Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 26/02/2024

Viêm da tã lót/Hăm tã là gì? Nguyên nhân & cách trị hăm tã cho bé

8 phút đọc Chia sẻ bài viết

Hăm tã là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến bé ngứa, đau, rát, rất khó chịu. Dù tình trạng này đã quá quen thuộc nhưng nguyên nhân bé bị hăm tã là gì, triệu chứng ra sao? Điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh thế nào cho nhanh khỏi luôn mối quan tâm chung của các bà mẹ bỉm sữa.

Trẻ bị hăm tã là gìTrẻ bị hăm tã như thế nào

I – Viêm da tã lót/Hăm tã là gì? Hình ảnh bé bị hăm tã nặng và nhẹ

Hăm tã hay viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã bỉm của bé khiến vùng da này bị tổn thương, đỏ lừ, bóng da, mưng mủ, nặng hơn có thể bị nứt da gây nhiều khó chịu cho bé.

Hăm tã ở trẻ em thường biểu hiện ở các cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:

– Cấp độ nhẹ:

Ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ, có thể xuất hiện những mụn nhỏ, da tương đối khô ráo.

Hình ảnh trẻ bị hăm tã Hình ảnh trẻ bị hăm tã nhẹ

– Cấp độ nặng:

Vùng da bị hăm biểu hiện rất rõ rệt và lan rộng, xuất hiện những nốt sần trên da. Bé bị hăm tã nặng da đỏ dữ dội, có thể hơi sưng và có mụn mủ, trầy, loét da, rỉ dịch.

Hình ảnh bé bị hăm tã nặng Trẻ hăm tã nặng, trầy loét da

Tại Việt Nam, tình trạng trẻ bị hăm tã do sử dụng bỉm cũng đang ở mức báo động. Khi bé bị hăm tã nếu không chữa kịp thời có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục của trẻ, viêm đường tiết niệu, trẻ đau đớn và quấy khóc, lười ăn, khó ngủ…

Bởi vậy, các mẹ nên nắm rõ một số những thông tin về hăm tã dưới đây để giúp bé nhanh chóng chữa lành tổn thương nhé.

II – Nguyên nhân bé bị hăm tã

Hăm tã thường xảy ra ở những vùng da mặc tã bỉm như mông, bẹn, đùi, bụng dưới, xung quanh bộ phận sinh dục. Việc nắm rõ các nguyên nhân bé bị hăm tã sẽ giúp mẹ biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Một số nguyên nhân cơ bản dưới đây là “thủ phạm” gây hăm tã ở trẻ em:

– Da bé quá nhạy cảm.

– Dị ứng với bỉm, tã (chất liệu, mùi hương)

– Dị ứng với vật dụng dùng để vệ sinh vùng đóng tã cho bé (giấy ướt, nguồn nước, hóa chất từ nước giặt, xả vải).

– Nhiễm trùng/nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nấm và vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, vệ sinh không kip thời, không đảm bảo thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da.

III – Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Các dấu hiệu và biểu hiện của trẻ bị hăm tã thường rất rõ ràng nên mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Dưới đây là các triệu chứng chính của hăm tã trẻ em:

– Vùng da tiếp xúc với tã (gồm bộ phận sinh dục, mông, các ngấn ở đùi) nổi mẩn đỏ.

– Biểu hiện của trẻ bị hăm tã là vùng da bị hăm có thể khô hoặc ướt.

– Có thể xuất hiện mụn ti ti gây lở loét trên da khi em bé bị hăm tã.

– Hăm tã trẻ em khiến bé khó chịu, quấy khóc nhất là khi đi vệ sinh và khi mẹ lau rửa, thay tã.

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã như thế nàoTrẻ khóc quấy khi thay tã là một trong những dấu hiệu bé bị hăm tã

IV – Bé hăm tã bao lâu thì khỏi?

Trẻ hăm tã có thể khỏi sau vài ngày hoặc kéo dài đến nửa tháng tùy theo mức độ hăm và phương pháp điều trị hăm tã của mẹ có hiệu quả hay không.

Các mẹ cần lưu ý, dù là hăm tã ở bé trai hay bé gái thì cũng không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bé sẽ bị hăm tã nặng gây đau đớn và khó chịu.

Đặc biệt, khi bé hăm tã nặng còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da tiết bã, nhiễm khuẩn da, nấm candida…

Do đó, khi trẻ bị hăm tã nhẹ mẹ nên tìm cách khắc phục ngay, tránh để tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng gây nguy hiểm, việc điều trị hăm tã nặng vì thế cũng khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức hơn.

V – Bé bị hăm tã phải làm sao? Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, việc đầu tiên là vệ sinh cho vùng da bị hăm bằng nước ấm, có thể dùng nước sạch hoặc các loại lá mát, thấm khô da nhẹ nhàng và thoa kem/thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh.

Dưới đây là một vài biện pháp cách trị hăm tã hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng:

1. Cách trị hăm tã bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh.

Cách trị hăm tã bằng lá trầu khôngTrẻ em bị hăm tã phải làm sao? Dùng là trầu không trị hăm cho trẻ

( >> Xem thêm cách trị hăm mông TẠI ĐÂY)

Mẹo trị hăm tã bằng lá trầu không thực hiện như sau:

Dùng vài lá trầu không bánh tẻ (là loại lá không quá già và không quá non)  rửa sạch cho vào nồi với khoảng 1 lít nước, nấu sôi trong 5  – 7 phút để các tinh chất trong lá trầu ngấm vào nước.

Để cho nước nguội bớt còn hơi ấm ấm, dùng khăn bông mềm thấm nước trầu không, nhẹ nhàng tác động lên vùng da bị hăm của trẻ. Mỗi ngày có thể thực hiện 3-4 lần tùy theo mức độ hăm.

Tuy nhiên sử dụng lá trầu không trị hăm tã trẻ sơ sinh mang lai hiệu quả nhất định đối với tình trạng hăm ở mức độ nhẹ, với những trường hợp trẻ hăm tã nặng cần phải sử dụng thêm các loại thuốc bôi khi bé bị hăm tã.

2. Mẹo trị hăm tã bằng trà xanh

Lá trà xanh có một thành phần chống oxy hóa kỳ diệu được gọi là EGCG có khả năng kháng viêm rất tốt. Không những thế, tinh chất trong lá trà xanh xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da.

Mẹo trị hăm tã bằng trà xanhBé bị hăm tã làm thế nào? Trà xanh giúp làm sạch khuẩn vùng da bị hăm

Thực hiện cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh cũng thực hiện tương tự như với lá trầu không và lặp lại 3-4 lần/ngày.

Sử dụng nước trà xanh sẽ loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp da bé sạch khuẩn, mát, nhanh khỏi hăm.

3. Hướng dẫn trị hăm tã bằng lá khế 

Theo Đông Y, lá khế tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc,  trị bệnh da liễu và viêm da. Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại, nhờ có các thành phần vitamin A, B5, K, E, C và các hoạt chất gallic acid, epicatechin, quercetin nên lá khế có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng, giảm viêm, làm lành vết thương nhanh.

Do đó, từ lâu lá khê đã được xem là cách trị hăm tã nhanh nhất tại nhà.

Cách trị hăm tã bằng lá khếHăm tã và cách chữa bằng lá khế.

Cách trị hăm tã cho bé trai và bé gái bằng lá khế như sau:

– Chuẩn bị: 1 nắm lá khế, 1 lít nước, 1 thìa cà phê muối trắng.

– Lá khế đem rửa sạch rồi cho ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.

– Cho lá khế vào nồi đun sôi nhỏ lửa cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút.

– Tắt bếp và cho muối vào khuấy đều cho muối tan hết ra.

– Để nước nguội còn khoảng 37 độ thì chắt lấy nước tắm cho bé.

– Tắm cho bé như bình thường hàng ngày, sau khi tắm với nước lá khế xong thì bạn tắm lại bằng nước sạch.

– Dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô người cho bé.

– Nếu đang không biết trẻ hăm tã phải làm sao, mẹ hãy tắm cho bé bằng lá khế 1 lần mỗi ngày xem sao nhé.

4. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh, sữa mẹ còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như: chữa bệnh nhiễm trùng, giảm đau, trị hăm da ở trẻ.  Sở dĩ như vậy là trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn.

Cách trị hăm tã cho trẻ bằng sữa mẹSữa mẹ có tác dụng làm sạch da, tiêu diệt khi khuẩn từ đó làm giảm triệu chứng hăm tã ở trẻ hiệu quả.

Do đó, nếu chưa biết bé bị hăm tã bôi gì hay nên làm gì khi trẻ bị hăm tã thì mẹ đừng bỏ qua sữa mẹ nhé.

Cách chữa bé bị hăm tã bằng sữa mẹ như sau:

– Trước tiên mẹ cần chuẩn bị khoảng 20ml sữa mẹ.

– Dùng khăn ấm lau sạch vùng da bị hăm rồi để khô tự nhiên.

– Thoa trực tiếp sữa mẹ lên vùng da bị hăm, dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng vài phút.

– Để sữa mẹ khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.

– Mắc tã bỉm hoặc quần áo cho bé.

– Mẹ nên thực hiện đều đặn từ 2 lần/ngày.

5. Cách trị hăm tã cho bé gái và bé trai bằng dân gian

Hầu hết các mẹ đều ưu tiên sử dụng các cách trị hăm tã nhanh nhất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong đó phương pháp dân gian từ các thảo dược vườn nhà được áp dụng phổ biến nhất. Bên cạnh lá trà tươi và lá trầu không, còn có:

5.1. Bài thuốc từ cây mã đề khi trẻ bị hăm tã

Cây mã đề là một thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với hăm da, đặc biệt là hăm tã mã đề giúp dịu nhanh chóng vùng da bị tổn thương, giảm đỏ và ngứa hiệu quả.

Thực hiện:

– Lấy một nắm lá mã đề đã rửa sạch và ngâm nước muối.

– Giã nát lá mã đề cùng 1 vài hạt muối trắng rồi vắt lấy nước cốt, có thể pha thêm chút nước ấm.

– Dùng khăn mềm thấm nước mã đề rồi chấm nhẹ lên da cũng là cách xử lý khi trẻ bị hăm tã.

– Mỗi ngày nên thực hiện 2, 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách trị hăm tã cho bé gái và bé traiBé hăm tã phải làm sao? Cây mã đề giúp làm dịu da, giảm ngứa do hăm

5.2. Dùng mướp đắng trị hăm tã cho bé trai và bé gái

Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt đồng thời còn có chất kháng thể giúp sát khuẩn và kháng virus gây bệnh cho da cực kì hiệu quả.

Thực hiện cách trị hăm tã cho em bé bằng mướp đắng như sau:

– Dùng 1 quả mướp đắng bỏ hạt, rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn hoặc giã nát

– Vắt lấy nước cốt nguyên chất pha với nửa lít nước ấm (40 độ C)

– Thấm nước mướp đắng chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã nổi mụn.

– Sử dụng mỗi ngày khoảng 2 lần để làm dịu vùng hăm, giúp da bé mau lành thương tổn.

!Lưu ý khi trị hăm tã cho bé trai và bé gái:

– Trị hăm tã cho bé gái: Chú ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho các bé gái, mẹ hãy lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm hộ, gây viêm âm đạo, viêm bàng quang. Nếu phân ướt bám ở gần âm hộ, mẹ nhẹ nhàng mở nếp gấp da và lau cẩn thận.

– Trị hăm tã cho bé trai: Đối với bé trai, sau khi bé tiểu tiện, mẹ có thể vệ sinh bằng cách lau khô đầu dương vật cho bé. Nếu bé đại tiện, mẹ hãy rửa sạch phần hạ bộ gồm khu vực phía sau dương vật và tinh hoàn, nơi phân có thể còn đọng lại.

6. Trẻ bị hăm tã và cách làm dịu triệu chứng bằng kem yoosun rau má

Đối với bé bị hăm tã nặng thì việc dùng các loại lá để chấm ngoài da cho bé không mang lại hiệu quả cao. Các mẹ có thể tham khảo sử dụng kết hợp với kem bôi Yoosun rau má để giúp bé dễ chịu hơn.

Kem Yoosun thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má cùng với thành phần vitamin E, hoạt chất Chlorhexidinevà D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm ngứa rát, kích thích tái tạo da.

Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinhThoa kem yoosun rau má làm dịu mát da, giúp bé dễ chịu hơn

(>> Xem thêm: Yoosun Rau má có trị chàm sữa không?)

Sử dụng kem Yoosun rau má bôi khi bị hăm tã không chỉ giúp bé giảm đau rát, ngứa ngáy, khó chịu mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp cho những vùng da bị tổn thương nhanh lành.

Hơn nữa, dù dưỡng ẩm rất tốt nhưng chất kem Yoosun rau má thẩm thấu rất nhanh, không hề gây bí rít, nhờn dính trên da.

>> Xem VIDEO mẹ Na chia sẻ kinh nghiệm trị khỏi hăm cho con và không để tái phát <<
Video cách trị hăm tã cho bé

Kem Yoosun Rau má đã được Sở Y Tế cấp phép và có mặt ở các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc rất tiện lợi để ai cũng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm này.

Để biết thêm về cách dùng kem Yoosun rau má, cha mẹ hãy gọi đến số hotline 1800 1125 để được Dược sỹ tư vấn miễn phí!

VI – Chăm sóc trẻ bị hăm tã như thế nào?

Việc chăm sóc trẻ bị hăm tã đúng cách và khoa học đóng vai trò rất lớn trong quá trình điều trị hăm tã cho trẻ và quyết định trực tiếp tới hiệu quả. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho mẹ trong quá trình chăm sóc và trị hăm tã trẻ sơ sinh:

– Luôn chú ý vệ sinh vùng bị viêm da tã lót thật sạch sẽ và khô ráo

– Trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng tạm thời ngưng quấn tã hoặc nếu dùng thì chọn loại tã lót thấm hút tốt, ít có chất tạo mùi và thay tã thường xuyên cho bé.

– Dùng nước ấm, khăn mềm để vệ sinh cho trẻ, nhất là sau khi bé tiểu tiện, đại tiện.

– Cần rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho trẻ.

– Gọi cho bác sỹ nếu có dấu hiệu bé bị hăm tã nặng kèm các biểu hiện bất thường khác.

Hy vọng những thông tin trên về hăm tã ở trẻ em sẽ giúp ích cho các mẹ. Để ngăn ngừa trẻ bị hăm trở lại, cần chú ý vệ sinh cho bé hàng ngày, sử dụng tã bỉm chất lượng và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4/5 - (17 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

2 bình luận cho “Viêm da tã lót/Hăm tã là gì? Nguyên nhân & cách trị hăm tã cho bé”

  1. AvatarThanh Tâm,

    6. Trẻ bị hăm tã và cách điều trị triệu chứng bằng kem yoosun rau má => Đây có phải là thuốc không mà lại có tác dụng điều trị bạn nhỉ?

    [Đọc tiếp]
    • AvatarYoosun Rau Má,

      Cảm ơn Thanh Tâm đã đóng góp, Yoosun Rau má đã sửa lại rồi ạ!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục