Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/02/2024

Bị chàm môi là gi? Có lây không? Biểu hiện và cách trị chàm ở môi

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh chàm môi với các triệu chứng nứt nẻ, bong tróc và đau rát gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đáng nói, nếu không điều trị sớm bệnh chàm ở môi có thể gây viêm loét và nhiễm trùng nguy hiểm. Cùng Yoosun Rau má tìm hiểu tất cả các thông tin về bệnh chàm ở môi qua bài viết dưới đây nhé!

I – Bị chàm môi là gì? Có lây không?

Chàm môi là bệnh gì? Bệnh chàm ở môi (Eczema), là tình trạng viêm nhiễm dị ứng ở vùng môi hoặc quanh miệng. Bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở các đối tượng từ 13 tuổi trở nên, các triệu chứng rõ rệt khi thời tiết giao mùa nên nhiều người bị nhầm lẫn môi bị chàm với hiện tượng da môi bị khô nẻ vào mùa đông.

Bị chàm môi là gìHình ảnh bị chàm môi. 

Chàm môi có lây không? Bệnh chàm môi không phải là bệnh lý về da có khả năng lây nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác hoặc từ người này sang người khác. Khi bị chàm ở môi thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh khi các mụn nước li ti mọc gây tổn thương, khô rát và đau đớn.

Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, chàm ở môi có thể dẫn tới viêm loét, nhiễm trùng ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ cùng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

II – Nguyên nhân khiến môi bị chàm

Để có cách trị chàm môi tận gốc và an toàn thì việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh chàm môi, cụ thể như sau:

1. Các nguyên nhân nội sinh

– Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân như ông bà, bố mẹ mắc các bệnh  như hen suyễn, viêm da cơ địa… thì nguy cơ bạn mắc bệnh chàm môi khá cao so với người bình thường.

– Viêm da dị ứng: Bạn bị mắc các bệnh lý viêm da dị ứng thì vùng môi cũng dễ bị chàm hơn.

– Thay đổi nồng độ hormone: Các nghiên cứu cho thấy, việc rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố ở một số thời kỳ như mang thai, sau sinh hay dạy thì cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bị chàm.

– Stress, căng thẳng: Nếu thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng sẽ có thể khiến cơ thể  bị thiếu hụt sắt, vitamin và kẽm. Cộng với việc đề kháng của da suy giảm khiến da môi bị bong tróc, về lâu dài dẫn tới chàm môi.

2. Các nguyên nhân ngoại sinh

Một số các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng và tác động tới việc hình thành chàm ở môi như:

– Thói quen liếm môi liên tục và thường xuyên có thể gây tình trạng viêm môi tiếp xúc kích thích.

– Dị ứng mỹ phẩm: Dùng son môi kém chất lượng, chứa lượng chì cao hoặc có hóa chất độc hại khiến môi dị ứng và nhiễm độc.

Môi bị chàmBệnh chàm môi do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm da dị ứng, thay đổi nồng độ hormone, di truyền, dị ứng mỹ phẩm/thực phẩm…

– Dị ứng thực phẩm: Một số người bị chàm ở môi do dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như tôm, cá, hải sản, sữa động vật,…

– Không cung cấp đủ nước: Khiến môi thiếu độ ẩm dẫn tới khô rát và bong tróc.

– Thời tiết thay đổi đột ngột: Đặc biệt khi tiết trời khô và hanh cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da dị ứng, khô môi.

III – Dấu hiệu bị chàm ở môi 

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nặng – nhẹ mà biểu hiện của bệnh chàm môi ở mỗi người sẽ khác nhau. Cụ thể:

1. Biểu hiện chàm môi nhẹ

– Ban đầu, môi bị chàm có biểu hiện: khô ráp, nứt nẻ, da môi dễ bị bong tróc thành từng mảng tương tự với khi môi bị nẻ.

– Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh có các triệu chứng nặng hơn như xuất hiện các nốt nhỏ gây khó chịu và ngứa rát; viền môi bị sưng tấy đỏ; da môi căng nứt nẻ, chảy máu…

Dấu hiệu bệnh chàm môi là gìCác triệu chứng điển hình khi bị chàm môi là da môi sưng đỏ, khô ráp, nứt nẻ…

2. Biểu hiện chàm môi nặng

– Môi và mép sưng đỏ.

– Vùng môi bị lở loét.

– Mụn nhỏ chứa dịch mọc quanh miệng.

– Nếu cọ sát mụn sẽ vỡ ra gây đau đớn và ngứa ngáy.

– Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống.

– Vết khô nứt dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo. Tình trạng này kéo dài có thể gây bội nhiễm nguy hiểm.

IV – Bệnh hàm môi phải làm sao? Cách điều trị chàm môi tận gốc 

Bệnh chàm môi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa chàm môi bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Trị chàm môi bằng mật ong

Ngoài công dụng dưỡng ẩm mật ong còn có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời giúp giảm cảm giác đau do chàm môi hiệu quả.

Cách chữa chàm môi ở trẻ em và người lớn bằng mật ong rất đơn giản: Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng môi bằng nước ấm rồi thoa mật ong nguyên chất lên. Để khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát. Thực hiện liên tục 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách trị chàm môi dân gianChữa chàm môi bằng mật ong. 

2. Chữa chàm môi bằng dầu dừa

Hàm lượng vitamin E dồi dào trong dầu dừa giúp dưỡng ẩm vùng môi đang bị chàm khô và nứt nẻ cho môi mềm đồng thời hỗ trợ phục hồi các tế bào khỏe mạnh ở vùng môi.

Ngoài ra, dầu dừa còn chứa axit lauric có công dụng khuẩn, ức chế tụ cầu khuẩn từ đó làm giảm nguy cơ bội nhiễm.

Nếu đang không biết bị chàm môi phải làm sao, bạn hãy thực hiện theo cách sau: Sau khi làm sạch vùng môi bị chàm bằng nước ấm, bạn dùng tăm pông hoặc tay thoa 1 lớp dầu dừa lên môi. Nên bôi trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

3. Cách trị chàm môi dân gian bằng lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính kháng sinh, kháng khuẩn nên được dân gian sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm môi.

Cách thực hiện như sau: Rửa sạch lá trầu, ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Vớt lá trầu ra cho ráo nước rồi cho vào cối giã nát.

Lọc lấy nước cốt lá trầu không rồi dùng tăm bông chấm nước thoa đều lên vùng da môi bị chàm. Khoảng 20 phút sau rửa sạch bằng nước ấm, áp dụng đều đặn 2-3 lần/tuần.

4. Bệnh chàm môi bôi thuốc gì? 

Trường hợp bị chàm môi nặng hoặc đã áp dụng các cách chữa chàm môi tại nhà  không hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn điều trị và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc trị chàm môi hiệu quả có thể được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị bệnh gồm:

–  Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem như Lubriderm, Eucerin, Aquaphor… có tác dụng dưỡng ẩm môi, giảm tình trạng da môi khô và bong tróc.

– Kem bôi steroid: Tác dụng là kháng viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên, thời gian sử dụng kem bôi steroid là dưới 2 tuần, nếu lạm dụng có thể gây rạn da, mong da hoặc biến đổi màu da.

– Thuốc kháng Histamin H1: Công dụng kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, giảm căng thẳng… Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng Histamin H1 gây tác dụng phụ buồn nôn và chóng mặt nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

Bị chàm môi bôi thuốc gìThuốc bôi chữa chàm môi. 

– Thuốc Corticoid dạng bôi: Tác dụng chống dị ứng, chống viêm, dùng để bôi lên da da môi bị chàm ít nhất 2 lần/ngày.

!Lưu ý: Người bệnh không tùy tiện mua thuốc trị chàm môi về sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm môi để chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp.

V – Bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

Bị chàm môi khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp cho vùng da môi bị nứt nẻ và đau nhức. Trong quá trình điều trị, để hỗ trợ bệnh mau khỏi các chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách kiêng các thực phẩm không nên ăn và tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh.

Theo đó, các thực phẩm người bị chàm môi không nên hoặc hạn chế ăn là nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng da gây ngứa ngáy, mưng mủ và nhiễm trùng gây khó khăn cho việc điều trị. Cụ thể:

– Một số loại hải sản như: cua, tôm, cá…

– Thức uống/đồ ăn chứa chất béo no.

– Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

– Nội tạng động vật: lòng, gan, tim, cật…

– Thịt bò, thịt gà.

– Xôi, đồ nếp.

Bệnh chàm môi kiêng ăn gìBệnh nhân bị chàm môi nên kiêng ăn thịt bò, thịt gà, cua, tôm…

Thay vào đó, người bị bệnh chàm môi nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:

– Củ, rau xanh: Rau diếp cá, rau cải, cà rốt… có hàm lượng vitamin dồi dào giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu do bệnh chàm môi gây ra.

– Hoa quả tươi: Táo, bưởi, xoài … là những loại quả giàu vitamin C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da và cơ thể.

– Thực phẩm giàu omega 3: Như yến mạch, dầu cá, đậu hà lan,… giúp chữa lành các tổn thương ở vùng da môi nhanh chóng.

– Các loại dầu thực vật: Như dầu oliu, dầu anh thảo rất tốt cho sức khỏe và đề kháng da.

– Uống đủ nước: Tránh tình trạng da môi bị khô ráp, nứt nẻ và bong tróc do thiếu nước.

VI – Cách phòng ngừa bệnh chàm môi

Để phòng ngừa bệnh môi đồng thời trợ quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

– Vệ sinh sạch sẽ và dưỡng ẩm môi đều đặn mỗi ngày cách sản phẩm chất lượng và an toàn để tránh tình trạng môi bị khô, bong tróc và ngứa ngáy.

– Tuyệt đối không dùng tay để cạy bóc lớp da môi bị bong, vì có thể làm chảy máu môi dẫn đến viêm nhiễm và tăng nguy cơ bị bội nhiễm.

– Không sử dụng son và các loại mỹ phẩm dưỡng môi trong thời gian điều trị bệnh chàm môi. Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc bị chàm môi nên dùng son gì.

– Từ bỏ ngay thói quen liếm môi, vì cách này không giúp làm ẩm môi thậm chí còn gây hại cho môi.

– Trước khi sử dụng bất kỳ son hay mỹ phẩm nào cho vùng môi, hãy kiểm tra phản ứng lên da tay để tránh tình trạng bị dị ứng da môi.

Bị chàm ở môiVệ sinh sạch sẽ và dưỡng ẩm vùng da môi hàng ngày là cách phòng ngừa chàm môi hiệu quả. 

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh vùng da môi tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…

– Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày); ngủ trước 23h; hạn chế tối đa việc thức khuya ngủ muộn.

– Hình thành thói quen tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày để tăng đề kháng tự nhiên cho cả làn da và cơ thể.

– Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái; tránh căng thẳng, áp lực, stress…

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã biết bệnh chàm môi là gì, nguyên nhân do đâu, cách điều trị thế nào và khi bị chàm môi dùng thuốc gì nhanh khỏi và an toàn? Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

2 bình luận cho “Bị chàm môi là gi? Có lây không? Biểu hiện và cách trị chàm ở môi”

  1. Cho em hỏi em bị chàm môi em bôi yoousun rau má để dưỡng ẩm đc k vây ạ em 35tuoi

    • Yoosun Rau má,

      Chào bạn, chàm môi bạn nên dùng kem/son dưỡng ẩm chuyên dụng cho môi sẽ phù hợp hơn nhé ạ. Trường hợp chàm môi nặng, có dấu hiệu viêm, bội nhiễm thì bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
      Nếu bạn cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) ạ!

      [Đọc tiếp]

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục