ở lòng bàn chân cần đi khám bác sĩ gồm:

Vết chai ở lòng bàn chân bị đau nhức nhiều.

– Lòng bàn chân bị chai và đau, có dấu hiệu bị lở loét, viêm nhiễm, chảy mủ, nhiễm trùng.

– Bàn chân bị biến dạng.

III – Cách xử lý vết chai ở lòng bàn chân

Việc điều trị chai lòng bàn chân là cần thiết nếu vết chai gây khó chịu và đau đớn khi sinh hoạt hay làm việc. Cách chữa chai ở lòng bàn chân tốt nhất là xác định chính xác nguyên nhân và thay đổi thói quen đó.

Ví dụ như thói quen đi giày quá chật, đi giày không mang tất, đi chân trần…Khi thay đổi những thói quen không tốt này, vết chai ở lòng bàn chân sẽ không dày thêm nữa.

Đối với trường hợp vết chai có kích thước to và gây đau nhức nhiều, bác sĩ có thể phải sử phương pháp cắt gọt đi vùng da này. Cách chữa chai lòng bàn chân này thường không gây đau và bạn có thể đi lại bình thường ngay sau đó.

Lòng bàn chân bị chai và đauNgâm chân trong nước giúp làm mềm từ từ vết chai lòng bàn chân.

Bên cạnh đó, bạn có thể xử lý vết chai lòng bàn chân đau ngay tại nhà bằng một số cách dưới đây: 

– Ngâm chân trong nước ấm khoảng 5-10 phút hoặc cho đến khi thấy da mềm. Sau đó dùng khăn lau nhẹ cho da tróc ra giúp da mềm mại hơn.

– Dùng đá bọt nhúng vào nước ấm và chà xát nhẹ nhàng vết chai ở lòng bàn chân để loại bỏ da chết.  

– Thoa kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như Ammonium lactate, Salicylic acid hay Ure giúp làm mềm từ từ vết chai lòng bàn chân.

– Sử dụng miếng đệm để bảo vệ lòng bàn chân chai chân khỏi bị ma sát và kích ứng trong các hoạt động thường ngày.

Trường hợp cách trị chai lòng bàn chân tại nhà không hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để được tư vấn cách làm hết chai lòng bàn chân thích hợp. Không tự ý mua thuốc trị chai lòng bàn chân về sử dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

( → Xem thêm cách trị gót chân bị chai TẠI ĐÂY)

IV – Cách chăm sóc lòng bàn chân bị chai

Khi lòng bàn chân bị chai, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để tránh tình trạng vết chai nặng và nghiêm trọng hơn: 

– Lựa chọn giày dép có kích thước và hình dáng phù hợp, tránh tình trạng bàn chân phải chịu quá nhiều áp lực ma sát.

– Nên đi tất khi mang giày để giảm thiểu sự cọ sát lên da chân, đồng thời chọn chất liệu tất mềm lại và khô thoáng để bảo vệ da chân.

– Không đi chân trần.

– Vệ sinh lòng bàn chân và bàn chân sạch sẽ mỗi ngày.

– Giữ bàn chân luôn khô ráo, lau khô chân trước khi đi giày, đi tất.

– Thoa kem dưỡng ẩm cho lòng chân và cả bàn chân đều đặn hàng ngày. 

– Tẩy da chết cho vùng da gót chân 2-3 lần mỗi tuần.

– Ngâm chân với nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

– Thoa kem bôi da Yoosun rau má để làm mềm da và tránh thâm sẹo: Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong Yoosun rau má có tác dụng dưỡng ẩm giúp da mềm mịn, kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. 

Cách trị chai lòng bàn chânThoa kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng chai ở lòng bàn chân hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục