Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/09/2023

Chân tay miệng bôi Acyclovir được không? Giải đáp chi tiết

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chân tay miệng thường bùng phát thành dịch hai lần mỗi năm. Do vậy, cách điều trị tay chân miệng được nhiều người quan tâm. Trong đó, nhiều bậc phụ huynh muốn biết trẻ bị chân tay miệng bôi Acyclovir có được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này!

I – Acyclovir là thuốc gì?

Acyclovir là một loại thuốc thuộc nhóm kháng virus, nhưng không chữa khỏi bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, Acyclovir thường được dùng để điều trị các bệnh do nhiễm virus như thủy đậu zona, herpes…

Acyclovir được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc để truyền đường tĩnh mạch.

Nhìn chung, Acyclovir mang lại các tác dụng chính là:

– Làm giảm sự nghiêm trọng và làm giảm thời gian giữa các đợt bùng phát virus gây nhiễm trùng.

Chân tay miệng bôi acyclovir Acyclovir là thuốc gì?

– Giúp các vết loét lành nhanh hơn và hạn chế chúng lan ra vị trí khác.

– Giảm ngứa hoặc giảm đau.

– Hạn chế sự lây lan của virus từ bộ phận này sang bộ phận khác, đặc biệt hữu ích ở những người có sức đề kháng kém.

II – Acyclovir bôi tay chân miệng được không?

Theo quan điểm của một số người thì bệnh tay chân miệng do virus gây ra. Vì thế, bị bệnh tay chân miệng bôi Acyclovir giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus.

Nhưng quan điểm này không đúng bạn nhé. Bị tay chân miệng bôi Acyclovir hoàn toàn không có tác dụng.

Trẻ bị tay chân miệng bôi acyclovir được không?

Không những vậy, thuốc còn có thể gây nhiều phản ứng nguy hiểm đối với cơ thể, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, mờ mắt, tê lưỡi, phản ứng dị ứng…

Vậy trẻ em bị tay chân miệng phải làm sao? Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng bạn có thể tham khảo!

III – Cách xử lý khi trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng có thể điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và khỏi sau 7 đến 10 ngày.

Có một vài lưu ý để ba mẹ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt hơn, cụ thể là:

1. Chế độ ăn uống

Trẻ cần được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bốn nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin.

Thực phẩm nên được chế biến ở dạng lỏng hoặc mềm. Vì trẻ bị tay chân miệng thường hay loét miệng rất khó nhai nuốt.

Không nên cho trẻ ăn đồ ăn khi còn nóng mà cần để nguội hoặc làm mát.

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất phù hợp để làm bữa phụ cho trẻ bị tay chân miệng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước hoa quả để bù nước cho cơ thể nếu như bị đi ngoài và nôn ói. Ngoài ra có thể uống thêm Oresol để bù chất điện giải.

Bị tay chân miệng bôi acyclovirSữa rất phù hợp để làm bữa phụ cho trẻ bị tay chân miệng.

Các thực phẩm cay, nóng, mặn có thể kích thích niêm mạc miệng và các vết loét. Do đó, chế độ ăn của trẻ đến hạn chế các thực phẩm này.

Trẻ không nên ăn các thực phẩm giàu arginine như chocolate, nho khô… vì tăng khả năng hoạt động của virus.

Nên cho trẻ ăn các đồ ăn giàu vitamin C và kẽm để thúc đẩy làm lành niêm mạc miệng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2. Vệ sinh cá nhân

Trẻ nên được tắm rửa hàng ngày. Việc này giúp làm sạch và hạn chế nhiễm trùng da.

Người nhà và bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và trước khi chế biến món ăn.

Dụng cụ nấu ăn và dụng cụ ăn uống cần được rửa sạch trước khi sử dụng.

Sau khi thay tã, bỉm cho trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ cần xử lý rác cẩn thận để không lây nhiễm virus từ phân của trẻ.

Sát khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, mặt bàn, mặt ghế, đồ chơi của trẻ.

3. Thuốc uống

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bạn có thể cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt. Liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 4 đến 6 giờ, nếu trẻ vẫn sốt cao, có thể cho trẻ uống liều hạ sốt tiếp theo.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh nếu không nhiễm trùng.

Thuốc chống co giật và thuốc hạ sốt đặc biệt cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.

4. Những trường hợp đặc biệt cần đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp

Trẻ khóc liên tục, nhất là vào ban đêm. Cứ 10 đến 15 phút trẻ lại thức dậy và khóc một lần.

Trẻ thường xuyên giật mình, nhiều hơn hai lần trong vòng 30 phút.

Trẻ sốt cao nhiều hơn 48 giờ và không có dấu hiệu hạ sốt dù đã uống Paracetamol.

Ba dấu hiệu trên có thể cảnh báo bệnh tay chân miệng đang chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Như vậy chúng ta đã biết tay chân miệng dùng acyclovir có được không? Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem bôi da Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục