Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Nổi ban đỏ có lây không? Cách điều trị như thế nào? Cùng Yoosun đi tìm đáp án cho những câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
I – Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Có lây không?
Nổi ban đỏ dưới da, nổi ban đỏ và ngứa khắp người là tình trạng da bị kích thích và phản ứng bằng cách bị nổi ban đỏ hoặc hồng, khác hẳn với các vùng da xung quanh.
Nổi ban đỏ dưới da là tình trạng da bị kích thích và phản ứng bằng cách bị nổi ban đỏ hoặc hồng
Vậy nổi ban đỏ khắp người là bệnh gì? Trong trường bé nổi ban đỏ không sốt, người lớn nổi ban đỏ ngứa không sốt thì có thể là do mắc các bệnh lý da liễu thường gặp như:
1. Mề đay mẩn ngứa
Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của da khi gặp các yếu tố kích thích. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này là nổi ban đỏ ngứa ngáy, đau rát nhẹ, sưng nóng nhưng không gây sốt.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, bệnh mề đay mẩn ngứa có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sổ mũi, đau bụng, hắt hơi, ngứa cổ họng, tiêu chảy…
Nguyên nhân chính gây mềm đay mẩn ngứa là do ăn các thực phẩm gây dị ứng; dị ứng với hóa chất, phấn hoa, mạt bụi, nhiệt độ lạnh, tắm nước nóng.
Ngoài ra, mề đay mẩn ngứa có thể bùng phát do suy nhược cơ thể, căng thẳng thần linh, rối loạn nội tiết tố, nhiễm trùng.
( → Xem thêm: Nổi mề đay là gì? Hình ảnh bị nổi mề đay)
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân gây nổi ban đỏ khắp người và ngứa nhưng không sốt. Bệnh lý này thường khởi phát sau khi da trực tiếp tiếp xúc với mủ thực vật, dịch côn trùng, ánh sáng, mỹ phẩm hoặc kim loại.
Ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây kích ứng, làn da bị nổi ban đỏ ngứa, nổi mụn nước hoặc bọng nước.
Da nổi ban đỏ do bệnh viêm da tiếp xúc thường có kích thước rất đa dạng, có thể bằng phẳng hoặc nổi cộm hẳn so với các vùng da xung quanh không bị nổi ban đỏ trên da .
Tương tự bệnh mề đay mẩn ngứa, bệnh viêm da tiếp xúc cũng chỉ gây nổi ban đỏ không sốt kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích và cũng không gây ra các triệu chứng toàn thân.
Tuy nhiên, trong trường hợp viêm da tiếp xúc có bội nhiễm, làn da sẽ bị sưng đỏ, ứ mủ, nóng, phù nề và đau nhức.
Nếu không kiểm soát nhiễm trùng kịp thời, người bệnh có thể gặp một số các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và sốt.
Viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân gây nổi ban đỏ khắp người và ngứa nhưng không sốt
3. Viêm da cơ địa
Dấu hiệu nổi ban đỏ ngứa, triệu chứng nổi ban đỏ và ngứa nhưng không sốt còn là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa là thể lâm sàng thường gặp của bệnh chàm, thường xảy ra ở trẻ từ 0 đến 5 tuổi và có thể kéo dài trong nhiều năm.
Khi mới bị, viêm da cơ địa khiến làn da bé nổi ban đỏ, kích thước và hình dáng nổi ban đỏ ở trẻ không đồng nhất. Ở vùng da nổi ban đỏ ngứa sẽ có triệu chứng ngứa nhẹ và nóng rát.
Tiếp đó, sau một thời gian viêm da cơ địa khởi phát, làn da sẽ bắt đầu mọc mụn nước. Khi mụn nước vỡ ra sẽ có dịch, gây ẩm ướt và đóng vảy tiết. Sau đó, làn da sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với tìn trạng da nứt nẻ, dày sừng và thâm nhiễm.
Viêm da cơ địa chỉ gây nổi ban đỏ ở trẻ em và hoàn toàn không có triệu chứng mệt mỏi hay sốt. Nhưng một số trường hợp cá biệt, bệnh lý này có thể đi kèm với nhiều vấn đề cơ địa như sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng, hen suyễn và viêm kết mạc dị ứng.
4. Hăm tã
Hiện tượng nổi ban đỏ trên da, trẻ em nổi ban đỏ và nổi ban đỏ ở trẻ sơ sinh có thể là do bị hăm tã.
Hăm tã là một dạng viêm da cấp tính thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân gây hăm tã là do ma sát giữa tã và da khiến da bị kích thích khiến em bé nổi ban đỏ, trẻ bị nổi ban đỏ và ngứa ngáy, đau rát.
Hăm tã gây tổn thương da kèm theo các triệu chứng nóng nóng, khó chịu, ngứa ngáy, đau nhẹ nhưng không gây sốt.
Nếu chăm sóc đúng cách, hăm tã sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nhưng nếu chăm sóc không đúng cách, tình trạng hăm tã sẽ trở nặng dẫn tới da lở loét, chảy máu và viêm nhiễm.
Trẻ em bị nổi ban đỏ do hăm tã
( → Xem thêm: Hăm tã là gì? Nguyên nhân và cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh)
5. Rôm sảy
Nếu bé nổi ban đỏ ngứa thì rất có thể nguyên nhân là do rôm rảy. Triệu chứng điển hình của rôm sảy là trẻ bị nổi ban đỏ ở tay và chân, thậm chí là khắp người. Các chấm đỏ này có thể có mủ trắng hoặc chứa dịch nước bên trong.
Nguyên nhân gây rôm sảy là do rối loạn tuyến mồ hôi dẫn tới ứ đọng bã nhờn ở trong lỗ chân lông, khiến trẻ bị nổi ban đỏ ngứa ngáy và nóng rát.
Nếu vệ sinh cơ thể đúng cách và khoa học, rôm sảy có thể tự thuyên giảm sau vài này. Nhưng nếu trường hợp rôm sảy khiến bé bị nổi ban đỏ ngứa ngáy nhiều, trẻ dùng tay cào gãi liên tục khiến da chảy máu thì sẽ làm tăng nguy cơ gây mụn mủ và nhọt. Lúc này các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được điều trị phù hợp.
6. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm,…
Triệu chứng điển hình khi bị dị ứng thời tiết là người bị nổi ban đỏ, nổi ban đỏ cả người kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Nổi ban đỏ toàn thân do dị ứng thời tiết có thể bằng phẳng hoặc nổi cộm khác biệt so với các vùng da xung quanh. Tuy nhiên, bề mặt ban đỏ không bị nổi mụn nước.
Ngoài triệu chứng nổi ban đỏ ngứa toàn thân, dị ứng thời tiết còn gây nóng rát, khó chịu. Bên cạnh đó, còn có thể kèm theo những triệu chứng toàn thân như đau cổ họng, đau đầu, hắt hơi, ho khan hay nghẹt mũi…
Nổi ban đỏ do dị ứng thời tiết
7. Nổi ban đỏ hiv
Nổi ban đỏ hiv là do phản ứng chuyển đổi huyết thanh và tác dụng phụ do dùng thuốc ức chế virus.
Vậy nổi ban đỏ hiv có ngứa không? Nổi ban đỏ hiv như thế nào? Ban đỏ hiv thường có màu đỏ và hồng kèm theo các mụn nhỏ, mụn nước;
Nan đỏ xuất hiện chủ yếu là các vùng ngực, nổi ban đỏ ở tay chân và lưng; ban đỏ hiv có thể gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh; nổi ban đỏ ngứa hiv thường xuất hiện sau khoảng 2-3 tuần bị phơi nhiễm.
Đối với nổi ban đỏ hiv, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc dị ứng da và giảm ngứa.
8. Nổi ban đỏ sau sốt xuất huyết
Nổi ban đỏ sau sốt xuất huyết thông thường sẽ tự hết sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nổi ban đỏ sốt xuất huyết có thể lâu hơn, khoảng 1 tuần hoặc vài tuần.
Sốt xuất huyết nổi ban đỏ ngứa cũng có nhiều mức độ khác nhau, có người chỉ bị ngứa nhẹ nhưng có người lại ngứa ngáy nhiều rất khó chịu.
9. Sốt siêu vi nổi ban đỏ ngứa
Sốt siêu vi nổi ban đỏ ngứa thường xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày sốt. Trên da nổi những chấm ban đỏ li ti và ngứa ngáy. Nhiều người dễ nhầm lẫn triệu chứng này của sốt siêu vi thành sốt xuất huyết.
Nổi ban đỏ sau sốt xuất huyết
10. Sốt và nổi ban đỏ
Bé nổi ban đỏ sau khi sốt và sốt xong nổi ban đỏ cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
Khi mắc bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như: nổi ban đỏ sau 3 ngày; ban đỏ thường nổi ở ngực, sau lưng, bụng sau đó lan đến cổ, chân, mặt và cánh tay; hai má của trẻ đỏ ửng và sưng lên; kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi và tiêu chảy nhẹ.
Nổi ban đỏ sau sốt có tự biến mất nhờ hệ miễn dịch. Nhưng nếu bị sốt cao, mẹ nên dùng paracetamol để giảm sốt cho trẻ. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị phù hợp
Các nguyên nhân khác:
Nổi ban đỏ ở người lớn, bé nổi ban đỏ khắp người gây ngứa nhưng không sốt còn do nhiều nguyên nhân khác như:
- Dị ứng mỹ phẩm gây nổi ban đỏ dưới da không ngứa hoặc nổi ban đỏ kèm theo ngứa ngáy.
- Da nổi ban đỏ không ngứa hoặc có ngứa do phát ban nhiệt.
- Da da nổi ban đỏ không ngứa hoặc có ngứa do vệ sinh da không sạch sẽ và chưa đúng cách.
- Nấm da cũng là nguyên nhân khiến người nổi ban đỏ không ngứa hoặc có kèm theo ngứa.
- Uống rượu nổi ban đỏ xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với một trong các thành phần có trong rượu như lúa mạch nha, lúa mì, gạo, hoa bia, men, Ethanol, chất tạo màu, chất bảo quản.
Uống rượu cũng có thể gây nổi ban đỏ
Có rất nhiều bệnh lý và nguyên nhân gây nổi ban đỏ không ngứa không sốt và nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt.
Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy 1 trong các dấu hiệu dưới đây để được điều trị kịp thời:
- Da xuất hiện các tổn thương như ngứa ngáy nhiều, dày sừng và thâm nhiễm.
- Ngứa ngáy dữ dội và kéo dài hơn 3 ngày.
- Các nốt ban đỏ có hiện tượng ứ mủ, sưng nóng và phù nề.
- Tổn thương da đi kèm với các triệu chứng toàn toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cổ họng…
→ Vậy nổi ban đỏ có lây không? Ban đỏ không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, các tổn thương do ban đỏ gây ra lại rất dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh nếu người bệnh thường xuyên gãi ngứa.
II – Những vị trí thường dễ bị nổi ban đỏ
1. Nổi ban đỏ ở tay
Nổi ban đỏ ở tay không ngứa khiến nhiều người lo lắng không biết có mắc bệnh lý gì nguy hiểm không?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nguyên nhân bị nổi ban đỏ ở tay và nổi ban đỏ lòng bàn tay là do phát ban do nhiệt, các dạng viêm da dị ứng, bệnh gan và các bệnh da liễu khác như nhiễm trùng da, viêm da nhiễm độc, á sừng, bệnh vảy nến, chàm tổ đỉa, nấm da bàn tay…
Nổi ban đỏ ở tay và lòng bàn tay
2. Nổi ban đỏ ở chân
Nổi ban đỏ ở chân là tình trạng khá phố biển, trên da xuất hiện các vết mẩn đỏ hoặc các đám sần nề và cao hơn so với vùng da xung quanh.
Nguyên nhân chính gây nổi ban đỏ ở chân gồm: dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, phản ứng với nọc độc của côn trùng, dị ứng với thuốc kháng sinh, dị ứng hóa chất và các bệnh lý liên quan với gan…
3. Nổi ban đỏ ở mặt
Nổi ban đỏ trên mặt gây mất thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Nổi ban đỏ ở mặt là dấu hiệu của một số bệnh lý về da như giãn mao mạch da mặt, dị ứng da, mề đay, nhiễm virus siêu vi, lupus ban đỏ, viêm da tiết bã, chức năng gan thậ suy giảm…
4. Nổi ban đỏ ở bụng
Những “thủ phạm” gây nổi ban đỏ ở bụng gồm: sốt phát ban, viêm da dị ứng, phát ban do nhiệt. Nổi ban đỏ ở bụng thường tập trung thành mảng hoặc có khi rải rác trên da bụng.
5. Nổi ban đỏ quanh mắt
Vùng da ở quanh mắt rất nhạy cảm nên dễ bị tác động của môi trường bên ngoài dẫn tới nổi ban đỏ. Nổi ban đỏ quanh mắt thường kèm theo tình trạng ngứa rát và sưng đau.
Nguyên nhân nổi ban đỏ quanh mắt là do dị ứng vùng da quanh mắt do tiếp xúc với bụi bẩn, mỹ phẩm, lông chó mèo, nước bẩn; viêm da dị ứng thời tiết; dị ứng thuốc; dị ứng thực phẩm; lupus ban đỏ…
Vùng da ở quanh mắt rất nhạy cảm nên dễ bị tác động của môi trường bên ngoài dẫn tới nổi ban đỏ
III – Cách chữa trị nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Vậy người lớn bị nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt phải làm sao? Bé bị nổi ban đỏ phải làm sao?
Đa phần các trường hợp nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt đều là dấu hiệu của các bệnh da liễu như nổi mề đay mẩn ngứa, hăm tã, rôm sảy, …
Dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng ngứa ngáy, sưng nóng khiến người bệnh bứt rứt và hó chịu gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Trong trường hợp ban đỏ và tổn thương da ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chữa trị và khắc phục bằng một số biện pháp dưới đây:
1. Tránh xa các yếu tố rủi ro
Tránh xa các yếu tố rủi ro là giải pháp giúp kiểm soát tình trạng da nổi ban đỏ và ngứa ngáy hiệu quả nhất. Nếu tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố kích thích trong thời gian dài, làn da có thể bị viêm đỏ nặng nề, trợt loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vì vậy, để tránh ban đỏ trở nặng, người bệnh nên cách ly với các yếu tố rủi ro sau:
– Các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng cao như lông chó mèo, bụi bẩn, côn trùng, hóa chất, kim loại, mủ thực vật, khói thuốc,…
– Kiểm tra kỹ thành phần có trong mỹ phẩm. Nếu nghi ngờ mỹ phẩm có chứa thành phần gây kích ứng bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức và thay thế bằng sản phẩm dịu nhẹ hơn.
– Trường hợp trẻ bị sốt nổi ban đỏ ngứa do hăm rã, các mẹ nên mua tã của thương hiệu uy tín, làm từ chất liệu mềm mềm và thấm hút tốt. Bên cạnh đó, cần thay tã cho bé thường xuyên để tránh tình trạng chất thải tiếp xúc quá lâu với da.
– Khi thời tiết quá nóng, hãy sử dụng điều hòa hoặc quạt mát; đồng thời mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và mềm mại để tránh gây kích thích da.
– Trường hợp bị nổi ban đỏ không ngứa hoặc có ngứa nhưng không sốt do thời tiết, người bệnh nên nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế đi ra ngoài.
– Không dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như cà phê, rượu bia, hải sản, đậu phộng, nấm, đậu tương…
– Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc tắm quá lâu.
Không tiếp xúc với lông chó mèo khi bị nổi ban đỏ
2. Áp dụng các mẹo chữa nổi ban đỏ tại nhà
– Tắm nước mát: Tắm nước mát giúp làm sạch da, làm mát, cải thiện tình trạng nổi ban đỏ, giảm ngứa ngáy và nóng rát. Để làm tăng tác dụng giảm ngứa, bạn có thể cho vào nước tắm 1 ít tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp.
– Chườm lạnh: Nếu da bị phù nề, viêm đỏ và ngứa nhiều, có thể dùng khăn lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm viêm, giảm nóng rát và ngứa. Nhưng bạn cần lưu ý không được chườm đá lạnh lên vùng da đang chảy máu, xây xước và lở loét.
– Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh chứa hợp chất chống oxy hóa và nhiều axit amin có tác dụng giảm ngứa, sát trung và tiêu viêm. Khi bị nổi ban đỏ nhưng không ngứa hoặc có ngứa, bạn hãy tắm bằng nước lá chè xanh 1 lần/ngày sẽ giúp làm giảm các tổn thương do rôm sảy, hăm rã và mề đay mẩn ngứa.
– Thoa kem Yoosun rau má: Ngoài công dụng cấp ẩm, kem dưỡng còn giúp làm dịu da, phục hồi các tế bào bị hư tổn, cải thiện tình trạng sưng nóng và ngứa ngáy. Không chỉ vậy, khi da được cung cấp đủ ẩm sẽ ít bài tiết mồ hôi, từ dó giảm mức độ kích ứng.
Kem rau má Yoosun có thành phần chính gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất chlorhexidine và D- panthenol có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng, làm dịu da và mát da hiệu quả. Đặc biệt, thành phần của kem Yoosun không chứa corticoid và paraben, nên rất an toàn với làn da của sơ sinh và trẻ nhỏ.
Kem Yoosun rau má là sản phẩm của Công ty TNHH Đại Bắc – đơn vị có hơn 20 năm trong ngành dược mỹ phẩm với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành.
Kem Yoosun rau má
Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.
3. Sử dụng thuốc không kê toa
Trường hợp nổi ban đỏ gây ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tìm mua một số loại thuốc không kê toa như:
+ Thuốc bôi chứa Menthol: Tác dụng gây tê, làm mát, giảm ngứa, đau rát và sưng nóng. Lưu ý: Không bôi thuốc lên vùng da đang bị rỉ dịch, lở loét và chảy máu.
+ Thuốc kháng histamine H1: Uống thuốc kháng histamine H1 giúp cải thiện mức độ tổn thương da và giảm ngứa ngáy.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi nổi ban đỏ là bệnh gì? Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt đa phần là do mắc các bệnh lý da liễu thường gặp như: mề đay mẩn ngứa, hăm tã, rôm sảy và nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu ban đỏ không thuyên giảm sau khi chăm sóc và chữa trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!